Giáo dục là mang lại hạnh phúc cho muôn nhà

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
0:00 / 0:00
0:00

(PLVN) - Thời gian gần đây, nhiều câu chuyện về tình thầy trò đáng buồn đến đau lòng đã xảy ra. Nguyên cớ chỉ bởi những căng thẳng, bột phát và những ứng xử thiếu một chút tinh tế của người thầy, có thể dẫn sự việc đi rất xa…

Điều gì đang xảy ra trong nhà trường?

Tuần trước, một phụ huynh học sinh ở Hà Tĩnh đã mang dao vào trường học, đe dọa, bắt hiệu trưởng phải quỳ xin lỗi vì đã nhắc nhở, phê bình con của anh ta trước toàn trường vì chậm đóng tiền bảo hiểm. Tất nhiên, vị phụ huynh này, sau đó, bị khởi tố vì tội danh “làm nhục người khác”.

Dư luận bên cạnh việc lên án hành vi bạo lực, coi thường luật pháp của phụ huynh, đồng thời cũng không đồng tình với cách hành xử thiếu nhân văn của thầy Hiệu trưởng.

Trước đó, khoảng năm 2020, tại Châu Đốc, một nữ sinh đã tự tử khi bị giáo viên yêu cầu viết bản kiểm điểm để đọc trước toàn trường. Và dư luận cũng còn choáng váng về thông tin một cô giáo tại Quảng Bình bắt cả lớp tát bạn học 231 cái vào má đến mức nhập viện vì học sinh này mắc lỗi…

Đã từng có phụ huynh ở Quảng Nam chỉ vì một vết bầm chưa rõ ràng, mặc dù được giải thích nhưng vẫn xông vào trường đánh cô giáo đến thủng màng nhĩ, phải nhập viện cấp cứu. Hay phụ huynh ở Long An, kéo theo 3-4 người vào tận trường học bắt cô giáo phải quỳ xuống xin lỗi cho hả dạ, vì đã dám phạt con họ quỳ khi các em mắc khuyết điểm...

Cho dù biện bạch bằng bất cứ lý do gì thì cách cư xử đầy bạo lực của những phụ huynh này đối với thầy cô giáo của con mình cũng là hành vi quá khích, lệch chuẩn và vi phạm pháp luật.

Trên mạng xã hội xuất hiện video dài hơn 5 phút, quay lại cảnh một lớp học tại Ninh Hòa - Khánh Hòa. Trong video thể hiện khi giáo viên vào lớp, các học sinh đều đứng dậy chào. Lúc này, một nữ sinh bước lên phía trước, giáp mặt với thầy giáo. Trong lúc nói chuyện, nữ sinh này được cho đã có nhiều lời lẽ thô tục, xưng “mày - tao” với thầy giáo.

Trước những lời lẽ trên, thầy giáo sau đó về bàn giáo viên ngồi, nhưng nữ sinh này vẫn tiếp tục nói, rồi hai bên đáp trả qua lại. Trong đó, thầy giáo nói học trò là “mày” và “bố láo” khi nữ sinh mỗi lúc một to tiếng. Sự việc khiến việc giảng dạy bị dừng lại, học sinh cả lớp ngồi đó nghe đoạn tranh cãi giữa thầy và trò. Video này khi bị đưa lên mạng xã hội đã nhận rất nhiều bình luận, chia sẻ. Đa số cho rằng học sinh không thể dùng những từ ngữ, lời lẽ khiếm nhã để nói chuyện với thầy giáo. Đặc biệt, khi bối cảnh cuộc trò chuyện diễn ra ngay trong một lớp học, với sự chứng kiến của nhiều học sinh khác, càng khó chấp nhận.

Còn nhớ, dư luận xôn xao trước sự việc một giáo viên Trường THPT Bắc Yên Thành (huyện Yên Thành, Nghệ An) tát học sinh lớp 10 vì sử dụng điện thoại trong giờ học. Sự việc xảy ra, dư luận chia nhiều luồng ý kiến. Trong đó, nguyên nhân sự việc trước hết do lỗi thầy giáo không kiềm chế được bản thân mà có hành vi sử dụng bạo lực để xử phạt học sinh. Nhưng mặt khác, về phía nam sinh cũng không tuân thủ nội quy lớp học, có thái độ chống đối, thách thức...

