Giao lưu trực tuyến 'Bảo đảm quyền lợi người tham gia BHYT ở khu vực bệnh viện ngoài công lập'

Giao lưu trực tuyến 'Bảo đảm quyền lợi người tham gia BHYT ở khu vực bệnh viện ngoài công lập'
(PLVN) - Từ 15h  ngày hôm nay - 2/12, tất cả các nội dung liên quan đến quyền lợi của người tham gia BHYT khi KCB ở các cơ sở y tế ngoài công lập đang được các khách mời trao đổi trong Giao lưu trực tuyến 'Bảo đảm quyền lợi người tham gia BHYT ở khu vực bệnh viện ngoài công lập'.

Khách mời tham dự buổi giao lưu là bà Nguyễn Thị Tám – Phó Giám đốc Bảo hiểm xã hội TP Hà Nội, Bác sỹ Nguyễn Thế Sơn – Trưởng phòng Kế hoạch Tổng hợp – Quản lý Chất lượng, Bệnh viện Đa khoa Phương Đông.

Tại chương trình, khách mời sẽ trực tiếp giải đáp những thắc mắc của quý độc giả về những quy định khi đi KCB bằng BHYT tại các cơ sở y tế ngoài công lập như: Người tham gia bảo hiểm y tế (BHYT) có được đăng ký nơi khám, chữa bệnh (KCB) BHYT ban đầu tại các cơ sở y tế ngoài công lập hay không? Khi đi KCB BHYT tại các cơ sở y tế ngoài công lập có được hưởng quyền lợi như khi đi KCB BHYT tại các bệnh viện công lập hay không? Thủ tục khi đi KCB bằng thẻ BHYT tại các cơ sở y tế ngoài công lập như thế nào?...

Bạn đọc quan tâm có thể đặt câu hỏi giao lưu trực tuyến với khách mời của chương trình trong phần “bình luận” của bài viết này, hoặc gửi câu hỏi về địa chỉ email: banbandocplvn@gmail.com.

Phó tổng biên tập Trần Đức Vinh tặng hoa cám ơn các vị khách mời.
Phó tổng biên tập Trần Đức Vinh tặng hoa cám ơn các vị khách mời. 

Trước hết, xin bà cho biết quy định chung về khám chữa bệnh bảo hiểm y tế tại các cơ sở khám chữa bệnh y tế tư nhân? Điều kiện để một cơ sở khám chữa bệnh tư nhân được ký hợp đồng khám chữa bệnh bảo hiểm y tế là gì, thưa bà?

Bà Nguyễn Thị Tám – Phó Giám đốc Bảo hiểm xã hội Hà Nội:  - Quy định chung về khám chữa bệnh (KCB) bảo hiểm y tế (BHYT) tại các cơ sở KCB tư nhân cũng như tại các cơ sở y tế công lập đều phải tuân thủ theo đúng luật BHYT, luật khám chữa bệnh và các văn bản hướng dẫn hiện hành.

- Theo quy định tại Điều 42 Luật KCB và khoản 2 Điều 17 Nghị định 146/2018/NĐ-CP ngày 17/10/2018 của Chính phủ quy định điều kiện để ký hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh BHYT đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tư nhân gồm: 

       1. Có đủ điều kiện để ký hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh và đã được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh;

       2.  Có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy phép đầu tư theo quy định của pháp luật.

        3. Đảm bảo việc cung ứng thuốc, hóa chất, vật tư y tế phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

        Ngoài ra cần  có Quyết định tuyến chuyên môn kỹ thuật, Quyết định phê duyệt danh mục kỹ thuật của cấp có thẩm quyền để làm cơ sở thanh quyết toán KCB BHYT.

 

- Vậy người dân có được đăng ký nơi khám chữa bệnh BHYT ban đầu tại các bệnh viện tư nhân hay không? Bà có thể cho biết, thủ tục để người dân đăng ký nơi khám chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu tại các cơ sở KCB tư nhân?

Bà Nguyễn Thị Tám – Phó Giám đốc Bảo hiểm xã hội Hà Nội: - Hàng năm, Sở Y tế  Hà Nội và BHXH TP Hà Nội có Công văn liên ngành thông báo danh sách các cơ sở y tế đủ điều kiện đăng ký KCB ban đầu trong đó có các cơ sở y tế tư nhân (đồng thời cũng thông báo trên trang Website của Sở Y tế  Hà Nội và BHXH TP Hà Nội). Theo đó người dân được đăng ký nơi KCB BHYT ban đầu tại các cơ sở y tế tư nhân (gồm cả bệnh viện tư nhân và phòng khám tư nhân) có đăng ký KCB ban đầu và đã ký hợp đồng KCB BHYT với cơ quan BHXH.

