Giờ ngủ hợp lý cho học sinh khi vào năm học mới

(PLO) - Con đang học lớp 12, nhờ bác sĩ tư vấn cách ngủ hợp lý để đạt hiệu quả học tập tốt nhất trong năm cuối cấp này.

Bình thường con hay ngủ trưa khoảng 13h đến 13h30, chiều dậy tỉnh táo và làm việc tốt hơn. Đến tối cứ khoảng 21h học bài là con buồn ngủ, không học lại thấy hơi tỉnh, tầm 23h trở đi tỉnh như sáo. Mẹ bảo là tại con ngủ không hợp lý. Xin bác sĩ tư vấn cho con nên ngủ như thế nào là tốt nhất. (Thiên).

Hình ảnh có liên quan

Ảnh minh họa: News.

Trả lời:

Chào cháu,

Giấc ngủ rất quan trọng đối với sức khỏe con người. Đặc biệt với trí não, ngủ là khoảng thời gian để não được nghỉ ngơi, nạp lại năng lượng sau khi làm việc mệt mỏi, đồng thời chuẩn bị tiếp nhận thông tin mới một cách tốt nhất. Sau một giấc ngủ đầy đủ, cháu sẽ tỉnh táo và tiếp thu bài học nhanh hơn.

Mẹ cháu nói rất đúng, mỗi người luôn có đồng hồ sinh học phù hợp cho bản thân nên phải điều chỉnh cho thuận với tự nhiên. Thông thường sau một thời gian lặp đi lặp lại nhiều lần sẽ hình thành thói quen. Với việc ngủ nghỉ, tốt nhất nên ngủ trước 22h đêm, như thế mới đảm bảo cho các cơ quan được thư giãn và điều hòa tốt nhất. Duy trì hàng ngày sẽ rất tốt cho sức khỏe. Nếu cháu thức khuya hơn, hệ thần kinh bị ép phải thức nên sẽ hoạt động không nhịp nhàng nữa và làm cháu khó ngủ về đêm. Do vậy, cháu nên thuận theo tự nhiên, sắp xếp lại thời gian học hợp lý. Khi đi học, nên chú ý nghe giảng để nhớ bài ngay tại lớp, về nhà chỉ cần xem lại sẽ rất nhanh thuộc.

Hiện tại lịch ngủ trưa của cháu như vậy là hợp lý. Chỉ cần chú ý buổi tối sắp xếp thời gian học trước 22h, sau đó đi ngủ sớm. Nếu vẫn chưa giải quyết xong bài thì sáng có thể dậy sớm học sẽ hiệu quả hơn là ngủ muộn và dậy muộn.

Thân ái.

Bác sĩ chuyên khoa 1 Trần Thị Minh Nguyệt

Tin cùng chuyên mục

Đã có hơn 100 trường hợp mắc bệnh X thiệt mạng ở Congo được ghi nhận. (Ảnh: Africa CDC)

Dịch bệnh bí ẩn bùng phát ở Congo, nhiều quốc gia lo ngại nguy cơ lây lan

(PLVN) - Cộng hòa Dân chủ Congo đang phải đối mặt với một dịch bệnh bí ẩn, được gọi là bệnh X. Tính đến ngày 11/12, có 416 ca bệnh được báo cáo, trong đó có hơn 100 ca tử vong. Có hơn 50% số ca tử vong là trẻ em, đặc biệt là trẻ suy dinh dưỡng. Căn bệnh này bùng phát từ khu vực y tế Panzi, tỉnh Kwango, vào cuối tháng 10/2024 và đang trở thành tâm điểm chú ý trên toàn cầu.

Đọc thêm

Bệnh viện Y Dược cổ truyền và PHCN tỉnh Phú Thọ áp dụng phương pháp mới phục hồi vận động sau chấn thương cột sống

Bệnh viện Y Dược cổ truyền và PHCN tỉnh Phú Thọ áp dụng phương pháp mới phục hồi vận động sau chấn thương cột sống
(PLVN) - Gần đây, Bệnh viện Y Dược cổ truyền và Phục hồi chức năng (PHCN) tỉnh Phú Thọ đã điều trị phục hồi chức năng thành công lấy lại khả năng vận động cho người bệnh N.T.H bị chấn thương cột sống bằng phương pháp y học cổ truyền kết hợp phục hồi chức năng.

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025
(PLVN) - Trao đổi với các đối tác tại Việt Nam, Giám đốc cao cấp chương trình Sức khỏe cộng đồng của Quỹ Sáng kiến Bloomberg, công tác phòng, chống tác hại thuốc lá ở Việt Nam còn nhiều khó khăn, thách thức phía trước. Bộ Y tế cần xây dựng thêm công cụ và hướng dẫn để ngăn ngừa sự xuất hiện của các sản phẩm thuốc lá mới, cũng như việc sử dụng thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng...

Cẩn trọng với "thầy thuốc" online

Người dân nên tiếp cận thông tin trên mạng xã hội từ các nguồn uy tín. (Ảnh: PV)
(PLVN) -  Việc tiếp nhận thông tin chưa được kiểm chứng, không bảo đảm độ chính xác tiềm ẩn nhiều rủi ro. Đặc biệt trong lĩnh vực y tế và sức khỏe có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng, thậm chí ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng con người.

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới
(PLVN) - Trong khi hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ đứng thứ hai gây tử vong và bệnh tật, song Việt Nam vẫn là một trong những nước có tỷ lệ nam giới hút thuốc lá cao nhất trên thế giới. Trước thực trạng này, các chuyên gia đã trao đổi về những thách thức còn tồn tại để tìm ra các giải pháp thực hiện tốt hơn nữa mục tiêu phòng, chống tác hại của thuốc lá.