GS.TS Nguyễn Văn Minh, Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Hà Nội: “ Bổn phận và vinh quang của các em là đi để thay đổi cuộc đời”. (Ảnh minh họa)

GS.TS Nguyễn Văn Minh, Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Hà Nội: “ Bổn phận và vinh quang của các em là đi để thay đổi cuộc đời”. (Ảnh minh họa)

“Hãy đi vào “tâm bão” để khôn lớn”

TS Lê Minh Công, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Hỗ trợ Sức khoẻ tinh thần, Phó Trưởng khoa Công tác xã hội, Trường ĐH KHXH&NV (ĐHQG TP HCM) cho rằng, các trường đào tạo giáo viên cần đưa vào giảng dạy nội dung “Quản trị cảm xúc” để giáo sinh được rèn luyện bản lĩnh nghề nghiệp. Đồng thời, tăng thời lượng bồi dưỡng kỹ năng nghề nghiệp, như tâm lý học đường, dự báo và ứng phó với các tình huống trong nghề.

Theo TS Lê Minh Công, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Hỗ trợ Sức khoẻ tinh thần, Phó Trưởng khoa Công tác xã hội, Trường ĐH KHXH&NV (ĐHQG TPHCM) thì trong xã hội hiện đại, đặc biệt voiwus bối cảnh ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, tình trạng gia tăng căng thẳng và các vấn đề sức khoẻ tâm thần ngày càng trầm trọng. Trong đó, giáo viên không phải là trường hợp ngoại lệ. Những vấn đề khủng hoảng sức khoẻ tâm thần và mối quan hệ có thể dẫn tới gia tăng các hành vi tiêu cực như tự sát, bạo lực với học trò...

Các vấn đề sức khoẻ tâm thần và hành vi tiêu cực này có nhiều nguyên nhân và mang tính hệ thống. Đó có thể do bản thân giáo viên có những tổn thương từ thơ ấu hoặc là hệ quả của phương pháp giáo dục bằng bạo lực. Cũng có thể do cá nhân thầy, cô thiếu giá trị và niềm tin tích cực. Hoặc có thể khủng hoảng từ cuộc sống hiện tại như: Mâu thuẫn hôn nhân, khó khăn tài chính, áp lực từ cấp trên, bởi môi trường giáo dục không hạnh phúc và áp lực vì nội dung/chương trình dạy học....

Trở lại những sự việc đau lòng gần đây, thực tế, ngày bé, chúng ta đều biết tới các hình phạt “đứng góc lớp” nhưng việc “phê bình trước tập thể”, “bêu tên trước toàn trường”… lại là một câu chuyện hoàn toàn khác. Dù ở góc độ nào đó, những hình phạt công khai có tác dụng “nhớ đời” với các học sinh vi phạm, và có ý nghĩa răn đe đối với những bạn khác. Thế nhưng, hình phạt đó khiến lòng tự trọng trong mỗi cá nhân học sinh bị đưa ra thách thức. Cảm giác ê chề trước đông người có thể khiến người phạm lỗi không dám tái phạm, nhưng cũng có thể khiến trẻ lì lợm hơn. Bởi, mỗi đứa trẻ luôn là những tờ giấy trắng, chúng luôn cảm nhận được những điều đẹp đẽ trong cách ứng xử, đặc biệt là thầy cô.

Nhiều ý kiến cho rằng, thay vì đánh thức các phẩm chất tốt đẹp, trong đó có lòng tự trọng của mỗi cá nhân học sinh, những hình phạt trước tập thể lớp, trước toàn trường lại gây nên tổn thương tâm lý khó lành, nhất là ở lứa tuổi vị thành niên, khi các em đang hình thành nhân cách và “cái tôi” cá nhân. Bởi có thể có những em bị vượt ngưỡng chịu đựng, tiếp tục đẩy sự việc đi xa hơn, thậm chí đến mức đáng tiếc hơn như có hành vi bạo lực khác. Hay đau lòng là tự huỷ hoại bản thân.