- Người dân sẽ được đăng ký KCB BHYT ban đầu theo danh sách do cơ quan, đơn vị, trường học lập hoặc liên hệ trực tiếp với cơ quan BHXH hoặc các đại lý thu để thực hiện đăng ký KCB BHYT ban đầu.

- Quyền lợi mà người dân được hưởng khi đi khám chữa bệnh bảo hiểm y tế tại các bệnh viện tư nhân đúng tuyến và trái tuyến? Quyền lợi này có gì khác so với khi người dân đi khám chữa bệnh bảo hiểm y tế tại bệnh viện công hay không, thưa bà?

Bà Nguyễn Thị Tám – Phó Giám đốc Bảo hiểm xã hội Hà Nội .
Bà Nguyễn Thị Tám – Phó Giám đốc Bảo hiểm xã hội Hà Nội .

Bà Nguyễn Thị Tám – Phó Giám đốc Bảo hiểm xã hội Hà Nội: - Khi đi khám chữa bệnh BHYT tại bệnh viện tư nhân hay công lập thì đều được hưởng quyền lợi theo quy định của Luật BHYT, cụ thể:

- Người dân khi đi khám chữa bệnh BHYT đúng tuyến tại các bệnh viện tư nhân sẽ được quỹ BHYT thanh toán chi phí KCB trong phạm vi được hưởng với mức hưởng tùy theo từng đối tượng tham gia BHYT (100%, 95%, 80%).

- Người dân khi đi khám chữa bệnh BHYT trái tuyến tại các bệnh viện tư nhân sẽ được quỹ BHYT thanh toán chi phí KCB trong phạm vi được hưởng theo tỷ lệ như sau:

+) Tại bệnh viện tuyến trung ương là 40% chi phí điều trị nội trú;

+) Tại bệnh viện tuyến tỉnh là 60% chi phí điều trị nội trú; 

+) Tại bệnh viện tuyến huyện là 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh.

- Xin hỏi đại diện Bệnh viện Đa khoa Phương Đông, Bác sỹ có thể cho biết các hình thức khám chữa bệnh tại Bệnh viện Đa khoa Phương Đông hiện nay? Lợi thế của Bệnh viện Đa khoa Phương Đông?

Bác sỹ Nguyễn Thế Sơn: Các loại hình khám chữa bệnh tại Bệnh viện Đa khoa Phương Đông: 

- Khám chữa bệnh ngoại trú: Người bệnh đến khám và kê đơn và đến khám lại theo hẹn.

- Khám chưa bệnh nội trú: Những trường hợp người bệnh nặng cần được nằm tại viện theo dõi sát diễn biến bệnh. 

- Khám và điều trị bệnh ban ngày: Những trường hợp người bệnh mắc bệnh nhưng có thể về nhà được và hàng ngày đến viện để tiêm truyền, uống thuốc và theo dõi.

- Khám vận chuyển bệnh nhân cấp cứu đến bệnh viện điều trị khi có yêu cầu của người bệnh: Những trường hợp người bệnh cấp cứu khi gọi đến tổng đài của bệnh viện sẽ được kíp cấp cứu ngoại viện đưa xe đến đón và đưa về bệnh viện điều trị.

 

Lợi thế của Bệnh viện Đa khoa Phương Đông: 

- Bệnh viện khách sạn hướng đến tiêu chuẩn quốc tế, bệnh viện xanh xây dựng trên một diện tích mặt bằng gần 10ha có rất nhiều cây xanh.

- Trang thiết bị đồng bộ hiện đại

- Được khám bởi đội ngũ giáo sư, bác sĩ giỏi

- Độ ngũ điều dưỡng có kinh nghiệm nhiệt tình

- Có áp dụng BHYT và nhiều loại hình bảo hiểm tự nguyện khác

- Giá cả hợp lý

 

- Xin bà cho biết tình hình khám chữa bệnh bảo hiểm y tế tại các bệnh viện và cơ sở khám chữa bệnh tư nhân trên địa bàn Hà Nội? Hiện có bao nhiêu cơ sở y tế tư nhân trên địa bàn Hà Nội được ký hợp đồng khám chữa bệnh bảo hiểm y tế tư nhân?

Bà Nguyễn Thị Tám – Phó Giám đốc Bảo hiểm xã hội Hà Nội: Các cơ sở y tế tư nhân, cũng như các cơ sở y tế công lập, ký hợp đồng KCB BHYT đã phối hợp với BHXH TP Hà Nội để tổ chức thực hiện KCB BHYT theo các quy định hiện hành và đảm bảo quyền lợi của người tham gia BHYT. Hiện tại BHXH TP Hà Nội đã ký Hợp đồng KCB BHYT với 39 cơ sở y tế tư nhân trong đó có 25 bệnh viện và 14 phòng khám.

- Những đối tượng nào được tiếp nhận khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế tại Bệnh viện Đa khoa Phương Đông, thưa bác sỹ? Quyền lợi được hưởng của từng đối tượng?

