Giáo viên, phụ huynh nói gì khi học sinh Hà Nội vẫn học trực tiếp?

Ảnh minh hoạ.
Ảnh minh hoạ.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Trong khi số ca nhiễm COVID-19 tại Hà Nội liên tục tăng nhưng học sinh vẫn tới trường khiến nhiều giáo viên và phụ huynh gặp nhiều khó khăn, mong muốn được quay trở lại học online.

Số lượng học sinh và giáo viên mắc COVID-19 tăng

Tại trường THPT Yên Hòa, hơn 200 học sinh đã mắc COVID-19, hơn 600 học sinh diện F1; 22 lớp có trên 50% học sinh trong diện F0, F1. Trường THCS - THPT Lương Thế Vinh (2 cơ sở Cầu Giấy và Thanh Trì) có khoảng 500 học sinh mắc COVID-19. Nếu tính cả số em là F1, con số này lên đến hơn 1.000 em. Ngoài ra, 50% cán bộ, giáo viên, nhân viên nhiễm SARS-CoV-2.

Tương tự, trường THPT Đinh Tiên Hoàng có khoảng một phần ba giáo viên và học sinh là F0. Những em không đủ điều kiện học trực tiếp sẽ được dạy trực tuyến vào buổi tối.

Trong khi số ca mắc COVID-19 là học sinh và giáo viên tăng lên, nhiều trường chuyển sang học trực tuyến. Nhiều phụ huynh được khảo sát cũng chưa muốn con trở lại trường thì mới đây Hà Nội tiếp tục yêu cầu tổ chức bán trú cho học sinh khi đi học trở lại.

Theo đó, UBND TP Hà Nội nhận được Công văn số 578/BGDĐT-GDTC của Bộ GD&ĐT về việc tổ chức học bán trú cho học sinh đi học trực tiếp tại TP Hà Nội.

UBND TP Hà Nội giao Sở GD&ĐT chủ trì, phối hợp Sở Y tế, UBND các quận, huyện, thị xã và các đơn vị liên quan khẩn trương thực hiện theo chỉ đạo của Bộ GD&ĐT, báo cáo UBND TP Hà Nội theo quy định

Theo Công văn số 578/BGDĐT-GDTC, Bộ GD&ĐT đề nghị UBND TP Hà Nội chỉ đạo Sở GD&ĐT phối hợp với Sở Y tế và các quận, huyện rà soát các điều kiện bảo đảm an toàn phòng, chống dịch trong các cơ sở giáo dục để tổ chức ăn bán trú khi trẻ em mầm non, học sinh đi học trực tiếp trở lại. Có thể tính tới việc học trực tiếp luân phiên giữa các khối lớp thay vì học một buổi như hiện nay nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho học sinh và phụ huynh khi tổ chức các hoạt động dạy học trực tiếp.

Đồng thời, quy định cụ thể các điều kiện bảo đảm an toàn phòng, chống dịch khi tổ chức bữa ăn bán trú cho trẻ mầm non, học sinh trên nguyên tắc: Hạn chế giao lưu, tiếp xúc giữa các lớp; ưu tiên ăn nghỉ tại lớp học; học sinh ăn theo suất ăn riêng, không dùng chung đồ dùng cá nhân, bảo đảm vệ sinh, khử khuẩn khu vực nhà ăn, bếp ăn và an toàn thực phẩm.

Giáo viên đuối sức vì dạy ON-OFF

Thông tin trên đã khiến nhiều giáo viên và phụ huynh không đồng tình. Trên mạng xã hội, nhiều phụ huynh để lại bình luận “vô cảm” trước thông tin trên.

Một giáo viên cho biết: “Sáng tôi sẽ dạy tiết 1 trực tuyến ở nhà, tiết 2,3 chạy đến trường dạy trực tiếp, tiết 4 chạy về nhà dạy trực tuyến tiếp vì mạng ở trường rất kém. Đã rất lâu rồi chúng tôi phải gồng mình lên để thực hiện nhiệm vụ thay đổi như chong chóng nhưng quả thực tôi kiệt sức rồi. Nhiều đồng nghiệp F0 vẫn đang phải dạy trực tuyến trong lúc ho sù sụ nên chúng tôi cố gắng hoàn thành công việc của mình và đứng lớp dạy trực tiếp thay cho phần việc của các bạn F0. Bắt đầu một ngày mới cật lực và mong được một giấc ngủ đầy đủ dù chỉ 6 tiếng cuối tuần!”.

