Giáo dục lý tưởng cách mạng và ngăn chặn lệch chuẩn đạo đức từ tác nhân trên MXH cho giới trẻ

(PLVN) - Ngày 14/03/2023, Báo Pháp luật Việt Nam (PLVN), chuyên trang TV Pháp Luật tổ chức chương trình tọa đàm “Giáo dục lý tưởng cách mạng và ngăn chặn lệch chuẩn đạo đức từ tác nhân trên mạng xã hội (MXH) cho giới trẻ hiện nay”.

Tọa đàm nhằm tuyên truyền, phổ biến sâu rộng Quyết định số 1895/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 11/11/2021 về phê duyệt chương trình “tăng cường giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống và khơi dậy khát vọng cống hiến cho thanh niên, thiếu niên, nhi đồng giai đoạn 2021 - 2030”, đồng thời xây dựng chương trình để các bạn trẻ có cái nhìn tổng quan về những mặt lợi - hại của MXH đối với hành vi ứng xử và giá trị đạo đức của bản thân.

Ông Trần Ngọc Hà, Phó Tổng Biên tập báo PLVN tặng hoa cho các diễn giả tham dự tọa đàm.

Ông Trần Ngọc Hà, Phó Tổng Biên tập báo PLVN tặng hoa cho các diễn giả tham dự tọa đàm.

Tham dự chương trình có ông Nguyễn Thanh Bình - Cục Trưởng Cục Công tác phía Nam – Bộ Tư pháp; đồng chí Nguyễn Tất Toàn – Uỷ viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tuyên giáo - Đối ngoại Thành đoàn TP HCM.; Thạc sĩ Lương Quang Huy – Bí thư Đoàn Thanh niên Học viện Chính trị Khu vực II; Tiến sĩ, Giảng viên Lê Thế Tài – Phó Trưởng phòng Công tác sinh viên Trường Đại học Luật TP HCM; Đại úy Trần Mạnh Hùng – Bí thư Đoàn, Đoàn Đặc nhiệm Phòng chống ma túy và tội phạm miền Nam; Trung úy Phan Đình Linh – Phó Bí thư Đoàn Thanh niên Công an TP HCM – Công dân trẻ tiêu biểu TP HCM năm 2021; Thượng tá Nguyễn Thanh Hải- Phó chủ nhiệm chính trị BĐ biên phòng TP HCM; Ông Nguyễn Hoàng Việt - Bí thư Chi Đoàn Cục Thi hành án dân sự TP HCM; đại diện Sở Tư pháp TP HCM; Học Viện Tư pháp cơ sở TP HCM; đại diện Phòng An ninh chính trị nội bộ;

Về phía Ban Tổ chức – Báo PLVN có nhà báo Trần Ngọc Hà - Phó Tổng Biên tập Báo PLVN; nhà báo Đỗ Quang Trưởng – Trưởng Ban chuyên đề Báo điện tử Báo PLVN, Tổng Thư ký Chuyên trang TV Pháp luật; nhà báo Võ Thị Phương Thảo – Phó trưởng phụ trách Văn phòng đại diện Báo PLVN tại TP HCM; Phòng Cảnh sát Giao thông Đường bộ - Đường sắt - Đường thủy - Công an TP HCM; Đoàn khối Ngân hàng TP HCM; Đại diện Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn; các đồng chí Trung tâm hỗ trợ thanh thiếu niên công nhân TP HCM, các đoàn viên thanh niên tiêu biểu và tập thể các Đoàn viên thanh viên đến từ các đơn vị thuộc khối Các cơ quan, khối Doanh nghiệp và Lực lượng vũ trang… trên địa bàn TP HCM.

Tầm quan trọng của công tác giáo dục lý tưởng cách mạng cho thế hệ trẻ

Phát biểu khai mạc chương trình, nhà báo Đỗ Quang Trưởng, Trưởng Ban chuyên đề Báo điện tử Báo PLVN, Tổng Thư ký Chuyên trang TV Pháp luật nêu lý do tổ chức buổi tọa đàm, nhấn mạnh vai trò quan trọng của đội ngũ đoàn viên, thanh niên, đồng thời nêu lên những hệ lụy từ mặt trái của nền kinh tế thị trường, MXH đã có những ảnh hưởng tiêu cực đến nhận thức chính trị của một bộ phận thanh niên.