Bác sỹ Nguyễn Thế Sơn: - Những trường hợp cấp cứu: Người bệnh vào viện được cán bộ y tế xác định là trong tình trạng cấp cứu.

- Những trường hợp đăng ký KCB tại Bệnh viện Đa khoa Phương Đông

- Những trường hợp đăng ký khám chưa bệnh tại y tế xã phường, phòng khám đa khoa khu vực, bệnh viện quận huyện trên địa bàn thành phố Hà Nội.

- Những trường hợp khách hàng ngoại tỉnh nằm điều trị nội trú tại bệnh viện Đa khoa Phương Đông

- Quyền lợi của người bệnh được hưởng đúng như mã ghi trên thẻ BHYT tức là hiện nay có 3 mức hưởng: 100%, 95% và 80%.

Bác sỹ Nguyễn Thế Sơn – Trưởng phòng Kế hoạch Tổng hợp – Quản lý Chất lượng, Bệnh viện Đa khoa Phương Đông.
Bác sỹ Nguyễn Thế Sơn – Trưởng phòng Kế hoạch Tổng hợp – Quản lý Chất lượng, Bệnh viện Đa khoa Phương Đông. 

- Những trường hợp nào thì được đăng ký khám, chữa bệnh BHYT ban đầu tại Bệnh viện Đa khoa Phương Đông, thưa Bác sỹ? Thủ tục đăng ký khám chữa bệnh BHYT ban đầu tại Bệnh viện Đa khoa Phương Đông?

Bác sỹ Nguyễn Thế Sơn: -Tất cả mọi đối tượng từ: Trẻ sơ sinh, học sinh sinh viên, cán bộ công chức, người lao động và các cán bộ hưu trí.

-Thủ tục đăng ký chia ra hai loại:

+ Mua mới – Đăng ký tại y tế xã Phường hoặc nơi thu BHXH

+ Đã có thẻ BHYT muốn thay đổi nơi khám chữa bênh ban đầu về bệnh viện đa khoa Phương Đông – làm thủ tục chuyển đổi vào tháng đầu tiên của mỗi quý tại BHXH quận/ huyện.

- Xin hỏi thủ tục khi đi khám chữa bệnh bằng BHYT tại Bệnh viện Đa khoa Phương Đông như thế nào?

Bác sỹ Nguyễn Thế Sơn: Khi đến khám, chữa bệnh bằng BHYT tại Bệnh viện Đa khoa Phương Đông, người bệnh cần mang theo:

- Thẻ BHYT đã được dán ảnh.

- Trong trường hợp, chưa có ảnh người bệnh cần mang theo CMTND, CCCD hoặc giấy tờ tùy thân có ảnh;

- Giấy chứng sinh - Giấy khai sinh trong trường hợp trẻ chưa kịp làm thẻ BHYT.

- Xác nhận của cơ quan y tế và cha mẹ trẻ với những trường hợp các cháu mới sinh.

- Những trường hợp nào được xác định là đi khám chữa bệnh trái tuyến tại Bệnh viện Đa khoa Phương Đông? Những quyền lợi mà bệnh nhân được hưởng khi đi khám, chữa bệnh BHYT trái tuyến tại Bệnh viện Đa khoa Phương Đông?

Bác sỹ Nguyễn Thế Sơn: - Khám chữa bệnh ngoại trú: Những trường hợp có thẻ BHYT ngoại tỉnh khi đến khám chữa bệnh tại Bệnh viện Đa khoa Phương Đông thì không được thanh toán quyền lợi khám chữa bệnh ngoại trú theo quy định của Luật BHYT sửa đổi.

- Những trường hợp có thẻ BHYT trên địa bàn TP Hà Nội nhưng nới đăng ký khám chữa bệnh ban đầu là bệnh viện tuyến tỉnh thì cũng không được hưởng quyền lợi khám chữa bệnh ngoại trú theo quy định.

- Riêng điều trị nội trú: vì bệnh viện Đa khoa Phương Đông là bệnh viện hạng III cấp quận, huyện nên được thanh toán 100% quyền lợi theo quy định như mã ghi trên thẻ.

- Cho tôi hỏi, các trường hợp không được BHYT chi trả khi đi khám, chữa bệnh bằng BHYT tại Bệnh viện Đa khoa Phương Đông?

Bác sỹ Nguyễn Thế Sơn: 

1. Chi phí trong trường hợp đã được ngân sách nhà nước chi trả cho các nhóm đối tượng sau:

- Khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng, khám thai định kỳ, sinh con;

- Khám bệnh để sàng lọc, chẩn đoán sớm một số bệnh;

- Vận chuyển người bệnh từ tuyến huyện lên tuyến trên trong trường hợp cấp cứu hoặc khi đang điều trị nội trú phải chuyển tuyến chuyên môn kỹ thuật đối với đối tượng sau:

+ Người có công với cách mạng.

