Giấy Bãi Bằng - Huyền thoại kinh tế quốc doanh vật lộn với thua lỗ

Sản phẩm giấy Bãi Bằng
Sản phẩm giấy Bãi Bằng
(PLVN) - Chung tình cảnh với giày Thượng Đình, xe đạp Thống Nhất…, tên tuổi “vang bóng một thời” của ngành giấy Việt Nam - giấy Bãi Bằng... dần mất đi vị trí độc tôn. Để thích ứng với thị trường sôi động hiện tại, thương hiệu lâu năm này đang phải loay hoay tồn tại khi những đối thủ trong ngành đã tiến lên phía trước rất xa.

Ký ức thân thương của thế hệ học sinh 7X, 8X 

Tháng 9/1969, Bộ trưởng Cơ khí luyện kim Nguyễn Văn Kha sang thăm Thụy Điển, phía Việt Nam đề xuất hỗ trợ xây dựng một nhà máy giấy. Đến tháng 2/1971, nhóm chuyên gia lâm nghiệp Thụy Điển đầu tiên đến Việt Nam khảo sát các cánh rừng phía Bắc.

Đầu năm 1975, Nhà máy Giấy Bãi Bằng khởi công ở Phù Ninh, Phú Thọ, tọa lạc trên diện tích gần 100ha, là một biểu tượng cho sự hợp tác hữu nghị Việt Nam - Thụy Điển với tổng số vốn là 2,5 tỷ SEK (tương đương với 415 triệu USD) bằng tiền viện trợ không hoàn lại do Chính phủ và nhân dân Thụy Điển giúp đỡ.

Nhà máy Giấy Bãi Bằng được xây dựng với quy mô lớn và hiện đại, có công suất thiết kế là 55.000 tấn/năm. Trong đó 50.000 tấn là giấy viết và giấy in tẩy trắng, 5000 tấn là giấy bao gói tự dùng. Ngày 30/11/1980, cuộn giấy Bãi Bằng đầu tiên ra lò. Cuộn giấy nặng gần 5 tấn, dài 3,8 mét hoàn thành lúc 11h30. Hai năm sau – cuối năm 1982, Nhà máy Giấy Bãi Bằng mới chính thức thành lập với sự giúp đỡ tài chính và kỹ thuật công nghệ của các chuyên gia Thụy Điển.

Năm 1990, sau 15 năm xây dựng, đào tạo và chuyển giao, toàn bộ đoàn chuyên gia Thụy Điển rời khỏi Việt Nam. Năm 2002, Nhà máy được mở rộng, nâng công suất từ 48.000 tấn bột, 55.000 tấn giấy lên 61.000 tấn bột và 100.000 tấn giấy. Năm 2004, 16 lâm trường cung cấp nguyên liệu làm bột giấy vốn trước kia thuộc Công ty Nguyên liệu giấy Vĩnh Phú được sáp nhập vào Bãi Bằng. Công ty còn sản xuất cả phân bón vi sinh từ phế thải của quá trình sản xuất giấy. Năm 2006, Công ty Giấy Bãi Bằng trở thành một thành viên của Tổng công ty Giấy Việt Nam, đóng góp hơn 50% sản lượng giấy in và giấy viết của Tổng công ty này.

Một góc Nhà máy giấy Bãi Bằng cũ kỹ, hoang tàn (ảnh chụp năm 2019)
Một góc Nhà máy giấy Bãi Bằng cũ kỹ, hoang tàn (ảnh chụp năm 2019) 

Công ty đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, hàng năm nộp ngân sách Nhà nước nhiều tỷ đồng. Công ty đảm bảo công ăn việc làm cho toàn bộ cán bộ công nhân trong biên chế và bảo đảm thu nhập ổn định cho cả hàng trăm lao động hợp đồng. Để ổn định cuộc sống cho công nhân cán bộ thì ngay sau khi khánh thành, Công ty đã tiến hành xây dựng các căn hộ tập thể và giao cho cán bộ công nhân viên.

