Giờ Trái đất: Tắt đèn, kiến tạo tương lai

“Tắt đèn” hưởng ứng Chiến dịch Giờ Trái đất 2022 sẽ chính thức diễn tại 63 tỉnh, thành phố trên cả nước vào lúc 20h30-21h30 tối nay (26/3/2022)
“Tắt đèn” hưởng ứng Chiến dịch Giờ Trái đất 2022 sẽ chính thức diễn tại 63 tỉnh, thành phố trên cả nước vào lúc 20h30-21h30 tối nay (26/3/2022)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Chiến dịch Giờ Trái đất không chỉ đơn thuần là một giờ tắt đèn, mà còn là sự chuyển động vì tương lai, vì lợi ích của con người và hành tinh.

Tham gia chiến dịch từ những hành động nhỏ

Sự kiện “Tắt đèn” hưởng ứng Chiến dịch Giờ Trái đất 2022 sẽ chính thức diễn tại 63 tỉnh, thành phố trên cả nước vào lúc 20h30-21h30 tối nay (26/3/2022). Đây là một chiến dịch thường niên có quy mô toàn cầu do Quỹ Quốc tế về bảo vệ thiên nhiên (WWF) khởi xướng và là năm thứ 13 Việt Nam tham gia hưởng ứng chiến dịch này.

Ông Trịnh Quốc Vũ, Phó Vụ trưởng Vụ Tiết kiệm Năng lượng và Phát triển bền vững (Bộ Công Thương) cho biết, Giờ Trái đất là hoạt động xã hội được khởi nguồn từ thành phố Sydney (Úc) với mục đích kêu gọi sự chung tay, đồng lòng trong các hoạt động bảo vệ môi trường, sử dụng tài nguyên thiên nhiên một cách tiết kiệm. Năm 2009, Việt Nam chính thức tham gia sự kiện Giờ Trái đất và chỉ sau 2 năm đã thu hút được sự tham gia của 63/63 tỉnh, thành trên cả nước.

“60+ là con số mang tính biểu tượng của Giờ Trái đất, với thông điệp là tắt đèn trong một giờ và hơn thế nữa, để nhắc nhở mọi cá nhân, cộng đồng, doanh nghiệp về tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường” - ông Vũ nói.

Năm 2022, chiến dịch Giờ Trái đất được phát động với chủ đề "Kiến tạo tương lai - bây giờ hoặc không bao giờ". Với chủ đề này WWF mong muốn nâng cao nhận thức của cộng đồng, người dân về vai trò quan trọng trong các hoạt động thích ứng với biến đổi khí hậu, ngăn chặn và đảo ngược sự mất mát của đa dạng sinh học trên toàn cầu.

Theo đó, chỉ một hành động nhỏ như tắt các thiết bị điện không cần thiết hay hạn chế sử dụng phương tiện cá nhân để tiết kiệm xăng, dầu, giảm phát thải và nhặt rác, thay việc sử dụng túi nilon bằng các sản phẩm thân thiện môi trường… là mỗi một công dân đã góp phần không nhỏ vào việc giúp trái đất sạch hơn. Người dân có thể tham gia sự kiện bằng cách thực hiện một trong các hoạt động như tắt đèn, trồng cây xanh, phân loại rác, di chuyển bằng phương tiện ít phát thải... không chỉ trong một ngày của chiến dịch mà có thể thực hiện những hoạt động đơn giản này trong 365 ngày của năm.

Lan tỏa tinh thần tiết kiệm năng lượng

Số liệu tổng kết hàng năm của Tập đoàn Điện lực Việt Nam cho thấy, sản lượng điện tiết kiệm được trên cả nước trong một giờ thực hiện hành động “tắt đèn” vào khoảng 400.000-500.000kWh. Trong đó, năm 2021, 1 giờ tắt đèn hưởng ứng Giờ Trái đất, Việt Nam tiết kiệm được 353.000kWh (quy đổi bằng khoảng 658,1 triệu đồng), sản lượng điện được tiết kiệm này tương đương giảm 82,3 tấn CO2.

Theo ông Vũ, đây tuy không phải là con số lớn nhưng có ý nghĩa tinh thần tích cực. Bởi ngày càng nhiều tổ chức, doanh nghiệp, đoàn thể tổ chức hoạt động tự nguyện thể hiện sự tham gia hưởng ứng Chiến dịch như: tổ chức truyền thông, tuyên truyền, ký thỏa thuận tự nguyện về bảo vệ môi trường, tiết kiệm năng lượng, giảm rác thải…

“Tắt đèn không phải là cách duy nhất để tiết kiệm điện. 60+ chỉ là con số mang tính tượng trưng. Thông qua sự kiện này, Bộ Công Thương mong muốn tinh thần sử dụng năng lượng tiết kiệm, bảo vệ môi trường, giảm phát thải khí nhà kính được lan tỏa, không chỉ trong một giờ mà mọi lúc, mọi hoạt động sử dụng năng lượng của các cá nhân, tổ chức” - đại diện Bộ Công Thương chia sẻ.

Đặc biệt với cá nhân, có nhiều cách đơn giản, dễ thực hiện để tiết kiệm điện. Cách đơn giản là luôn ghi nhớ sử dụng năng lượng tiết kiệm mọi lúc, mọi nơi bằng cách tắt đèn khi ra khỏi phòng, tắt các thiết bị điện không sử dụng, bật điều hoà ở chế độ phù hợp, tốt nhất là từ 25 độ trở lên...