+ Người thuộc diện hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội hằng tháng theo quy định của pháp luật.

+ Người thuộc hộ gia đình nghèo; người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn.

+ Trẻ em dưới 6 tuổi.

+ Người thuộc hộ gia đình cận nghèo.

2. Điều dưỡng, an dưỡng tại cơ sở điều dưỡng, an dưỡng;

3. Khám sức khỏe: cụ thể là khám sức khỏe để đi học hoặc đi làm, ksk định kỳ;

4. Xét nghiệm, chẩn đoán thai không nhằm mục đích điều trị;

5. Sử dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, dịch vụ kế hoạch hóa gia đình, nạo hút thai, phá thai, trừ trường hợp phải đình chỉ thai nghén do nguyên nhân bệnh lý của thai nhi hay của sản phụ;

6. Sử dụng dịch vụ thẩm mỹ;

7. Điều trị lác, cận thị và tật khúc xạ của mắt, trừ trường hợp trẻ em dưới 6 tuổi;

8. Sử dụng vật tư y tế thay thế bao gồm chân tay giả, mắt giả, răng giả, kính mắt, máy trợ thính, phương tiện trợ giúp vận động trong khám bệnh, chữa bệnh và phục hồi chức năng;

9. Khám bệnh, chữa bệnh phục hồi chức năng trong trường hợp thảm họa;

11. Khám bệnh, chữa bệnh nghiện ma túy, nghiện rượu hoặc chất gây nghiện khác;

13. Giám định y khoa, giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần;

14. Tham gia thử nghiệm lâm sàng, nghiên cứu khoa học.

Các trường hợp quỹ BHYT không thanh toán được loại bỏ theo Luật BHYT số 25/2008 bao gồm khoản 10, khoản 12 điều 23 bao gồm:

+ Khám bệnh, chữa bệnh trong trường hợp tự tử, tự gây thương tích.

+ Khám bệnh, chữa bệnh tổn thương về thể chất, tinh thần do hành vi vi phạm pháp luật của người đó gây ra.

 

 - Bà có thể cho biết danh sách các bệnh viện và cơ sở khám chữa bệnh tư nhân trên địa bàn Hà Nội đã ký hợp đồng khám chữa bệnh bảo hiểm y tế?

Bà Nguyễn Thị Tám – Phó Giám đốc Bảo hiểm xã hội Hà Nội: Hiện tại BHXH TP Hà Nội đã ký Hợp đồng KCB BHYT với 39 cơ sở y tế tư nhân trong đó có 25 bệnh viện và 14 phòng khám, cụ thể:

 

- Ưu điểm khi người dân đi khám chữa bệnh BHYT tại Bệnh viện Đa khoa Phương Đông so với các cơ sở khám chữa bệnh khác? Bệnh viện Đa khoa Phương Đông đã và đang làm thế nào để thu hút người bệnh?

Bác sỹ Nguyễn Thế Sơn: Khi người bệnh đi khám chữa bệnh BHYT tại Bệnh viện Đa khoa Phương Đông ngoài việc được khám, chữa bệnh với đội ngũ thầy thuốc giỏi, nhiều kinh nghiệp cùng với trang thiết bị đồng bộ, hiện đại thì người bệnh còn được đón tiếp nhanh chóng, thuận tiện, nhân viên hướng dẫn tận tình chu đáo, quyền lợi được đảm bảo theo quy định.

Vì là bệnh viện mới đi vào hoạt động một năm nên để người bệnh biết và đến khám chữa bệnh thì Bệnh viện Đa khoa Phương Đông đã tích cực tuyên truyền quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng, tổ chức các buổi tọa đàm chuyên đề tại bệnh viện và các cơ sở ngoài bệnh viện. Tiếp nhận tổ chức các đoàn khám bệnh từ thiện trên địa bàn các quận huyện thuộc TP Hà Nội và các tỉnh lân cận, khám sức khỏe định kỳ cho các cơ quan, đơn vị để chăm sóc sức khỏe nhân dân trên địa bàn, cũng là dịp để giới thiệu Bệnh viện Đa khoa Phương Đông đến gần hơn với mọi đối tượng. Song quan trọng nhất, Bệnh viện luôn chú trọng đến việc chuẩn đoán và điều trị đảm bảo chính xác, rút ngắn thời gian điều trị cũng như giảm chi phí của người bệnh.

- Thưa Bác sỹ, Bệnh viện Đa khoa Phương Đông có gặp khó khăn hay vướng mắc gì trong quá trình thực hiện việc khám, chữa bệnh BHYT?

Bác sỹ Nguyễn Thế Sơn: Khi thực hiện khám chữa bệnh BHYT tại Bệnh viện Đa khoa Phương Đông, chúng tôi được BHXH TP Hà Nội tạo mọi thuận lợi trong việc ký hợp đồng khám chữa bệnh, hướng dẫn chi tiết các thủ tục trong việc khám chữa bệnh BHYT và  thanh quyết toán kịp thời sau mỗi quý điều trị.