Nhà báo Đỗ Quang Trưởng phát biểu khai mạc tọa đàm.

Nhà báo Đỗ Quang Trưởng phát biểu khai mạc tọa đàm.

Như chúng ta đã biết, giáo dục lý tưởng, đạo đức cách mạng cho thế hệ trẻ là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, mang tính chiến lược, có giá trị định hướng lâu dài đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Công tác giáo dục lý tưởng, đạo đức cách mạng cho thanh - thiếu niên thời gian qua đạt được nhiều kết quả tích cực, đại bộ phận thanh – thiếu niên đã sống có trách nhiệm với Tổ quốc, gia đình và bản thân; có ước mơ, hoài bão; có kiến thức, kỹ năng, sức khỏe tốt; dám nghĩ, dám làm.

Tuy nhiên, do tác động từ những mặt trái của sự phát triển công nghệ, xã hội, hội nhập quốc tế; do thiếu bản lĩnh và không nghiêm túc trong tu dưỡng, rèn luyện nên vẫn còn một bộ phận thanh thiếu niên có biểu hiện suy thoái, lệch lạc về phẩm chất đạo đức, lối sống, như: mang nặng chủ nghĩa thực dụng, chủ nghĩa cá nhân, thủ đoạn, bè cánh, lối sống hưởng thụ, chạy theo đồng tiền bất chấp đạo lý, sống thờ ơ, vô cảm, thấy đúng không dám bảo vệ, thấy sai trái, tiêu cực không dám đấu tranh, không giám can ngăn… . Đáng báo động hiện nay là sự lệch chuẩn đạo đức ở một bộ phận giới trẻ do ảnh hưởng từ những nội dung tiêu cực, xấu, độc trên mạng xã hội.

Từ thực trạng ấy, đồng chí Nguyễn Tất Toàn - Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tuyên giáo - Đối ngoại Thành Đoàn TP HCM cho biết: “Thành đoàn TP HCM cũng đã thực hiện việc khảo sát việc ảnh hưởng của MXH đối với các bạn trẻ. Từ đó có thể thấy được đa số các bạn trẻ cảm thấy rất khó khi không có MXH, môi trường MXH có tác động lớn đến cuộc sống và nhận thức của nhiều bạn trẻ. Nắm bắt được tình hình đó, trong quá trình thực hiện công tác giáo dục chính trị cho thanh thiếu niên, thành đoàn xác định phải xây dựng bản lĩnh về nhận thức và bản lĩnh về hành động cho các em, trong đó việc xây dựng cơ bản và lâu dài, giúp các bạn trẻ tránh những tác động tiêu cực trên MXH, bồi dưỡng lý tưởng cách mạng bằng cách hiểu đúng, nắm chắc chủ nghĩa Mac - Lênin, tư tưởng HCM, đồng thời giáo dục tình yêu thương gia đình, quê hương đất nước, phòng ngừa từ trước, phòng ngừa từ xa, lấy cái đẹp dẹp cái xấu... Đấu tranh trực diện với các luận điệu sai trái trên không gian mạng".

Nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đào tạo, giáo dục lý tưởng cách mạng cho thế hệ thanh - thiếu niên, nhi đồng trong sự nghiệp xây dựng, phát triển đất nước hiện nay, Thạc sỹ Lương Quang Huy – Bí thư Đoàn Thanh niên Học viện Chính trị Khu vực II khẳng định: Ngay từ đầu chúng ta phải có công tác giáo dục lý tưởng cách mạng cho giới trẻ để không bị lệch chuẩn. Trong mọi hoàn cảnh, thời điểm khác nhau, Đảng và Nhà nước cũng sẽ có những sự quan tâm khác nhau, phương pháp giáo dục khác nhau. Cuộc CMCN 4.0 có nhiều thuận lợi cũng như có nhiều khó khăn, các bạn đoàn viên dễ dàng chia sẻ thông tin, nhưng cũng rất dễ bị nhiễu loạn thông tin, thiếu thực tế. Chính vì vậy, cần phải có sự phối hợp giữa nhà nước, nhà trường và gia đình để kiểm soát, định hướng cho các bạn trẻ.