Dù mọi so sánh đều khập khiễng, nhưng ở các nền giáo dục tiên tiến, mọi hình phạt, kỷ luật, thậm chí là điểm số đều diễn ra riêng tư giữa nhà trường và học sinh, phụ huynh. Chúng ta còn nhớ, hình ảnh một clip cô giáo tiểu học đón học sinh ở cửa lớp bằng những tín hiệu mà các em muốn được đón nhận. Sẽ không có gì vui vẻ và nhẹ nhàng hơn cho một ngày mới bằng những cái ôm, những trìu mến hay vui nhộn… Do đó, khi người thầy biết đến cảm xúc của trò, thì chắc chắn những hình thức kỷ luật hay nhắc nhở sẽ thấm thía, và có rất nhiều ảnh hưởng tới cá nhân mỗi con người sau này. Bởi người thầy, hơn tất cả, ngoài kiến thức, luôn là ngươi “nhạc trưởng” tài ba, với cây “đũa thần” cảm hóa học trò mình.

Do đó, GS.TS Nguyễn Văn Minh, Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Hà Nội trong thư gửi sinh viên khi ra trường đã gửi gắm những khát vọng từ trái tim người thầy: “Tôi mong sự khởi đầu hôm nay của các em không phải bắt đầu từ sự xa hoa, hào nhoáng mà hãy bằng những điều chân thực, từ những trăn trở với người, với đời và với thời cuộc. Hãy khởi đầu bằng tình yêu thương và lòng bao dung cao cả”.

Thầy hiệu trưởng nhắn nhủ: “Bước ra đời là bước vào cuộc sống. Ở đó, có sự diệu kỳ, điều ngang trái, lạ lẫm và có cả những nỗi chán chường. Hãy yêu lấy cuộc sống và làm cho cuộc sống tốt hơn từ những điều bình dị và từ tình yêu thương để cảm hóa một con người, để họ nhận biết đúng sai.

Nhà trường, thầy cô đã cố gắng nhằm giúp các em định hình giá trị và cuộc sống là một quá trình rèn luyện. Ai lơ là, thờ ơ, ai buông xuôi chắc chắn sẽ vướng vào những điều không mong muốn. Nghề nghiệp và giá trị nghề nghiệp quan trọng lắm. Không yêu quý, chăm chút cho nghề mình thì làm sao có thể giáo dục được. Không ít người hỏi, liệu với đồng lương ít ỏi và khó khăn, còn nhiều học sinh mặn mà với nghề giáo hay không? Kỳ lạ thay, rất ít câu hỏi nền giáo dục sẽ về đâu nếu không có những người thầy tận tâm và giỏi giang với nghề nghiệp?

Tôi tin các em là người luôn biết ơn và trách nhiệm. Tôi cũng tin các em và thế hệ sinh viên ngày nay không chỉ sống cho riêng mình mà sẵn sàng dấn thân vì nghiệp lớn. Chắc chắn, các em hiểu rằng, giáo dục là động lực phát triển để mang lại hạnh phúc cho muôn nhà.

Tôi mong các em chắt chiu thời gian để dành cho tương lai. Ở đó không chỉ có vườn hồng đầy hoa trái mà có cả những ngày nắng hạ hanh khô, những đêm đông giá buốt. Nhưng bổn phận và vinh quang của các em là đi để thay đổi cuộc đời, sẽ là thầy giáo, cô giáo, sẽ là những trí thức. Hãy đi vào “tâm bão” để khôn lớn, để thay đổi cuộc đời”...

Tin cùng chuyên mục

Hàng không tăng hơn 3.000 chuyến bay phục vụ Tết

Hàng không tăng hơn 3.000 chuyến bay phục vụ Tết

(PLVN) - Vietnam Airlines Group (gồm các hãng Vietnam Airlines, Pacific Airlines và VASCO) sẽ cung ứng thêm hơn 650.000 ghế, tương đương hơn 3.000 chuyến bay trên các chặng bay nội địa Việt Nam trong giai đoạn từ ngày 13/1 đến 12/2/2025 (tức 15 tháng Chạp năm Giáp Thìn đến 15 tháng Giêng năm Ất Tỵ).

Đọc thêm

Xôn xao bức ảnh hành lang một lớp ngoại ngữ, làm gì để 'gỡ' gánh nặng cho người già?