Ngoài ra, việc thay thế các thiết bị điện cũ, tiêu tốn nhiều điện năng bằng các thiết bị hiệu suất cao cũng là một cách đơn giản, hiệu quả. Từ năm 2013, Bộ Công Thương đã thực hiện chương trình Nhãn năng lượng, nhằm cung cấp cho người dân thông tin về hiệu quả sử dụng năng lượng của các nhóm thiết bị, phương tiện sử dụng năng lượng một cách minh bạch, dễ hiểu.

Ví dụ, một máy điều hòa hiệu suất năng lượng cao đạt mức 5 sao, sẽ có chi phí đầu tư ban đầu lớn hơn so với các thiết bị cũ, không tiết kiệm điện. Tuy nhiên, nếu xét hiệu quả sử dụng về lâu dài và cả chi phí tiền điện phải bỏ ra hàng tháng, trung bình sau 2-3 năm thiết bị này đã có mức tiết kiệm bằng hoặc hơn chi phí đầu tư ban đầu.

Đại diện Tổng Công ty Điện lực TP Hà Nội khẳng định, không chỉ ở Việt Nam mà đối với toàn thế giới, chiến dịch Giờ Trái đất không chỉ đơn thuần là một giờ tắt điện, mà còn là sự chuyển động vì tương lai, vì lợi ích của con người và hành tinh; Chiến dịch Giờ Trái đất chính là sự kêu gọi mọi người hãy thực hiện các hành động để tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường trong suốt 365 ngày. Đây mới chính là thông điệp quan trọng nhất, là mục tiêu hướng tới của Chiến dịch Giờ Trái đất.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Lâm Đồng nỗ lực tìm giải pháp phòng ngừa sạt lở

Chuyên gia khảo sát tìm nguyên nhân sạt trượt đất tại TP Đà Lạt hồi năm 2017.
(PLVN) - 2023 không phải là năm đầu tiên ở Lâm Đồng xuất hiện các sự cố sạt trượt đất nghiêm trọng. 8 năm về trước, vào năm 2017, tại trung tâm TP Đà Lạt (Lâm Đồng) cũng đã xuất hiện sự cố sạt trượt nghiêm trọng, phương án khắc phục đến nay đã mở ra hướng để nhà chức trách tham khảo, áp dụng trên diện rộng.

Bắc Bộ có mưa dịp nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương

Ảnh minh họa: Ngọc Nga
(PLVN) - Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, từ chiều tối và đêm 17/4 đến sáng sớm ngày 18/4, ở khu vực Bắc Bộ có mưa rào rải rác và có nơi có dông, riêng vùng núi cục bộ có mưa to với lượng mưa từ 15-30mm, có nơi trên 50mm.

Hậu quả nặng nề từ sự cố sạt trượt đất

Cùng với tốc độ phát triển nhanh, vấn đề sạt trượt là thách thức của Lâm Đồng.
(PLVN) - Chưa bao giờ sự cố sạt trượt đất lại gây ra nhiều hậu quả nặng nề như năm 2023, nhất là với tỉnh Lâm Đồng. Các sự cố xảy ra liên tiếp, không chỉ gây thiệt hại lớn về kinh tế mà còn cướp đi sinh mạng của nhiều người, gây ra những nỗi đau khó khắc phục.

Ngày mai, 17/4, khu vực nào nắng nóng nhất?

Ảnh minh họa: Ngọc Nga
(PLVN) - Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, ngày mai (17/4), nắng nóng tiếp tục duy trì ở Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Hòa Bình, Lào Cai, Yên Bái, Thanh Hóa đến Phú Yên, Tây Nguyên, Nam Bộ. Nhiệt độ cao nhất tại những khu vực này phổ biến 35 – 38 độ C, có nơi trên 39 độ C.

'Hiu hắt' tuyến đường dành riêng cho xe đạp ở Hà Nội

Hơn 2 tháng đưa vào sử dụng, tuyến đường dành riêng cho người đi bộ, xe đạp ở Hà Nội vắng người qua lại.
(PLVN) - Hơn 2 tháng được khánh thành và đưa vào hoạt động, tuyến đường dành riêng cho người đi bộ, xe đạp tại Hà Nội vắng vẻ, ít người qua lại. Nhiều điểm trên đường thành nơi tập kết rác bừa bãi, gây mất mỹ quan đô thị.

Đừng để rừng già trở thành điều “từng là”...

Hoa hậu H’Hen Niê đã góp 1.000 cây cho rừng Bến En trích từ cát xê lần đi hát đầu tiên. (Ảnh: Gaia).
(PLVN) - Xin trích lời bài hát “Nhạc của rừng” của ca sĩ Đen Vâu đã và đang đứng top thịnh hành nhiều bảng xếp hạng âm nhạc và nhận được sự ủng hộ nhiệt tình từ khán giả làm tiêu đề cho bài viết này. Tháng 3/2024, Việt Nam đã nhận được khoản chi trả 51,5 triệu USD cho các kết quả giảm phát thải đã được xác minh do hạn chế mất rừng và suy thoái rừng. Việt Nam là quốc gia đầu tiên ở khu vực Đông Á - Thái Bình Dương nhận được khoản thanh toán này.

Trắng đêm dập lửa cứu 40ha rừng tràm ở Cà Mau

Hiện trường vụ cháy cập nhật chiều nay (11/4). Ảnh: Trọng Nghĩa
(PLVN) - Gần 600 người được huy động từ lực lượng vũ trang, kiểm lâm và các lực lượng liên quan nỗ lực xuyên đêm để dập hỏa hoạn tại rừng tràm ở Nông Trường 402, ấp Cơi 6B, xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau...