Cụ thể, giá vé trông giữ xe máy là 5 nghìn đồng/ 1 xe/ dưới 8 tiếng; trên 8 tiếng là 50 nghìn đồng/1 xe và 100 nghìn đồng/ 1 lượt xe gửi qua đêm (bắt đầu từ 23 giờ đến 6 giờ sáng hôm sau). Tương tự giá vé trông giữ ô tô một đêm là 200 nghìn đồng/ 1 xe gửi qua đêm (bắt đầu từ 23 giờ đến 6 giờ sáng hôm sau); 30 nghìn đồng 2 tiếng đầu; gửi dưới 8 tiếng là 50 nghìn đồng/ 1 xe; trên 8 tiếng là 100 nghìn đồng/ 1 xe.
Bảng giá trông xe tại chung cư Thăng Long Number One |
Rất nhiều người gửi xe đã giật mình khi biết ở đây mới có quy định về giá vé trông giữ xe như vậy. Một số người dân bức xúc cho biết: “Mới chỉ gửi xe ở đây từ tối hôm trước tới hôm sau thôi mà bảo vệ thét với giá 150 nghìn đồng. Không hiểu họ lấy quy định ở đâu ra để lập bảng giá này hay họ nghĩ nhà họ xây, thì họ muốn làm gì trong đây cũng được”.
Để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này, PV Báo PLVN đã liên hệ với đại diện BQL tòa nhà chung cư Thăng Long Number One và ông Ông Nguyễn Quốc Huy – Chánh Văn phòng Tổng công ty VIGLACERA thì được ông Huy cho biết vấn đề này không liên quan tới chủ đầu tư và từ chối trả lời cơ quan báo chí.
Nếu đem mức phí trông giữ xe này so sánh với mức phí trông giữ xe mà theo quyết định 69/2014/QĐ-UBND TP. Hà Nội đã quy định về mức phí trông giữ xe bên trong các tòa nhà chung cư, trung tâm thương mại thì mức phí trông giữ xe máy ban đêm ở đây cao hơn quy định tới gần 17 lần (giá ở chung cư Thăng Long Number One là 100 nghìn đồng/ xe/ đêm; quy định là 6 nghìn đồng/xe/ đêm), còn ô tô thì cao gấp gần 7 lần (quy định là 30 nghìn; chung cư Thăng Long Number One là 200 nghìn đồng).
Vậy số tiền chênh lệch từ việc thu phí trông giữ xe quá cao này đang đi về đâu, khi mà mỗi ngày có hàng trăm lượt xe của cư dân, khách hàng, người thân… của cư
Nhiều người dân bức xúc vì chung cư Thăng Long Number One thu phí trông giữ xe quá cao |
Hành vi thu phí cao hơn quy định có thể bị xử lý hành chính theo quy định tại Nghị định số 109/2013/NĐ-CP, với mức xử phạt cao nhất lên đến 25 triệu đồng. Đối với hành vi thu tiền mà không lập hóa đơn hoặc tự ý tạo hóa đơn không phù hợp, sẽ có thể bị xử lý theo quy định về sử dụng hóa đơn.
Theo quy định tại Điều 200 Bộ luật Hình sự về tội trốn thuế, có một số hành vi có thể thỏa mãn dấu hiệu cấu thành tội phạm với tội trốn thuế như: Không ghi chép trong sổ kế toán các khoản thu liên quan đến việc xác định số tiền thuế phải nộp; Không xuất hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ hoặc ghi giá trị trên hóa đơn bán hàng thấp hơn giá trị thanh toán thực tế của hàng hóa, dịch vụ đã bán …., nếu số tiền trốn thuế từ 100 triệu đồng trở lên.
Mức phạt tiền cao nhất áp dụng đối với tội trốn thuế có thể lên đến 3 tỷ đồng, và có thể chịu hình phạt tù giam đến 3 năm. Điều đặc biệt là kể từ thời điểm 1/7/2016 thì pháp nhân (công ty) cũng có thể bị xử lý hình sự về tội trốn thuế, thay vì chỉ cá nhân như trước đây.
Báo PLVN sẽ tiếp tục thông tinsự việc tới bạn đọc./