Gieo tiếng đàn bầu vào âm nhạc hiện đại

Tiến sĩ Lê Hoài Phương diễn tấu đàn bầu cùng “Silkroad Orchestra” tại Expo văn hóa thế giới ở KyungJu - Hàn Quốc (tháng 10/2017)
Tiến sĩ Lê Hoài Phương diễn tấu đàn bầu cùng “Silkroad Orchestra” tại Expo văn hóa thế giới ở KyungJu - Hàn Quốc (tháng 10/2017)
0:00 / 0:00
0:00
Tiến sĩ Lê Hoài Phương mất hơn ba năm chỉ để thực hiện bảy tác phẩm về đàn bầu. Lấy chất liệu dân gian, truyền thống, nhưng tất cả đều mang hơi thở hiện đại, với hy vọng có thể bước vào tâm trí của người trẻ.

Đó là cuộc hành trình đi dọc đất nước của tiếng đàn bầu, từ Tây Bắc với Bèo dạt mây trôi, Mưa rơi, ghé thăm miền đất quan họ Bắc Ninh với Ngồi tựa mạn thuyền, Ra ngõ mà trông, Ngồi tựa song đào. Những thanh âm ấy tiếp tục đưa khán giả đến với miền Trung qua Lý tình tang mang âm hưởng Huế, rồi xuôi về phương Nam với Lý kéo chài.

Những tác phẩm này không còn xa lạ với công chúng, nhưng qua sự sáng tạo của tiến sĩ Lê Hoài Phương, chúng được khoác chiếc áo mới. Tiếng đàn bầu - thanh âm gắn liền với con đường âm nhạc của anh - vẫn giữ vai trò chủ đạo, nhưng trở nên đầy màu sắc, cuốn hút khi đi kèm âm nhạc giao hưởng, nhạc điện tử…

Chẳng hạn, với Lý kéo chài, anh khéo léo phối cùng nhạc điện tử, rock, thể hiện sự phóng khoáng, hồn hậu của người dân phương Nam. Giữa cuộc sống sôi động, anh nghĩ âm nhạc truyền thống không nên đứng yên, mà phải biến đổi để thích nghi. Điều này không hề dễ dàng, nhưng phải bắt tay làm thì mới tạo ra những sự thay đổi, trước hết là trong tư duy người làm nghề, rồi mới đến khán giả, và xa hơn là tương lai của âm nhạc dân tộc.

Phóng viên: Mất hơn ba năm cho một album gồm bảy sản phẩm, điều đó ắt hẳn nói lên sự khó tính, kỹ lưỡng của anh trong công việc khó nhằn này?

Tiến sĩ Lê Hoài Phương: Tôi dành nhiều tâm huyết cho sản phẩm này, với mong muốn thể hiện được nét đẹp của âm nhạc truyền thống, nhưng mang tính thời đại, trẻ trung để tiếp cận khán giả, đặc biệt là giới trẻ. Những bài được chọn vẫn giữ nguyên tinh thần chung, nhưng thay đổi cách phối khí.

Là dân ca, nhưng khán giả sẽ cảm nhận được kỹ thuật âm nhạc mang tính học thuật, được chắt lọc hết sức thú vị. Từ đây, tôi có thể giới thiệu đến bạn bè quốc tế.

Tôi ấp ủ dự án này từ khi theo học tiến sĩ tại Hàn Quốc, nhưng đến nay mới có thể hoàn thành. Tôi mất nhiều thời gian vì không tìm được nhà sản xuất âm nhạc phù hợp. Tính tôi kỹ lưỡng, cầu toàn, làm từng bài, xét từng chi tiết. Cái khó là làm sao giúp khán giả cảm nhận được hơi thở hiện đại thông qua các chất liệu kết hợp, mà tiếng đàn bầu, âm hưởng truyền thống vẫn không bị lấn át. Sự cân đong đo đếm này cũng tốn khá nhiều thời gian.

* Đàn bầu và những chất liệu dùng để kết hợp như hai thế giới khác biệt. Anh dung hòa chúng như thế nào?

- Nghĩ đến đàn bầu, chúng ta dễ hình dung đến những âm thanh man mác rơi vào hư không với những nỗi buồn vô định. Tuy nhiên, tôi muốn công chúng nhìn thấy được sự biến hóa đa dạng hơn của nhạc cụ này. Tôi xác định âm nhạc đang được người trẻ đón nhận luôn có tiết tấu, giai điệu cuốn hút. Vì thế, sự thay đổi đầu tiên sẽ là tiết tấu.

Thay cho nhịp 2/4, 4/4 quen thuộc, tôi đổi thành 6/8, không làm mất đi tinh thần chung, nhưng khán giả sẽ thấy lạ tai hơn rất nhiều. Điều thứ hai là việc sử dụng âm thanh bổ trợ giúp tiếng đàn bầu không bị buồn bã. Tôi cũng thử hết những kỹ thuật của đàn bầu, từ đó chắt lọc những gì phù hợp, cuốn hút nhất để đưa vào từng tác phẩm.

* Để các sản phẩm này có cơ hội tiếp cận quốc tế, anh đã làm gì?

- Đây là thời đại của sự kết nối, hợp tác. Khi thực hiện được thao tác này, chúng ta đã có thêm cơ hội để sản phẩm đi xa hơn. Chẳng hạn, trong Lý kéo chài, ngoài đàn bầu, sáo, tranh, đàn nhị, tôi còn phối hợp tiếng đàn tam thập lục của nữ nghệ sĩ Hàn Quốc Eunhwa Yun. Đây là nghệ sĩ nổi tiếng quảng bá tiếng đàn dân tộc thông qua con đường nhạc rock, rất thú vị vì tư duy mới mẻ.

Tôi kết hợp cùng nhạc sĩ người Đức Peter Schinler trong hai bài dân ca quan họ Bắc Ninh. Còn bài Mưa rơi, tôi kết hợp với các nghệ sĩ người Mông Cổ cùng hòa chung giai điệu.

* Trong thời đại công nghệ số, không khó để âm nhạc truyền thống có cơ hội tiếp cận người trẻ. Nhưng để bước vào đời sống của họ, e rằng không phải chuyện dễ…

- Không riêng tôi mà nhiều anh chị hoạt động trong lĩnh vực này cũng trăn trở nhiều năm qua. Tôi nghĩ dẫu thực tại có ra sao, thì vẫn phải hành động. Trước nhất, người làm nghề có cơ hội thay đổi cách tiếp cận với công chúng, vận dụng tốt hơn những nền tảng, công cụ mà chúng ta đang có.

Sẽ khó để buộc công chúng nghe, thích nếu sản phẩm đó không tìm được sự đồng điệu với họ. Vì thế, tôi nghĩ điều quan trọng đầu tiên là sự đổi mới từ bên trong người làm nghề. Khi có sản phẩm cụ thể, mới đo lường được công chúng để từ đó điều chỉnh cho phù hợp. Đến khi thích, họ sẽ chủ động tìm hiểu. Cũng như trong tình yêu, khi thấy được sự hấp dẫn của người đối diện, ta mới chủ động tìm hiểu để biết thêm về họ. Tôi tin cứ làm, rồi những điều tốt đẹp sẽ đến. Bao nhiêu khán giả tìm nghe là bấy nhiêu cơ hội để âm nhạc dân tộc có cơ hội được giữ gìn.

* Từng du học, biểu diễn tại hàng chục quốc gia trên thế giới, hẳn anh cũng thấy được những điều hay trong cách họ ứng xử với nghệ thuật, âm nhạc truyền thống…

- Tại Hàn Quốc, tôi thấy bên cạnh việc đầu tư phát triển kinh tế, xã hội hiện đại, họ luôn dành một nguồn kinh phí lớn cho văn hóa truyền thống. Tại đây có một cơ chế khá thú vị: Họ sẽ tạo cơ hội cho nghệ sĩ đi biểu diễn, quảng bá khắp thế giới, tài trợ mọi kinh phí ăn ở, đi lại… Hằng năm, họ tổ chức tuyển chọn hồ sơ từ nghệ sĩ, nhóm, ban nhạc. Cá nhân, đơn vị nào có sản phẩm mới, chất lượng, sáng tạo… mới được chọn đi biểu diễn.

Cơ chế này tạo ra sự cạnh tranh thú vị, từ đó thúc đẩy nghệ sĩ luôn phải tìm tòi cái mới để phát triển nghệ thuật truyền thống. Nhà nước sẽ có nguồn kinh phí cho việc này, nhưng cũng có sự chung tay của các công ty, tập đoàn lớn. Họ luôn có một nguồn kinh phí dành cho việc phát triển văn hóa.

Ts Lê Hoài Phương trong buổi ghi hình chương trình Âm sắc Việt
Ts Lê Hoài Phương trong buổi ghi hình chương trình Âm sắc Việt

Bên cạnh đó, cơ quan quản lý văn hóa Hàn Quốc luôn có chiến lược cụ thể từng năm để đẩy mạnh mảng nào phát triển ra khu vực, thế giới. Kế hoạch này kéo dài năm đến mười năm. Những cuộc thi dành cho nghệ thuật truyền thống cũng có giải thưởng rất lớn. Tại Việt Nam, tôi nghĩ chúng ta cần xem trọng và làm tốt hơn việc này để đảm bảo văn hóa, nghệ thuật truyền thống có cơ hội phát triển tốt hơn.

