Giao thông đường thủy được hoàn thiện sẽ giúp TP HCM “bứt phá”

Tuyến phà biển Cần Giờ - Vũng Tàu đưa vào hoạt động.
Tuyến phà biển Cần Giờ - Vũng Tàu đưa vào hoạt động.
(PLVN) - Việc đầu tư cho hệ thống giao thông đường thủy đã được TP HCM nhắm đến từ trước, tuy nhiên, cho đến nay chưa hoàn thiện vì nhiều lý do. Với ưu thế sẵn có, hệ thống giao thông đường thủy nếu được hoàn thiện sẽ khiến TP HCM có thêm rất nhiều lợi thế trong du lịch và giao thương.

TP HCM có hàng ngàn km đường thủy, có 92 tuyến đường thủy nội địa địa phương. Cạnh đó, với ưu thế hệ thống kênh rạch đi qua hầu hết khu vực trung tâm thành phố đến ngoại ô là một lợi thế cực kì to lớn, không chỉ trong thoát nước, cân bằng không khí mà nếu biết tận dụng, đó còn là mạng lưới giao thông đường thủy nội bộ kết hợp du lịch cực kì hữu hiệu.

Nhiều người còn so sánh, nếu đầu tư đúng cách, có mỹ thuật, hệ thống kênh rạch thông suốt trở thành đường giao thông nội bộ sẽ giúp TP HCM thành một “Venie của châu Á”. Tuy nhiên, hiện nay, hệ thống đường thủy của TP HCM được cho là vẫn “ngủ yên”, chưa xứng tầm với lợi thế cực kì to lớn và sẵn có.

Nhìn lại bài học của thủ đô Bangkok, Thái Lan, có sông lớn nằm trong trung tâm thành phố, hệ thống kênh rạch không chằng chịt, thuận lợi như Việt Nam, nhưng hiện Thái Lan đã có một hệ thống giao thông đường thủy cực kì phát triển.

Xe bus đường sông là một lựa chọn phổ biến của người dân Bangkok. Đồng thời từ sự phát triển của giao thông đường thủy, Thái Lan cũng đã mở ra nhiều tour du lịch đường thủy nổi tiếng, được du khách ưa chuộng.

Tại TP HCM, xe bus đường sông đã được khai trương vào năm 2017, nhận được khá nhiều quan tâm từ phía người dân. Đến nay, chuyến xe bus đường sông có điểm bắt đầu từ phường Linh Đông, Thủ Đức cho đến bến Bạch Đằng, quận 1 và trung bình 12 chuyến khứ hồi/ ngày.

Tuy nhiên, xe bus đường sông hiện chỉ có thể là lựa chọn của du khách, còn đối với người dân TP HCM có nhu cầu di chuyển thì chưa thực sự thu hút. Lý do không chỉ ở thói quen người dân, mà quan trọng bởi hiện tốc độ xe bus đường sông khá chậm (trung bình bằng 1/3 thời gian di chuyển của xe bus thông thường), người dân phản ánh là khá nóng nực, dù đi trên sông.

Đầu tháng 1/2021, tuyến phà biển Cần Giờ - Vũng Tàu chính thức đưa vào hoạt động bằng nguồn vốn xã hội hóa. Đây là tin vui cho người dân TP, đặc biệt là khu vực Cần Giờ và các khu vực lân cận như Long An, Tiền Giang… khi phà từ bến Tắc Suất (Cần Giờ) đến Vũng Tàu chỉ mất 30 phút. Tuyến phà cũng hy vọng tăng kết nối du lịch vùng, đón đầu bứt phá du lịch nội địa khi Covid đi qua.

Ngoài lưu thông đường thủy nội bộ TP, việc giao thông đường thủy liên kết với các tỉnh khác cũng đã được khắc phục khi cầu Bình Lợi cũ được tháo dỡ, tàu bè về các tỉnh miền Tây được khai thông, các tàu, sà lan trọng tải cao tăng mật độ lưu thông.