Tuy nhiên, vì là Bệnh viện ngoài công lập nên không thể đầu tư đầy đủ và toàn diện như bệnh viện tuyến tỉnh nên một số dịch vụ kỹ thuật người bệnh cần được cung cấp mà bệnh viện chưa đáp ứng được. Những trường hợp này, chúng tôi sẽ giới thiệu người bệnh đến những cơ sở y tế khác có dịch vụ y tế phù hợp để tiếp tục điều trị. Ví dụ, như trong trường hợp người bệnh cần điều trị chuyên khoa ung bướu, chuyên khoa Lao…. Bệnh viện sẽ giới thiệu người bệnh đến các cơ sở y tế chuyên khoa.

 - Bà đánh giá như thế nào về tình hình chấp hành quy định về việc khám chữa bệnh BHYT tại các bệnh viện và cơ sở khám chữa bệnh tư nhân trên địa bàn TP Hà Nội? Trong thời gian qua, BHXH TP Hà Nội có phát hiện bệnh viện hay cơ sở khám chữa bệnh tư nhân nào có dấu hiệu lạm dụng, trục lợi trong việc khám chữa bệnh BHYT không, thưa bà?

Bà Nguyễn Thị Tám – Phó Giám đốc Bảo hiểm xã hội Hà Nội: Nhìn chung các cơ sở y tế tư nhân ký hợp đồng KCB BHYT đã phối hợp  với BHXH TP Hà Nội để tổ chức thực hiện tốt KCB BHYT theo các quy định hiện hành và đảm bảo quyền lợi của người tham gia BHYT.

Trong quá trình thực hiện các nội dung hợp đồng hai bên đã ký, hàng quý BHXH TP Hà Nội lập các tổ thẩm định chi phí KCB BHYT tại các cơ sở y tế tư nhân, khi có phát hiện sai sót như: sai thủ tục hành chính, sai về áp giá dịch vụ y tế, thuốc, vật tư y tế, chỉ định chưa hợp lý các thuốc, vật tư y tế, dịch vụ kỹ thuật hai bên phối hợp điều chỉnh đạt mục tiêu đảm bảo quyền lợi cho người tham gia BHYT và thực hiện tốt các quy định chính sách về BHYT.

-  Theo ghi nhận của phóng viên, thời gian qua xuất hiện một số trường hợp bệnh viện, cơ sở khám chữa bệnh tư nhân có dấu hiệu “mượn” chính sách thông tuyến khám chữa bệnh BHYT để quảng cáo nhằm thu hút bệnh nhân. Vậy trên thực tế có việc này hay không? Bà có thể cho biết rõ hơn hình thức mà các cơ sở này sử dụng? Việc này có vi phạm quy định về khám chữa bệnh bảo hiểm y tế không, thưa bà? 

Bà Nguyễn Thị Tám – Phó Giám đốc Bảo hiểm xã hội Hà Nội: Trong thời gian vừa qua BHXH TP Hà Nội đã có Công văn số 3076/BHXH-GĐBHYT2 ngày 31/7/2019 gửi Công ty cổ phần Y khoa và Thẩm mỹ Thu Cúc. Theo đó, BHXH TP Hà Nội đã đề nghị Công ty cổ phần Y khoa và Thẩm mỹ Thu Cúc không quảng cáo bằng mọi hình thức trên các phương tiện truyền thông nhằm mục đích thu dung người có thẻ BHYT đến KCB tại hệ thống KCB Thu Cúc. Tiếp theo đó, ngày 14/8/2019,BHXH TP Hà Nội đã có Công văn số      3314/BHXH-GĐBHYT2  gửi các cơ sở KCB BHYT nêu rõ: Trường hợp các cơ sở KCB BHYT có các biểu hiện thu dung người có thẻ BHYT đến khám chữa bệnh bằng nhiều hình thức nhằm trục lợi quỹ KCB BHYT thì BHXH TP Hà Nội sẽ chấm dứt hợp đồng KCB BHYT.

 

-  Vậy việc quản lý việc khám chữa bệnh bảo hiểm y tế tại các cơ sở y tế tư nhân này có gặp khó khăn hay vướng mắc gì không, thưa bà? Là cơ quan trực tiếp ký hợp đồng khám chữa bệnh BHYT đối với các cơ sở khám chữa bệnh, vậy bà có đề xuất gì để xử lý những khó khăn, vướng mắc này?

Bà Nguyễn Thị Tám – Phó Giám đốc Bảo hiểm xã hội Hà Nội: Khó khăn trong thực hiện KCB BHYT tại các cơ sở y tế tư nhân:  Một số cơ sở y tế tư nhân chưa cung cấp kịp thời Quyết định phê duyệt tuyến chuyên môn kỹ thuật của cấp thẩm quyền dẫn đến việc ký hợp đồng KCB BHYT năm 2019 bị gián đoạn.