Các chuyên gia, khách mời tham dự tọa đàm.

Các chuyên gia, khách mời tham dự tọa đàm.

Giải pháp và các chế tài xử phạt khi vi phạm trên MXH

Nhấn mạnh vai trò và sự cần thiết của công tác giáo dục lý tưởng cách mạng cho thế hệ trẻ; đồng thời đề xuất giải pháp để hướng công tác giáo dục lý tưởng cách mạng đến giới trẻ một cách có chiều sâu, hiệu quả hơn, đồng chí Trần Ngọc Hà, Phó Tổng biên tập Báo PLVN chia sẻ một số nguyên nhân và giải pháp giúp các bạn trẻ không bị ảnh hưởng bởi những nội dung tiêu cực trên mạng xã hội.

Theo ông Trần Ngọc Hà: “Trẻ thành niên phạm tội bắt nguồn từ môi trường gia đình thiếu quan tâm, giáo dục các cấp có vấn đề; thiếu đọc sách; giới trẻ bị cuốn theo thông tin; giới trẻ đang chông chênh về mặt lý tưởng, thiếu hụt về mặt tri thức…. Để giúp các bạn trẻ có lối sống lành mạnh, lý tưởng cao đẹp, chúng ta cần có giải pháp như: cho con trẻ tiếp cận MXH một cách thông minh, hướng dẫn con có văn hóa đọc sách ngay từ nhỏ, đồng thời giáo dục ý thức pháp lý cho các bạn trẻ bằng thực tiễn như đưa các em đến với những hoàn cảnh khó khăn, các trại giáo dưỡng, những nạn nhân chất độc màu da cam… để đánh thức lòng trắc ẩn, để các em biết cúi xuống, thấu hiểu nỗi đau của người khác. Đối với công tác quản lý nhà nước, chúng ta cần lựa chọn, quản lý các kênh MXH phù hợp, thắt chặt việc quản lý nhà nước về MXH, và đặc biệt phải có chế tài xử lý đủ mạnh”.

Liên quan đến vấn đề này, tiến sĩ, giảng viên Lê Thế Tài – Phó Trưởng phòng Công tác sinh viên trường Đại học Luật TP HCM cũng nêu lên các chế tài xử phạt đối với tội phạm mạng theo quy định pháp luật hiện nay: “Mới đây, một tiến sĩ, giảng viên luật bị bắt tạm giam về việc phát ngôn trên MXH. Việc xử phạt các hành vi vi phạm trên MXH tùy vào tội danh, có thể là xử phạt vi phạm hành chính. Các cá nhân vi phạm, hành vi đăng tải chia sẻ cac thông tin sai sự thật trên MXH, tội làm nhục người khác, tội vu khống, lợi dụng các quyền tự do dân chủ… có thể bị xử lý hình sự theo quy định tại Điều 155, Điều 156, Điều 288, Điều 331 của BLHS. Chế tài hình sự là hình phạt nghiêm khắc nhất đối với các cá nhân vi phạm pháp luật.”

Ông Trần Ngọc Hà, Phó Tổng Biên tập Báo PLVN phát biểu tại tọa đàm.

Ông Trần Ngọc Hà, Phó Tổng Biên tập Báo PLVN phát biểu tại tọa đàm.

Gương sáng pháp luật

Trái ngược với một bộ phận giới trẻ có lối sống lệch chuẩn, rất nhiều đoàn viên thanh niên đã có nhiều thành tích vượt trội và trở thành tấm gương sáng, sống và làm việc theo pháp luật. Phát biểu tham luận, Trung úy Phan Đình Linh – Phó Bí thư Đoàn Thanh niên Công an TP HCM nêu lên các động lực đã thôi thúc để các bạn đoàn viên nỗ lực phấn đấu rèn luyện, đạt được những kết quả đáng ghi nhận thời gian qua.

Đồng chí Nguyễn Thanh Bình, Cục trưởng Cục Công tác phía Nam – Bộ Tư pháp chia sẻ: “Người Việt Nam quan trọng yếu tố văn hóa và coi đó là nền tảng cốt lõi để giáo dục nhân cách con người. Trách nhiệm của các tổ chức Đoàn thể, xã hội và nhà trường hiện nay là trang bị kiến thức, kỹ năng để chúng ta miễn nhiễm với các thói hư tật xấu. Thời gian qua, Bộ Tư pháp đã luôn luôn quan tâm đến vấn đề giáo dục đạo đức, văn hóa, truyền thống thông qua các chương trình về nguồn, đến với những hoàn cảnh khó khăn, tuyên truyền pháp luật đến với các vùng sâu xa, biển đảo... Đó là dịp để thế hệ trẻ, đoàn thanh niên của Bộ Tư pháp hiểu hơn, tự hào hơn về truyền thống dân tộc. Nhờ sự quan tâm của lãnh đạo Bộ, trong thời gian tới, hi vọng cùng với các Bộ ngành khác, đoàn viên thanh niên Bộ Tư pháp sẽ nỗ lực và nâng cao trách nhiệm hơn nữa để giữ vững quan điểm lập trường, đấu tranh với các luận điệu sai trái, tập trung xây dựng phát triển đất nước như Đảng và Nhà nước đã đề ra.”

Cũng trong khuôn khổ chương trình tọa đàm, đại diện Báo PLVN cùng các đơn vị tài trợ đã trao 30 suất học bổng, mỗi suất trị giá 1 triệu đồng, kèm 30 phần quà, gửi tặng 30 em học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, nhằm động viên, khích lệ các em vượt khó, vươn lên trong học tập, tu dưỡng, rèn luyện đạo đức để trở thành những người con ngoan, những công dân có ích cho xã hội.

Ban Tổ chức chương trình cũng tặng 10 phần quà cho các Đoàn viên, thanh niên tiêu biểu vì những nỗ lực, đóng góp cho tuổi trẻ các quận, huyện TP HCM thời gian qua.

Chương trình tọa đàm pháp luật do Báo Pháp luật Việt Nam, chuyên trang TV Pháp luật tổ chức, với sự đồng hành của các đơn vị tài trợ: Công ty Cổ phần kinh doanh LPG Việt Nam; Công ty Ngọc Phong Phú; Tạ Anh Group; Công ty Let’s Viet Corporation; Đoàn khối ngân hàng TPHCM. Đây là một trong những chương trình ý nghĩa, thiết thực mang sứ mệnh tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật đến với mọi người, mọi nhà, mọi địa phương nhằm ghi nhận trí tuệ, ý kiến sáng tạo, tâm huyết của các chuyên gia trong và ngoài ngành Tư pháp, góp ý, xây dựng pháp luật, Nhà nước pháp quyền vì một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

Đọc thêm

Ban cán sự đảng Bộ Tư pháp: Quyết tâm cao trong công tác kiểm soát quyền lực, phòng chống tham nhũng, tiêu cực

Toàn cảnh Hội nghị.
(PLVN) - Ngày 28/3, Ban cán sự Đảng Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra, thi hành án dân sự theo các quy định số 131-QĐ/TW và 132-QĐ/TW của Bộ Chính trị với sự chủ trì của đồng chí Lê Thành Long, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Ban cán sự đảng, Bộ trưởng Bộ Tư pháp.

Bạc Liêu: Triển khai các Luật mới được Quốc hội khóa XV thông qua tại Kỳ họp thứ 6

Bạc Liêu: Triển khai các Luật mới được Quốc hội khóa XV thông qua tại Kỳ họp thứ 6
(PLVN) - Sáng 28/3, Sở Tư pháp - Cơ quan thường trực Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh Bạc Liêu tổ chức Hội nghị trực tiếp và được kết nối trực tuyến đến các điểm cầu cấp huyện, cấp xã triển khai các Luật mới được Quốc hội khóa XV thông qua tại kỳ họp thứ 6, Kỳ họp bất thường lần thứ 5. Ngoài điểm cầu chính, Hội nghị còn kết nối trực tuyến đến 7 điểm cầu cấp huyện và 64 điểm cầu cấp xã.