Thời gian tới, TP sẽ tiếp tục đầu tư mạnh về giao thông đường thủy với kì vọng có khả năng nối kết TP HCM với các tỉnh trong toàn khu vực phía Nam, nối kết liên vùng, chắp nối miền Trung, miền Bắc và giao lưu quốc tế. Đồng thời, đó còn là bài toán giảm thiểu gánh nặng cho giao thông đường bộ.

Giai đoạn 2021-2025 sẽ ưu tiên thực hiện các dự án nạo vét, nâng cấp các cầu trên tuyến nối tắt và liên kết nội thành với khu vực cảng biển, xây dựng tuyến đường thủy nội địa vành đai trong, tuyến đường thủy vành đai ngoài, phát triển hệ thống cảng cạn mới theo quy hoạch của Thủ tướng Chính phủ. 

Đọc thêm

Bổ sung biển báo, biển chỉ dẫn giao thông tại TP Lào Cai

Bổ sung biển báo, biển chỉ dẫn giao thông tại TP Lào Cai
(PLVN) - Nhằm đảm bảo an toàn, thuận lợi cho người và phương tiện tham gia giao thông, đặc biệt là giúp khách du lịch tránh khỏi những tình huống vi phạm khi tham gia giao thông, Công an thành phố Lào Cai (tỉnh Lào Cai) phối hợp với UBND thành phố và đơn vị quản lý đường bộ bổ sung các biển báo trên một số tuyến đường trên địa bàn thành phố Lào Cai.

Hà Nội: Thông báo các điểm tập kết, trông giữ phương tiện phục vụ nhân dân vào viếng Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Hà Nội: Thông báo các điểm tập kết, trông giữ phương tiện phục vụ nhân dân vào viếng Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh
(PLVN) - Để bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, phòng ngừa ùn tắc, phục vụ Nhân dân và du khách đến thăm, viếng tại Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh và các di tích lân cận, Phòng Cảnh sát giao thông - Công an Thành phố đã phối hợp các đơn vị liên quan thống nhất tổ chức 05 địa điểm tập kết, trông giữ phương tiện.

Đường dẫn cao tốc “bịt” đường dân sinh tại Hà Tĩnh: Huyện Thạch Hà đề nghị làm đường gom dân sinh mới

Đường giao thông nông thôn phục vụ đi lại và sản xuất của hơn 50 hộ dân bị đường dẫn cao tốc cắt ngang. (Ảnh: Hữu Anh)
(PLVN) - Trong quá trình thi công đường dẫn lên cao tốc Bắc - Nam (đoạn Bãi Vọt - Hàm Nghi), do thiếu sót trong quá trình khảo sát ban đầu, đường giao thông nông thôn bị cắt ngang. Hàng chục hộ dân ở xã Lưu Vĩnh Sơn, huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh) có đơn phản ánh, đề nghị giải quyết để không ảnh hưởng tới đời sống và sản xuất.

Huy động trên 250 người và 12 tàu, xuồng, tìm kiếm 4 người mất tích trên sông Chanh

Lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh trực tiếp chỉ đạo tìm kiếm người mất tích.
(PLVN) - Ngay sau khi nhận thông tin vụ lật thuyền làm mất tích 4 người trên sông Chanh, TX Quảng Yên (Quảng Ninh) sáng ngày 25/4, các lực lượng chức năng của tỉnh đã huy động trên 250 người và 12 tàu, xuồng, tìm kiếm 4 người mất tích, đến khoảng 12h40 phút trưa cùng ngày, đã trục vớt được nạn nhân đầu tiên.

Phát triển mạng lưới đường sắt đô thị: Tạo đà cho những bước tiến xa. Kỳ cuối: Đường sắt đô thị Hà Nội - kỳ vọng từ Luật Thủ đô (sửa đổi)

Tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông. (Ảnh: HNM)
(PLVN) - Với việc quy định cụ thể, phân quyền mạnh mẽ cho Thủ đô về phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng, cùng nhiều cơ chế, chính sách đột phá khác, dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) dự kiến sẽ được xem xét, thông qua tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV khai mạc vào tháng 5 tới được kỳ vọng sẽ đưa đến những bước tiến mới trong công tác đầu tư, xây dựng các dự án đường sắt đô thị tại TP Hà Nội.