Đồng thời, còn tiến hành xây dựng trường mẫu giáo trường tiểu học và trung học, nhiều công trình thể thao - văn hóa mới để phục vụ cho con em cán bộ công nhân viên và nhân dân địa phương; tham gia nhiều hoạt động xã hội từ thiện…

Tháng 3/2000, Công ty đã nhận danh hiệu “Anh hùng lao động trong thời kỳ đổi mới” do Đảng và Nhà nước trao tặng. Tháng 9/2001, Công ty đã được Tổ chức giám sát sáng kiến doanh nghiệp Quốc tế (BID), trụ sở tại Tây Ban Nha, tặng thưởng “Ngôi sao vàng quốc tế về chất lượng”. Sản phẩm của Công ty được người tiêu dùng trong và ngoài nước ưa chuộng, được phân phối khắp trên toàn lãnh thổ Việt Nam và xuất khẩu sang các nước như Singapore, Malaysia, Thái Lan, Myanmar, Lào, Hong Kong…

Thậm chí, sẽ không quá khi nói rằng quyển vở giấy Bãi Bằng với hình ảnh cậu bé cưỡi trâu đã là vật phẩm quen thuộc, thân thương, là vật bất ly thân của của các cô, cậu nhóc những năm 1970, 1980, dù chất lượng giấy không cao, vở cũng không dày. Bây giờ thì các loại vở có chất giấy tốt hơn, bắt mắt hơn song không thể nào khiến người ta hoài niệm được như vở giấy Bãi Bằng. 

Câu hỏi khó dành cho Bãi Bằng Vài năm gần đây

Vài năm gần đây, Công ty Giấy Bãi Bằng đang phải vật lộn với những khoản thua lỗ. Trong một lần trả lời báo chí, ông Mạc Mạnh Đang, Phó Tổng giám đốc đương nhiệm Tổng công ty Giấy Việt Nam (Vinapaco), thừa nhận khó khăn lớn nhất mà Vinapaco và Nhà máy Giấy Bãi Bằng đang đối mặt chính là việc không thoát khỏi các di sản thời trước Đổi mới: từ dây chuyền sản xuất cho đến cây giống đều là sản vật từ 30 - 40 năm trước.

Năm 2006, Giấy Bãi Bằng trở thành một thành viên của Tổng công ty Giấy Việt Nam, đóng góp hơn 50% sản lượng giấy
Năm 2006, Giấy Bãi Bằng trở thành một thành viên của Tổng công ty Giấy Việt Nam, đóng góp hơn 50% sản lượng giấy 

Chỉ trong vòng 2 năm 2014 - 2015, Công ty cổ phần Giấy Bãi Bằng đã lỗ 255 tỷ đồng, trong khi vốn chủ sở hữu chỉ có 218,5 tỷ. Trong báo cáo tài chính gần nhất của Vinapaco, cái tên Bãi Bằng chỉ xuất hiện nổi bật ở phần «nợ xấu» với 37 tỷ chưa thể thu hồi. Năm 2017, hiện trạng của Công ty này được cho là một trong những lý do chính khiến Tổng giám đốc Vinapaco bị thay thế.

Nhìn lại hai thập niên qua, ngoại trừ vàng mã, phần lớn nhu cầu liên quan đến giấy của người Việt đều tăng. Tổng lượng tiêu thụ giấy của Việt Nam tăng với tỷ lệ hai con số trong suốt 10 năm qua, giờ đã đạt gần 5 triệu tấn một năm. Nhưng Vinapaco và Nhà máy Giấy Bãi Bằng nằm ngoài bức tranh sôi động ấy - một kịch bản thường thấy dành cho nhiều huyền thoại kinh tế quốc doanh khác.

Thị phần của Công ty đã giảm hẳn so với trước đây

Thị trường giấy Việt Nam hiện do các doanh nghiệp FDI dẫn dắt. Một thực tế đáng buồn đã được thừa nhận rằng khả năng “làm ra tiền” của doanh nghiệp nhà nước luôn thấp hơn các doanh nghiệp tư nhân hoặc FDI. Một trong những lý do được nêu ra là phương pháp quản lý của doanh nghiệp nhà nước mang những đặc thù riêng.

Ông Trần Ngọc Quế- nguyên Phó Tổng giám đốc Vinapaco từng chia sẻ “số phận” những đề xuất đổi mới của mình sau năm 90. Năm 1994, Giấy Bãi Bằng đệ trình kế hoạch nâng công suất gấp đôi, 100.000 tấn mỗi năm. Ông Quế đưa ra ý tưởng mua công nghệ xeo giấy của Nhật, còn công nghệ xử lý bột của Thụy Điển, đắt hơn 25% so với dự toán ban đầu, nhưng “tận dụng được cái tốt của cả hai nước”.