Độc giả tên Chi viết: “Giáo viên dạy con tôi đang bị bệnh vẫn phải dạy trực tuyến, vừa dạy vừa ho muốn toác cổ. Tôi sắp gục đến nơi vì dạy trực tuyến và trực tiếp xen kẽ. Bệnh đau cổ vai gáy khiến tôi cảm thấy như cực hình nhưng vẫn cố gắng hết sức để hoàn thành công việc một cách tốt nhất bởi biết học sinh rất cần mình. Đừng bạn nào nói rằng giáo án soạn trước nhiều năm dùng lại nhé, chúng tôi đang dạy chương trình mới, sách giáo khoa mới chứ không phải sách cũ đâu. Kiệt sức và mệt mỏi triền miên!”

Em gái một giáo viên cho biết cả nhà phải hỗ trợ trông con, nấu cơm giúp chị vì “chị tuần soạn 6 giáo án điện tử và 6 giáo án in, dạy kín tuần cả trực tuyến và trực tiếp, tiết trống phải vào dạy thay giáo viên bị bệnh, ngủ đủ giấc là một điều xa xỉ. Quá thương, chỉ sợ chị gục vì kiệt sức”.

Phụ huynh mong muốn học trực tuyến

Độc giả Nguyễn Thái Uyên nêu quan điểm: “Tôi không hiểu vì sao cố gắng duy trì học trực tiếp để làm gì. Từ ngày đi học trở lại học sinh và giáo viên nhiễm bệnh vô số kể. Lớp con tôi 52 học sinh, hiện tại có 7 F0 và 37 F1 đang phải học trực tuyến, còn lại là 8 em diện bình thường thì có 4 em gia đình không yên tâm nên cũng xin học trực tuyến. Vậy cả lớp có 4 em học trực tiếp. Thầy cô vẫn phải lên lớp, vẫn phải dạy vừa trực tiếp vừa online quá vất vả và máy móc. Nếu thầy cô tập trung dạy trực tuyến có phải sẽ hiệu quả hơn nhiều so với vẫn phải lên lớp dạy 4 học sinh kia không. Mong sở giáo dục Hà Nội nên xem xét sớm cho dừng học trực tiếp kiểu này, lấy tình hình sức khoẻ của giáo viên và học sinh làm trọng điểm”.

Bạn đọc Lê Dũng bình luận: “Con tôi đi học có mấy ngày, tiếp xúc bạn F0, giờ là F0, lây cho cả nhà F0”; “Khổ cả giáo viên lẫn học sinh khi cả cô và trò đều F0. Ốm vẫn phải lên lớp, vẫn ho và mệt... nhưng để đảm bảo kiến thức”.

Tương tự, một phụ huynh có con từng bị mắc COVID-19 khi tới trường cũng nêu quan điểm nên cho con học online. Độc giả này bình luận: “Lớp có 49 học sinh thì thành F0 và F1 gần hết chỉ cỏn lại 5 bạn đi học. Còn vừa dạy online vừa dạy trực tiếp thì không ổn, do nhà trường không có kinh phí nên cả khối 7 dồn lai dạy online thành 3 lớp (mỗi lớp có khoảng gần 100 học sinh), chương trình học thì không khớp với chương trình của lớp, cam chiếu vào bảng thì mờ học sinh ko nhin được chữ viết. Như thế rất khổ cho giáo viên.

Tôi mong Hà Nội nói chung hoặc nội thành nói riêng nên cho các học online. Vì học kỳ các bạn học online vẫn tốt. Trường học không còn nơi an toàn nữa. Riêng tôi sẽ không cho con đến trường nữa, rất sợ con bị tái nhiễm”.

Trong khi đó, độc giả Tiến Trần cho rằng học trực tiếp là đúng, nhưng sau Tết cho học sinh trở lại trường là chọn sai thời điểm. “Thời điểm một tuần sau Tết, nguy cơ là rất cao sau khi tăng tiếp xúc xã hội, lại vội vã cho học trực tiếp. Đúng ra phải chờ khoảng một tháng cho đợt dịch này lắng xuống rồi mới học”, độc giả này viết.