Đề xuất: Đề nghị các cơ sở y tế tư nhân hoàn chỉnh hồ sơ, báo cáo cấp thẩm quyền để phê duyệt để kịp thời cung cấp cho cơ quan BHXH Quyết định phê duyệt tuyến chuyên môn kỹ thuật làm cơ sở để thực hiện ký hợp đồng KCB BHYT theo quy định, đảm bảo quyền lợi của người tham gia BHYT, thống kê chính xác các chi phí khám chữa bệnh cho người bệnh BHYT.

Nhân viên y tế thuộc các cơ sở y tế tư nhân thường xuyên cập nhật các quy trình chuyên môn, các hướng dẫn điều trị của Bộ Y tế, các văn bản liên quan đến chính sách BHYT để thực hiện chính sách BHYT tại cơ sở theo đúng quy định hiện hành.

- Bạn đọc có địa chỉ email minhduc…@gmail.com hỏi: Tôi tìm hiểu thì được biết hiện người dân có thể đi khám chữa bệnh bảo hiểm y tế tại các bệnh viện tư nhân. Vậy khi đi khám chữa bệnh BHYT ở bệnh viện tư thì chúng tôi có được hưởng quyền lợi như khi đi khám chữa bệnh BHYT tại các bệnh viện công không? Mức hưởng khi đi khám chữa bệnh BHYT tại các bệnh viện tư nhân căn cứ theo quy định nào? Tôi xin cảm ơn!

Bà Nguyễn Thị Tám – Phó Giám đốc Bảo hiểm xã hội Hà Nội: - Khi đi khám chữa bệnh BHYT tại bệnh viện tư nhân hay công lập thì đều được hưởng quyền lợi theo quy định của Luật BHYT

- Khi đi KCB tại các bệnh viện tư nhân, mức hưởng bảo hiểm y tế được thực hiện theo quy định tại Điều 22 của Luật bảo hiểm y tế số 46/2014/QH13

- Bạn đọc Võ Diệp Tư (Hoàng Mai, Hà Nội) hỏi: Nơi đăng ký khám chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu của tôi là Viện Y học cổ truyền Quân đội (Hoàng Mai, TP Hà Nội). Giờ tôi đi khám ở phòng khám tư nhân thì có được BHYT trả chi phí không? Tôi dùng đơn thuốc được kê ở phòng khám tư nhân để mua thuốc tại Viện Y học Cổ truyền Quân đội thì có được BHYT hỗ trợ không?

Bà Nguyễn Thị Tám – Phó Giám đốc Bảo hiểm xã hội Hà Nội: Bạn đăng ký khám chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu tại Viện Y học Cổ truyền Quân đội (Hoàng Mai, TP Hà Nội). Khi bạn tự đi khám tại phòng khám tư nhân thì bạn sẽ không được BHYT chi trả và đơn thuốc được kê ở phòng khám tư nhân để mua thuốc tại Viện Y học Cổ truyền Quân đội cũng không được BHYT chi trả theo quy định tại Điều 22 Luật BHYT số 46/2014/QH13.

- Bạn đọc từ email nguyenvanhoang….@gmail.com hỏi: Tôi có tham gia bảo hiểm y tế theo đối tượng hộ gia đình. Mới đây tôi có đi khám chữa bệnh ở bệnh viện tư nhân, tôi được biết bệnh viện này tương đương tuyến huyện trong cùng tỉnh. Vậy trường hợp của tôi có được hưởng bảo hiểm y tế không?

Bà Nguyễn Thị Tám – Phó Giám đốc Bảo hiểm xã hội Hà Nội: Theo quy định tại Điều 22, Luật BHYT số 46/2014/QH13: Trường hợp người có thẻ bảo hiểm y tế tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán theo mức hưởng 100% chi phí khám bệnh nhân (X) với tỷ lệ hưởng tùy theo từng đối tượng (80%, 95%, 100%) tại bệnh viện tuyến huyện.

 

Bạn đọc Ngọc Nga (Cổ Nhuế, Bắc Từ Liêm, Hà Nội) hỏi: Tôi làm nhân viên truyền thông cho 1 công ty tại Cầu Giấy, Hà Nội. Theo thẻ BHYT hiện tại của tôi thì tôi được công ty đăng ký nơi khám, chữa bệnh BHYT ban đầu tại Bệnh viện Đa Khoa Y học cổ truyền Hà Nội. Giờ tôi muốn chuyển nơi đăng ký khám, chữa bệnh ban đầu về Bệnh viện Đa khoa Phương Đông có được không? Nếu được thì tôi cần làm những thủ tục gì? Tôi xin cám ơn!