Nâng cao nhận thức pháp luật và khả năng tiếp cận tín dụng có bảo đảm

Nâng cao nhận thức pháp luật và khả năng tiếp cận tín dụng có bảo đảm
(PLVN) - Trong 02 ngày từ 27-28/3/2024, tại thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk, với sự hỗ trợ bởi Chương trình “Tăng cường pháp luật và tư pháp tại Việt Nam” (EU JULE) do Liên minh Châu Âu tài trợ với sự đóng góp tài chính của hai cơ quan thuộc Liên hợp quốc là UNDP và UNICEF, Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm - Bộ Tư pháp đã tổ chức Lớp tập huấn cho cán bộ địa phương về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và đăng ký biện pháp bảo đảm.

Dự án Luật Thủ đô (sửa đổi): Quy định rõ cơ chế, giới hạn áp dụng cơ chế thử nghiệm có kiểm soát

 Đại biểu Phạm Trọng Nghĩa phát biểu tại Hội nghị.
(PLVN) - Sáng 26/3, tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 5, nhiệm kỳ khóa XV, cho ý kiến về dự án Luật Thủ đô (sửa đổi), các đại biểu Quốc hội nhấn mạnh, cơ chế thử nghiệm có kiểm soát là mô hình mới, chưa có thực tiễn kiểm nghiệm. Do đó, cần tiếp cận nội dung này theo hướng thận trọng, bảo đảm kiểm soát tốt.

Đảm bảo chất lượng, thời gian đào tạo nghề công chứng

Công chứng viên giải quyết yêu cầu của khách hàng (ảnh MH).
(PLVN) - Để góp phần nâng cao chất lượng đầu vào của đội ngũ Công chứng viên (CCV), dự thảo Luật Công chứng (sửa đổi) quy định người muốn hành nghề công chứng đều phải tham dự khóa đào tạo nghề công chứng. Quy định này cũng phù hợp với pháp luật các nước theo hệ thống công chứng Latinh.

TP.Thủ Đức: Cưỡng chế bàn giao đất cho người được thi hành án

TP.Thủ Đức: Cưỡng chế bàn giao đất cho người được thi hành án
(PLVN) -Ngày 25-3, Chi cục thi hành án dân sự (THADS) TP. Thủ Đức, TP.HCM đã tổ chức thi hành xong Bản án số 1027/2018/DSPT ngày 12-11-2018 của TAND TP.HCM; Quyết định giám đốc thẩm số 167/2019/DS-GDT ngày 4-7-2019 của TAND cấp cao tại TP.HCM; Quyết định thi hành án số 994/QĐ- CCTHADS ngày 3-12-2018 của Chi cục Trưởng Chi cục THADS TP. Thủ Đức.

Tiếp tục tháo gỡ “điểm nghẽn” trong triển khai Đề án 06 trong lĩnh vực hộ tịch

Quang cảnh buổi làm việc.
(PLVN) -Sáng 25/3, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh đã chủ trì cuộc làm việc với các đơn vị về tháo gỡ các vướng mắc triển khai Đề án 06 của Chính phủ về phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia, giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến 2030 trong lĩnh vực hộ tịch.

Tăng cường quản lý nhà nước trong hoạt động công chứng

Người dân thực hiện thủ tục về công chứng (ảnh MH, Báo VP).
(PLVN) - Tính đến nay, nước ta có hơn 3.300 công chứng viên (CCV) với gần 1.300 tổ chức hành nghề công chứng (TCHNCC). Để đảm bảo sự phát triển liên tục, ổn định, bền vững của các tổ chức này, dự thảo Luật Công chứng (sửa đổi) đã quy định nguyên tắc phát triển tổ chức hành nghề công chứng phải căn cứ vào điều kiện kinh tế-xã hội, diện tích, số lượng và mật độ phân bố dân cư, nhu cầu công chứng hợp đồng, giao dịch trên địa bàn cấp huyện dự kiến thành lập.