Ông Quế cùng lúc hứng chịu chỉ trích từ Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và cả Văn phòng Chính phủ. "Cái rẻ không làm, tự dưng muốn làm cái tốn tiền tốn của" - Nhà máy bị mắng. Bốn năm sau đó là quãng thời gian «không thể áp lực hơn» với lãnh đạo Nhà máy. Điều này chỉ kết thúc khi cố Thủ tướng Phan Văn Khải chủ trì một cuộc họp đủ các bên. Nhưng cũng mất thêm 5 năm nữa, kế hoạch tăng năng suất mới được thực hiện. Chiến lược cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước đã được Chính phủ thực hiện gấp rút trong thập kỷ qua.

Nhưng Tổng công ty Giấy Việt Nam vẫn chưa nằm trong danh sách. Thế hệ lãnh đạo mới của Vinapaco đang loay hoay tìm cách “đổi mới” trên nền tảng các di sản đó trước khi quá muộn. Họ tìm cách đầu tư công nghệ mới, chủ động nhập giống cây trồng mới, cho ra các sản phẩm mới phù hợp hơn với thị trường sôi động hiện nay.

Tuy nhiên, cũng như thời ông Quế, vai trò của các lãnh đạo doanh nghiệp nhà nước vẫn phải thiên về tư cách "cán bộ nhà nước" hơn tư cách "doanh nhân": các sáng kiến đều phải vượt qua thử thách báo cáo và giải trình nhiều cấp trước khi được đưa vào thực nghiệm. Không còn ai dùng quyển vở bìa xanh với cậu bé cưỡi trâu nữa. Chúng đã bị thay thế bởi nhiều quyển vở đẹp đẽ, bìa bóng, in hình ca sĩ, cầu thủ, nhân vật hoạt hình…

Thời điểm hiện tại, việc thương hiệu Bãi Bằng sẽ còn tồn tại bao lâu vẫn là câu hỏi khó trả lời trước sự cạnh tranh quyết liệt của hàng loạt tên tuổi giấy ngoại nhập.

Tin cùng chuyên mục

TP Từ Sơn, Bắc Ninh: Bất thường tại dự án Trung tâm dịch vụ thương mại Long Châu

TP Từ Sơn, Bắc Ninh: Bất thường tại dự án Trung tâm dịch vụ thương mại Long Châu

(PLVN) -  Được cấp phép xây dựng từ năm 2017, tiến độ phải hoàn thành vào tháng 10/2022 nhưng dự án Trung tâm dịch vụ thương mại Long Châu tới thời điểm hiện tại vẫn còn nhiều ngổn ngang, phần thô xây dựng các hạng mục còn chưa được hoàn thành. Dù vậy, ở dự án này đã xuất hiện vài hộ gia đình được chủ đầu tư cho phép vào sử dụng, biến những căn ki- ốt thành nhà ở.

Đọc thêm

Chàng trai dùng lửa vẽ tranh

Chàng trai dùng lửa vẽ tranh
(PLVN) - Lửa và giấy là hai vật liệu để Huỳnh Quốc Tuấn (quận 8, TP Hồ Chí Minh) tạo nên những bức tranh đầy tính nghệ thuật. Không chỉ thế, hiện tại chàng trai sinh năm 1994 còn phát triển thành kỹ thuật vẽ tranh lửa có màu, tạo nên một “trường phái” vẽ tranh rất độc đáo.

Vụ lấn chiếm hàng ngàn m2 đất ở Bình Định: Đã có quyết định xử phạt, người dân mong xử lý đến nơi đến chốn

2.717m2 đất nằm cạnh đường quốc lộ do UBND xã Cát Tường quản lý bị ông Tuấn xây dựng, lấn chiếm.
(PLVN) -  Vụ việc một cá nhân ngang nhiên xây dựng, lấn chiếm hàng ngàn m2 đất xảy ra ở xã Cát Tường (huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định) có trách nhiệm của chính quyền địa phương trong thực hiện quản lý nhà nước về đất đai. Dư luận đang chờ kết quả xử lý cán bộ để xảy ra sai phạm của UBND huyện Phù Cát.

Sữa non Grow ra mắt dòng sản phẩm cao cấp thế hệ mới “Sữa Non Hạt Óc Chó” giúp trẻ phát triển toàn diện.