Bác sỹ Nguyễn Thế Sơn: Nếu bạn muốn chuyển nơi đăng ký KCB BHYT ban đầu về Bệnh viện Đa khoa Phương Đông, bạn cần làm theo các bước sau:

- Bạn làm đơn xin thay đổi nơi KCB BHYT ban đầu theo mẫu của cơ quan BHXH

- Nộp đơn và thẻ BHYT còn hạn sử dụng tại:

+ BHXH quận, huyện nếu tiền tham gia BHYT của bạn do BHXH quận thu;

+ BHXH tỉnh nếu nếu tiền tham gia BHYT của bạn do do BHXH tỉnh thu và người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp;

Chứng minh thư nhân dân bản photo và bản gốc để đối chiếu

Thời gian nhận hồ sơ thay đổi nơi đăng ký KCB BHYT ban đầu là đầu tháng đầu mỗi quý trong năm. Sau khi hoàn thiện thủ tục, bạn được cấp đổi thẻ BHYT trong vòng 3 ngày làm việc và không phải thanh toán bất kỳ loại chi phí nào.

 - Bạn đọc từ email nguyenhuong..@gmail.com hỏi: Xin hướng dẫn giúp tôi thủ tục khi đi khám chữa bệnh bằng BHYT tại Bệnh viện Đa khoa Phương Đông? Khi đi khám, chữa bệnh tôi sẽ được chi trả BHYT như thế nào? Những quyền lợi mà tôi được hưởng là gì?

Bác sỹ Nguyễn Thế Sơn:Tiền xét nghiệm cận lâm sàng; Tiền thuốc; Tiền viện phí; Tiền công phẫu thuật thủ thuật; Tiện vật tư y tiêu hao tiêu hao và vật tư y tế thay thế theo quy định. Tất cả những khoản trên phải đúng chỉ định theo phác đồ điều trị và theo quy định của BHXH.

- Bạn đọc từ email trieutuan296…@gmail.com hỏi: Mẹ tôi là cán bộ hưu trí, thẻ BHYT có đăng kí nơi khám chữa bệnh ban đầu tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức. Giờ mẹ tôi bị u hạch, tôi muốn chuyển mẹ tôi về khám và điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Phương Đông thì có được BHYT thanh toán 100% như khám chữa bệnh tại Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức hay không?

Bác sỹ Nguyễn Thế Sơn: Bạn có thể chuyển được theo thủ tục vừa trình bày ở trên nhưng hiện tại bệnh viện Phương Đông chưa có chuyên khoa Ung bướu nên với trường hợp cụ thể như mẹ của bạn nên để cụ tiếp tục điều trị tại bệnh viện Việt Đức là tốt nhất.

-  Bạn Hoàng Mai (Tây Hồ, Hà Nội) hỏi: Tôi tham gia BHYT đã được hơn 5 năm và hiện có thẻ BHYT đăng ký khám chữa bệnh ban đầu tại Bệnh viện Đa khoa Phương Đông. Thời gian tới tôi muốn đi khám sức khỏe định kỳ. Vậy cho tôi hỏi, khám sức khỏe định kỳ thì có được BHYT chi trả không? Vì lý do công việc nên tôi phải đi khám vào thứ 7, chủ nhật thì có được BHYT chi trả không?

Bác sỹ Nguyễn Thế Sơn: Khám sức khẻ định kỳ không được chi trả BHYT

Bạn có thể đến khám vào thứ bảy và chủ nhật vì bệnh viện đã đăng ký với BHXH. Nhưng lưu ý bạn đến vào khung giờ hành chính vì bệnh viện chỉ bố trí khám vào khung giờ này còn ngoài ra chỉ có các bộ phận trực cấp cứu.

Bạn đọc từ email hoannguyen91@gmail.com hỏi: Thẻ BHYT của tôi đăng ký nơi khám chữa bệnh ban đầu là Bệnh viện E. Tuy nhiên, qua tìm hiểu, tôi muốn đăng ký sinh con tại Bệnh viện Đa khoa Phương Đông. Vậy nếu tôi sinh con tại Bệnh viện Đa khoa Phương Đông thì tôi có được BHYT chi trả như ở Bệnh viện E hay không? Quyền lợi cụ thể mà tôi được BHYT chi trả bao gồm những gì? Tôi xin cảm ơn.

Bác sỹ Nguyễn Thế Sơn: Bạn có thể đăng ký sinh con tại bệnh viện Phương Đông. Bệnh viện E là bệnh viện tuyến tỉnh khi đăng ký đẻ tại Bệnh viện Phương Đông là trái tuyến. Nhưng vì khi đẻ bạn phải nằm nội trú mà Bệnh viện Phương Đông là hạng III tuyến quận nên bạn được hưởng quyền lợi  đúng như quy định khi bạn sinh con tại bệnh viện E.

Đọc thêm

Hành vi hủy hoại đất bị xử phạt thế nào?