Số ít ý kiến đồng tình với việc học trực tiếp của học sinh. Chị Hoàng Hoa cho biết: “Người lớn đi làm việc, đi chơi, sinh hoạt bình thường, ốm thì nghỉ, F1 giờ cũng đi làm bình thường, F0 vẫn chạy ra đường, tại sao lại cứ nhốt các cháu ở nhà? Theo các phân tích khoa học và trải nghiệm thực tiễn ở nước ta và các nước trên thế giới, trẻ bị nhiễm khỏe rất nhanh hơn người lớn và người già nhiều vì sức đề kháng và cơ thể của các cháu tốt.

Học online đã rất lâu rồi mà sao vẫn cứ kéo dài mãi vậy. Đề nghị mở cửa trường học, phụ huynh nào thích online thì ở nhà, ai muốn học trực tiếp thì đưa con đến trường. Không thể vì ý kiến lo sợ của một số người mà cản trở mong muốn đến trường của các cháu khác”.

Đọc thêm

Nuôi dưỡng tình yêu sách thời mạng xã hội

Người trẻ vẫn chọn đọc sách, yêu sách giữa thời buổi mạng xã hội lên ngôi. (Nguồn: Tạp chí công dân & khuyến học)
(PLVN) - Giờ đây, mạng xã hội lên ngôi với biết bao điều hay ho, hấp dẫn. Thế nhưng, tình yêu sách vẫn luôn là dòng chảy âm thầm mà bền bỉ, được nuôi dưỡng qua nhiều thế hệ. Để rồi, thế giới số bao la không thể làm lu mờ sức hút của sách, mà còn là công cụ để vun đắp thêm lòng say mê với sách, với việc đọc.

Nhiều điểm mới trong chương trình 'Tiếp sức mùa thi' năm 2024

Buổi gặp mặt báo chí, triển khai Chương trình “Tiếp sức mùa thi” 2024 được tổ chức sáng (16/4), tại Hà Nội.
(PLVN) - Chương trình “Tiếp sức mùa thi” năm nay triển khai nhiều nội dung và hình thức mới: mở sớm tổng đài tư vấn tâm lý, tổ chức hành trình tiếp sức tinh thần tại các điểm trường trên cả nước, tập trung hướng đến hỗ trợ các thí sinh thi vào lớp 10, thí sinh tham gia các kỳ thi đánh giá năng lực và học sinh có nguyện vọng du học ở nước ngoài...

Lịch nghỉ lễ 30/4 - 1/5 của học sinh, sinh viên

Ảnh minh họa
(PLVN) - Đa số sinh viên cả nước đều được nghỉ lễ 30/4 - 1/5 trong 5 ngày, một số trường đại học cho sinh viên nghỉ dài hơn, có nơi kéo dài 8 ngày. Lịch nghỉ và học bù của học sinh sẽ được điều chỉnh phù hợp.

Hoàn thiện chính sách phát triển giáo dục vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Trường phổ thông dân tộc nội trú được Nhà nước thành lập cho học sinh là người dân tộc thiểu số, học sinh thuộc gia đình định cư lâu dài tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. (Nguồn ảnh: baochinhphu.vn)
(PLVN) - Trong những năm qua, nhờ sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước, sự nghiệp giáo dục và đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi có những chuyển biến đáng kể. Để phát huy những kết quả đã đạt được, cần tiếp tục thực hiện hiệu quả các chính sách đã ban hành, đồng thời nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện chính sách hỗ trợ phát triển giáo dục đối với khu vực này.

Cần chuẩn bị gì cho thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025?

Học sinh cần xác định lộ trình học tập phù hợp với năng lực và kì thi mình tham gia. (Ảnh minh họa - Nguồn: ĐN)
(PLVN) - Kì thi tuyển sinh đại học những năm gần đây đã có nhiều thay đổi cùng với các kì thi riêng của các trường đại học lớn… Đồng thời, kì thi tốt nghiệp THPT cũng đổi mới phù hợp với Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Vậy học sinh và phụ huynh cần chuẩn bị gì cho những kì thi từ năm 2025 theo chương trình mới?