" Yếu tố con người luôn được xem là bài toán nan giải trong những năm qua với nghệ thuật truyền thống… - Tôi nghĩ khi kinh tế phát triển toàn diện, thì văn hóa truyền thống - cội rễ của một dân tộc, một quốc gia chắc chắn sẽ không bao giờ bị xem nhẹ. Càng trưởng thành, con người lại càng có sự nhìn nhận rõ ràng hơn về việc này. Khi có lòng tự hào về quốc gia, dân tộc, mỗi người sẽ tự khắc có những việc làm phù hợp. Điều này xuất phát từ ý thức rất nhiều. Có một giai đoạn, việc tuyển sinh cho các lĩnh vực âm nhạc truyền thống sụt giảm, nhưng gần đây tình hình đã bắt đầu khả quan hơn. Riêng ngành đàn bầu số lượng tăng đáng kể. Tôi hay nói với sinh viên rằng, chúng ta có thể tạo nên sự thay đổi bằng chính nội lực bên trong mình, dẫu hoàn cảnh hiện tại có phần không thuận lợi. Bên cạnh đó, cơ quan quản lý văn hóa Hàn Quốc luôn có chiến lược cụ thể từng năm để đẩy mạnh mảng nào phát triển ra khu vực, thế giới. Kế hoạch này kéo dài năm đến mười năm. Những cuộc thi dành cho nghệ thuật truyền thống cũng có giải thưởng rất lớn. Tại Việt Nam, tôi nghĩ chúng ta cần xem trọng và làm tốt hơn việc này để đảm bảo văn hóa, nghệ thuật truyền thống có cơ hội phát triển tốt hơn.

Thực tế, nghệ thuật đương đại có quá nhiều món ăn, vì thế công chúng cũng bị chia nhỏ ra. Đấy là bài toán người làm âm nhạc dân tộc cần tìm lời giải. Trước nay, chúng ta luôn hoạt động trong tâm thế giữ gìn, học xong chỉ thụ động đợi mời đi biểu diễn. Tuy nhiên, đây là lúc cần thay đổi tư duy rằng âm nhạc dân tộc, truyền thống phải cạnh tranh để lấy công chúng cho mình, phải làm nghề với tâm thế chủ động.

Ở trường lớp, các bạn được dạy những điều căn bản nhất, mang tính hàn lâm, nhưng khi bước ra thị trường phải phát triển được chúng, thích nghi với thời đại. Hiện tại, không khó để các bạn trẻ thành lập các ban, nhóm để chơi nhạc, lại có mạng xã hội để có thể tiếp cận rộng rãi với công chúng. Bằng sức trẻ, tôi tin họ có thể tiến xa, nếu biết tận dụng hết những điều kiện thuận lợi đang có. Tương lai tốt đẹp nào cũng xuất phát từ những sự thay đổi rất nhỏ ở hiện tại.

* Xin cảm ơn anh!

Tin cùng chuyên mục

"Vằng vặc trăng quê" lưu giữ những giá trị văn hóa truyền thống, mang đậm “hồn quê” Bắc Bộ (ảnh P.V).

“Vằng vặc trăng quê” - đong đầy hồn quê

(PLVN) -  Tản văn “Vằng vặc trăng quê” của nhà báo Ngô Bá Lục không chỉ kể chuyện đời thường, đong đầy tình yêu thương mà còn lưu giữ những giá trị văn hóa truyền thống, mang đậm “hồn quê” Bắc Bộ.

Đọc thêm

Hạn chế hình ảnh diễn viên sử dụng thuốc lá để bảo vệ giới trẻ

Cảnh hút thuốc trong phim "Tháng năm rực rỡ", phim được dán nhãn cấm khán giả dưới 16 tuổi.
(PLVN) - Các diễn viên, ca sỹ sử dụng việc hút thuốc lá như một cách thể hiện tính cách nhân vật hoặc thể hiện tâm trạng trong quá trình biểu diễn. Chuyên gia cho rằng điều này ảnh hưởng rất lớn đến hành vi, lối sống của giới trẻ, do đó Thông tư 14/2024 được ban hành là kịp thời, góp phần thiết thực bảo vệ thể chất và tinh thần thế hệ tương lai của đất nước.

Hiện thực hóa giấc mơ nhạc kịch “made in Việt Nam”

Vở nhạc kịch Tấm Cám. (Ảnh: Khắc Duy)
(PLVN) - Sau nhiều năm vắng bóng tại Việt Nam, hàng loạt chương trình nhạc kịch đặc sắc mang đậm văn hóa Việt được đầu tư công phu với những tâm huyết của các nghệ sĩ nhằm thu hút khán giả yêu nghệ thuật và thực hiện hóa giấc mơ nhạc kịch Việt Nam vươn ra thế giới.

“Anh trai say hi” “Anh trai vượt ngàn chông gai” cùng dắt tay vào vòng bầu chọn Giải Mai Vàng 2024

“Anh trai say hi” đang là ứng cử viên của Giải Mai Vàng 2024 hạng mục Chương trình trên nề tảng số - truyền hình
(PLVN) -  Hội đồng Nghệ thuật Giải Mai Vàng đã chính thức công bố kết quả đề cử Giải Mai Vàng lần thứ 30. Sau hơn hai tháng tiếp nhận đề cử từ bạn đọc, từ 15/9 đến hết ngày 25/11/2024, cuộc họp của Hội đồng Nghệ thuật đã hoàn tất việc lựa chọn những ứng viên xuất sắc trong 14 hạng mục của Giải Mai Vàng năm nay.

Hé lộ sân khấu choáng ngợp của siêu nhạc hội 8WONDER Winter trước giờ G

Hé lộ sân khấu choáng ngợp của siêu nhạc hội 8WONDER Winter trước giờ G
(PLVN) -  Toàn bộ phần sân khấu “đóng băng” 8WONDER Winter đã hoàn thiện những khâu setup cuối cùng để sẵn sàng chào đón ban nhạc hàng đầu thế giới Imagine Dragons và dàn Vpop Việt đình đám trước hàng chục ngàn khán giả Sài Thành. Ban nhạc hàng đầu thế giới dự kiến sẽ đến TP.HCM chiều hôm nay để sẵn sàng cho siêu nhạc hội tại đại đô thị Vinhomes Grand Park.

Lễ hội vía Bà Chúa Xứ núi Sam được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại

Tượng Bà Chúa Xứ được đặt ở chánh điện.
(PLVN) - Ngày 4/12/2024, tại thủ đô Asunción, Paraguay, trong khuôn khổ Kỳ họp lần thứ 19 Uỷ ban liên Chính phủ Công ước 2003 về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể, Lễ hội vía Bà Chúa Xứ núi Sam của Việt Nam chính thức được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Có gì ở 'Lật mặt 8' của Lý Hải?

Có gì ở 'Lật mặt 8' của Lý Hải?
(PLVN) - Chiều 4/12, tại TP HCM, Lý Hải công bố dự án và dàn diễn viên đóng “Lật mặt 8: Vòng tay nắng”. Trong đó, TikToker nổi tiếng Lê Tuấn Khang được quan tâm khi đảm nhận một vai trong phim.

'Thối não' là từ nổi bật nhất năm 2024

"Brain rot" (tạm dịch: thối não) được Từ điển Oxford công bố là từ của năm 2024. Ảnh: Oxford University Press.
(PLVN) - "Brain rot" (tạm dịch: thối não) được Từ điển Oxford công bố là từ của năm 2024. Từ dùng để bày tỏ lo ngại về việc tiêu thụ quá nhiều nội dung trên mạng xã hội có thể làm sa sút trí tuệ, tinh thần.

'Giấc mơ Chí Phèo' - đậm màu sắc nhạc kịch Việt

Chất liệu văn học Việt Nam đi vào các tác phẩm sáng tạo. (Ảnh trong vở kịch Giấc mơ Chí Phèo)
(PLVN) - "Giấc mơ Chí Phèo” là vở nhạc kịch mang đậm màu sắc nhạc kịch theo phong cách hiện đại (broadway) quốc tế. Lần đầu tiên một vở kịch broadway cảm tác từ văn học nước nhà được vang lên làm thỏa mãn những khao khát của người Việt về giấc mơ broadway “musical made in Vietnam".

Giải thưởng Sách Quốc gia năm 2024 - Tôn vinh 58 bộ sách đặc sắc trên các lĩnh vực

Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa - Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương và đồng chí Nguyễn Mạnh Hùng - Uỷ viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông trao giải A cho các tác giả, nhóm tác giả đạt giải (ảnh Hồng Ngọc).
(PLVN) - Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Xuất bản Việt Nam và Đài Truyền hình Việt Nam vừa tổ chức Lễ trao Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ 7 - năm 2024. 58 bộ sách, cuốn sách được nhận Giải thưởng đều là những xuất bản phẩm được đầu tư công phu, giàu tâm huyết, có giá trị tiêu biểu, đặc sắc trên các lĩnh vực.