Không nên để việc trông cháu thành gánh nặng cho người cao tuổi. (Nguồn: LAP)
(PLVN) - Mới đây, mạng xã hội lan truyền bức ảnh chụp cảnh hành lang chờ tại một lớp học của trung tâm ngoại ngữ, cho thấy không ít trong số những người đang ngồi chờ là các ông, bà cụ cao tuổi với gương mặt khá mệt mỏi. Bức ảnh đã gây ra một số tranh luận liên quan đến câu chuyện trách nhiệm, tình thương hay “gánh nặng” chăm cháu của một bộ phận không nhỏ người cao tuổi nước ta.

Người phụ nữ cho Jeans cũ một cuộc đời mới

Doanh nhân Bùi Thị Kim Ngân chia sẻ tại chương trình "Phụ nữ làm chủ cuộc đời - She Leads Her Life"
(PLVN) - Không chỉ tái chế quần jeans cũ thành những sản phẩm thời trang độc đáo, doanh nhân Bùi Thị Kim Ngân còn "tái chế" cả những quan niệm cũ kỹ về phụ nữ. Quán quân chương trình "Khi phụ nữ làm chủ" năm 2023 khẳng định: Phụ nữ chính là nước, mềm mại nhưng uyển chuyển, có thể thích ứng với mọi hoàn cảnh và làm chủ cuộc đời mình.

Cứu người phụ nữ ăn lá ngón tự tử

Cứu người phụ nữ ăn lá ngón tự tử
(PLVN) - Giận chồng, người phụ nữ ở huyện vùng cao Tây Giang (Quảng Nam) ăn 6 lá ngón để tự tử. Chị này may mắn được các bác sĩ Phòng khám quân dân y Axan cứu sống.

Thầy giáo Phạm Quốc Việt thầm lặng cống hiến trên vùng sâu Tu Mơ Rông

Thầy giáo Phạm Quốc Việt thường xuyên kiểm tra kiến thức học sinh.
(PLVN) - Nhiệt huyết, sáng tạo trong giảng dạy; truyền ngọn lửa say nghề đến đội ngũ giáo viên; thương yêu, miệt mài truyền thụ tri thức cho bao thế hệ học sinh, thầy giáo Phạm Quốc Việt, Bí thư Chi bộ, Hiệu trưởng Trường phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học -Trung học cơ sở (PTDTBT TH-THCS) xã Đăk Sao đã và đang góp sức vào sự nghiệp giáo dục ở huyện vùng sâu Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum.

Tìm kiếm 2 nạn nhân rơi theo xe rác xuống sông

Lực lượng chức năng tỉnh Thừa Thiên Huế đang nỗ lực tìm kiếm 2 người trên xe chở rác mất tích khi rơi xuống sông.
(PLVN) - Chiều 21/11, lực lượng chức năng huy động tối đa lực lượng triển khai công tác cứu hộ, cứu nạn vụ ô tô chở rác đâm lan can cầu treo Bình Thành (Thừa Thiên Huế) rồi lao xuống sông khiến hai người mất tích.

Dựng barie chắn ngõ nhỏ tại Hà Nội: Cần xử lý hợp tình, hợp lý

Barie chắn đầu ngõ 126 Thượng Đình giờ cao điểm. (Nguồn: MXH)

(PLVN) - Trong giờ cao điểm, nhiều người tận dụng những ngõ nhỏ giao cắt làm đường tắt để rút ngắn thời gian di chuyển nhưng chính hành động này không chỉ gây phiền toái cho người dân sống trong các ngõ nhỏ mà còn trực tiếp gây ùn tắc giao thông, gia tăng khó khăn cho lực lượng Cảnh sát giao thông làm nhiệm vụ phân luồng, điều tiết.

Đề xuất nhân văn của TP Hồ Chí Minh

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) - Trong một báo cáo mới đây gửi Thủ tướng Chính phủ, TP HCM đề xuất muốn dùng ngân sách để xử lý một số khoản vay với người nghèo, là khoản vay tín dụng ưu đãi thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững; nhưng quá hạn, khó thu hồi. Trong bối cảnh cả nước đang thực hiện các phong trào hỗ trợ người nghèo như xóa nhà tạm, nhà dột nát (dự kiến hoàn thành trong năm 2025); “Chung tay vì người nghèo - không để ai bị bỏ lại phía sau”… thì đây là một động thái được dư luận rất quan tâm.