Luật sư Lê Thị Thùy.
(PLVN) - Bạn Thế Bình (Bắc Giang) hỏi: Nắm bắt được nhu cầu mua đất màu để trồng trọt của nhiều hộ gia đình, một số hộ dân tại xã tôi đang sinh sống đã tự hạ thấp bề mặt đất bãi trồng màu để lấy đất màu bán kiếm tiền, làm thay đổi lớp mặt của đất không thể trồng cây được. Xin hỏi, hành vi hủy hoại đất của các hộ dân nêu trên bị xử phạt như thế nào? Có bị thu hồi đất không?

Đặt cọc mua nhà bằng ngoại tệ có hợp pháp ở Việt Nam?

Luật sư Nguyễn Quang Tâm.
(PLVN) - Bạn Thế Anh (Hà Nội) hỏi: Gia đình tôi có người nhà định cư tại nước ngoài và thường xuyên gửi ngoại tệ về cho gia đình. Tới đây, gia đình tôi dự định mua một căn nhà mới. Xin hỏi, khi mua nhà, tôi đặt cọc bằng ngoại tệ thì có được pháp luật cho phép không?

Trưởng Văn phòng luật sư Hạnh Nguyễn: Nỗ lực bảo vệ trẻ em, phụ nữ bị xâm hại, bạo hành

Luật sư Nguyễn Thị Bích Hạnh, Trưởng Văn phòng luật sư Hạnh Nguyễn.
(PLVN) - Trên con đường thực hiện ước mơ của mình, luật sư Nguyễn Thị Bích Hạnh, Trưởng Văn phòng Luật sư Hạnh Nguyễn luôn nỗ lực vượt qua mọi khó khăn, thách thức để bảo vệ công lý, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho thân chủ của mình. Có những vụ án, dù đã “đóng sổ” song luật sư Hạnh vẫn là chỗ dựa tinh thần, là “người mẹ”, giúp đứa trẻ bị tổn thương “chữa lành”.

"Bạn xứng đáng được an toàn và hạnh phúc”

"Bạn xứng đáng được an toàn và hạnh phúc”
(PLVN) - Hơn 20 năm làm luật sư, cơ duyên của nghề đã đưa tôi đến với nhiều thân chủ là phụ nữ. Mỗi người có cuộc đời và hoàn cảnh khác nhau, nhưng chung một nỗi đau từ sự bạo hành trong hôn nhân

Thi tuyển công chức bao lâu thì có kết quả?

Luật sư Lê Hiếu.
(PLVN) - Bạn Lâm Bảo (Hà Nội) hỏi: Tôi vừa thi vòng 2 kỳ thi tuyển công chức. Xin hỏi, thời hạn thông báo công khai kết quả tuyển dụng công chức là bao lâu? Nếu nhận được kết quả trúng tuyển thì tôi cần phải nộp hồ sơ gồm những gì?

Xả chất thải ra môi trường bị xử lý thế nào?

Ảnh minh họa
(PLVN) - Trên cả nước thời gian vừa qua xảy ra nhiều vụ lén lút xả chất thải ra môi trường, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt của người dân. Hành vi trên nếu bị phát hiện sẽ xử lý như thế nào?

Những hành vi nào được coi là bạo hành trẻ em?

Ảnh minh họa
(PLVN) - Theo quy định hiện hành, trẻ em được Nhà nước, gia đình và xã hội bảo vệ, chăm sóc và giáo dục; Nghiêm cấm xâm hại, hành hạ, ngược đãi, bỏ mặc, lạm dụng, bóc lột sức lao động và những hành vi khác vi phạm quyền trẻ em.

Vi phạm quy định về an toàn cung cấp thực phẩm bị xử lý thế nào?

Luật sư Lê Thị Thùy.
(PLVN) - Bạn Vũ Khiêm (Nam Định) hỏi: Vừa qua tại Trường Đại học Bách khoa Hà Nội xảy ra sự việc sinh viên phải ăn cơm canh thừa, thức ăn xuất hiện dị vật gây mất an toàn vệ sinh gây bức xúc dư luận. Vậy, hành vi vi phạm quy định về an toàn trong cung cấp thực phẩm sẽ bị xử lý như thế nào?

Hàng xóm lắp camera sang nhà mình, phải xử lý ra sao?

Ảnh minh họa
(PLVN) - Một bạn đọc trong quá trình sinh sống đã bị một người sống cùng xóm trọ cố tình quay lại các video về đời sống riêng tư từ camera an ninh cá nhân (hành vi diễn ra nhiều lần), sau đó chia sẻ qua mạng xã hội cho các cá nhân khác nhằm bôi nhọ nhân phẩm, danh dự. Bạn đọc đặt câu hỏi: "Hành vi của cá nhân trên có vi phạm pháp luật không và nếu vi phạm sẽ bị xử lý như thế nào?"