Sữa non hạt óc chó cung cấp dinh dưỡng đặc biệt giúp trẻ phát triển toàn diện.
(PLVN) - Làm thế nào để trẻ phát triển toàn diện về thể chất và trí não luôn là nỗi bận tâm của các mẹ. Là sản phẩm được nhiều bà mẹ tin dùng và chia sẻ, sữa non hạt óc chó Grow colostrum là một trợ thủ đắc lực giúp trẻ ăn ngon, cao lớn vượt trội và tăng cường đề kháng.

Lả lướt cùng thư pháp trên lá sen khô

Lả lướt cùng thư pháp trên lá sen khô
(PLVN) - Tại không gian Thư pháp lá sen của Lễ hội Sen tỉnh Đồng Tháp lần thứ nhất diễn ra hồi cuối tháng 5 vừa qua, đã có rất nhiều lượt khách tham quan, thưởng ngoạn nét thư pháp lả lướt, độc đáo của “thầy đồ trẻ” - Trịnh Phi Long. Nhiều du khách đã được “thầy đồ” Phi Long giao lưu, tặng chữ trên lá sen khô…

Men theo tiếng Quảng, anh về…

Men theo tiếng Quảng, anh về…
(PLVN) - Lẽ thường, khi quý thương và muốn sẻ chia, tỷ như viết một chút gì đó, kể một chuyện nào đó, người ta ít ra phải có thời gian gắn bó hoặc cưu mang, ám ảnh bằng dăm ba kỷ niệm với đất, với người...

Di sản thiên nhiên thế giới Phong Nha - Kẻ Bàng: Điểm đến duy nhất, hấp dẫn và khác biệt

Vẻ đẹp kỳ vĩ, huyền ảo tại động Tiên Sơn.
(PLVN) - Di sản thiên nhiên thế giới - Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng (tỉnh Quảng Bình) là một trong những mẫu hình riêng biệt, đẹp nhất ở Việt Nam và thế giới. Những giá trị ngoại hạng về địa chất, địa mạo, cảnh quan, sinh thái đã tạo ra một Di sản duy nhất, hấp dẫn, khác biệt là trái tim của du lịch Quảng Bình.

Phát triển kinh tế từ văn hóa bản làng

Homestay đang tạo ra sinh kế mới cho phụ nữ A Lưới.
(PLVN) - Đến huyện A Lưới tỉnh Thừa Thiên Huế đầy hấp dẫn với màu xanh miên man từ đại ngàn đến những bản làng trù mật, du khách được khám phá miền đất đưa con người về gần với thiên nhiên cùng những trầm tích văn hóa...

Chuyện "lạ" ở Phù Cát (Bình Định): Lấn chiếm hàng ngàn m2 đất ngay đường quốc lộ, gần trụ sở xã

Nhận chuyển nhượng 1.860,3m2 nhưng ông Tuấn xây dựng tường, rào với diện tích lên tới 5.768,1m2, trong đó có hàng ngàn m2 do UBND xã quản lý.
(PLVN) -  Một cá nhân ngang nhiên xây dựng, lấn chiếm hàng nghìn m2, rồi trồng cây, trên đất do UBND xã quản lý nhưng vị chủ tịch UBND xã lại "đổ lỗi" cho nhiệm kỳ trước?! Điều đáng nói, khu đất này nằm cạnh đường quốc lộ, gần trụ sở UBND xã. Sai phạm giữa ban ngày khiến người dân địa phương đặt dấu chấm hỏi: Chính quyền địa phương ở đâu?

Lạnh gáy lời khai của người đàn bà sát hại chồng câm điếc

 Bị cáo Hoàng Thị Ngân.
(PLVN) - Cuộc hôn nhân vợ khỏe mạnh - chồng câm điếc từng được hàng xóm ngưỡng mộ. Sau 16 năm chung sống, những mâu thuẫn tích tụ: bất đồng ngôn ngữ, chồng trái tính trái nết, đời sống vợ chồng không hòa hợp, vợ ngoại tình... là những nguyên nhân khiến thảm kịch xảy ra... 

Người dân kiến nghị làm rõ văn bản của Tòa Bình Dương

Người dân kiến nghị làm rõ văn bản của Tòa Bình Dương
(PLVN) -  Bất đắc dĩ phải “đáo tụng đình”, người dân mong muốn vụ việc sẽ được hội đồng xét xử phán xét một cách công minh, thỏa đáng. Thế nhưng, trong vụ án này, sau nhiều lần xét xử, những khúc mắc lại… có phần còn rắc rối hơn.