Giáo phái Tân Thiên Địa từng họp ở Vũ Hán

Nhóm tín đồ giáo phái Tân Thiên Địa vẫn tổ chức các cuộc họp mặt ở Vũ Hán cho tới tháng 12, khi có những tin đồn về virus corona.

"Những tin đồn về một loại virus bắt đầu lan truyền từ tháng 11, nhưng không ai chú tâm đến nó", một giáo viên mầm non 28 tuổi giấu tên, thành viên của giáo phái Tân Thiên Địa, hôm nay tiết lộ. "Tôi đã ở Vũ Hán hồi tháng 12 và ngay khi biết dịch bệnh bùng phát, giáo hội của chúng tôi ở Vũ Hán đã ngừng tất cả buổi tụ họp".

Nữ tín đồ trên cho biết hầu hết các thành viên đã về quê đón Tết Nguyên đán từ cuối tháng một, nhưng họ vẫn tiếp tục nghe thuyết giảng qua mạng. 

Các nhân viên y tế khử trùng trước nhà thờ Tân Thiên Địa ở Daegu, Hàn Quốc hôm 19/2. Ảnh: AFP.

Các nhân viên y tế khử trùng trước nhà thờ Tân Thiên Địa ở Daegu, Hàn Quốc hôm 19/2. Ảnh:AFP.

Giáo phái Tân Thiên Địa có tổng cộng khoảng 250.000 tín đồ, do ông Lee Man-hee, sinh năm 1931 tại huyện Cheongdo, tỉnh Bắc Gyeongsang, Hàn Quốc, thành lập vào năm 1984. Ông Lee tự nhận là Thiên Chúa tái thế, chủ yếu lôi kéo tín đồ tại quán cà phê và những giáo hội khác.

Theo các nguồn tin Trung Quốc, nước này có khoảng 20.000 người thuộc giáo phái Tân Thiên Địa, phần lớn sống trong các thành phố lớn như Bắc Kinh, Thượng Hải, Đại Liên, Trường Xuân và Thẩm Dương. 

Báo Hong Kong SCMP cho hay có khoảng 200 tín đồ của Tân Thiên Địa ở Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, nơi khởi phát dịch Covid-19. Một mục sư giấu tên ở Hồ Bắc nói rằng các tín đồ này rất sùng đạo, một số người thậm chí tiếp tục truyền đạo khi nCoV đang lây lan. 

Tân Thiên Địa hiện liên quan tới hơn một nửa trong số gần 1.000 ca nhiễm nCoV ở Hàn Quốc. Tuy nhiên, nữ giáo viên mầm non ở Vũ Hán quả quyết rằng tình hình dịch bệnh tại Hàn Quốc không liên quan đến những tín đồ ở thành phố này. 

"Tôi không nghĩ nCoV lây lan từ chúng tôi, bởi không có thành viên nào tại Vũ Hán nhiễm bệnh. Tôi không biết về những thành viên ở nơi khác, nhưng ít nhất chúng tôi đều khỏe mạnh", cô nói. "Có rất nhiều người Trung Quốc tới Hàn Quốc, thật bất công khi đổ tội cho chúng tôi". Tuy nhiên, người này bỏ qua câu hỏi về khả năng ai đó trong giáo phái đã đi từ Vũ Hán đến Hàn Quốc sau khi dịch bùng phát.

"Chúng tôi biết tất cả tin tức tiêu cực ngoài kia sau khi virus bùng phát ở Hàn Quốc nhưng không muốn công khai giải thích bởi điều đó sẽ khiến chúng tôi gặp rắc rối với chính phủ. Chúng tôi muốn vượt qua khủng hoảng trước", người phụ nữ nói, thêm rằng cảnh sát Trung Quốc từng đột kích nhóm tín đồ Tân Thiên Địa ở Vũ Hán hồi năm 2018.

Hàn Quốc hiện ghi nhận 977 ca nhiễm nCoV và 11 trường hợp tử vong, trong đó có một công dân nước ngoài, là ổ dịch Covid-19 lớn thứ hai thế giới sau Trung Quốc. 

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Loạt thảm họa xảy ra trên thế giới tuần qua

Loạt thảm họa xảy ra trên thế giới tuần qua
(PLVN) - Tuần qua, thế giới chứng kiến hàng loạt sự cố khiến nhiều người chết và bị thương, từ vụ cháy rừng kinh hoàng ở California, va chạm tàu điện tại Pháp, nổ trạm xăng tại Yemen... đến những tai nạn giao thông nghiêm trọng ở Cuba, Pakistan và Nam Phi.

Bác sĩ quân y thừa nhận lạm dụng tình dục 41 nạn nhân

Bác sĩ quân y thừa nhận lạm dụng tình dục 41 nạn nhân
(PLVN) - Bác sĩ quân y Michael Stockin đã nhận tội lạm dụng tình dục hàng chục binh sĩ tại căn cứ Lewis-McChord, Washington, Mỹ. Vụ việc được xem là một trong những bê bối lạm dụng tình dục lớn nhất trong lịch sử quân đội Mỹ, đặt ra yêu cầu khẩn cấp về việc giám sát và cải thiện chính sách tuyển dụng trong quân đội.

Đã có ít nhất 125 người thiệt mạng trong vụ động đất ở Tây Tạng, Trung Quốc

Những ngôi nhà bị hư hại được chụp ảnh sau trận động đất (Ảnh: Reuters)
(PLVN) - Trận động đất mạnh 7,1 độ richter đã xảy ra tại khu vực hẻo lánh ở phía nam Tây Tạng, gần biên giới Trung Quốc và Nepal, khiến ít nhất 125 người thiệt mạng và 188 người bị thương. Sự kiện đau lòng này đã làm sụp đổ hàng nghìn ngôi nhà và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của người dân địa phương.

Phát hiện thi thể một nhà báo chống tham nhũng trong bể phốt

Nhà báo Mukesh Chandrakar (Ảnh: The Guardian)
(PLVN) - Anh Mukesh Chandrakar, một nhà báo nổi tiếng ở bang Chhattisgarh, Ấn Độ, đã bị phát hiện tử vong trong một bể phốt với dấu hiệu bị sát hại. Sự việc gây chấn động dư luận và đặt ra yêu cầu cấp bách về việc bảo vệ an toàn cho các nhà báo trong môi trường làm việc nguy hiểm.