Giáo dục kỹ năng an toàn cho trẻ từ sớm

Giáo dục kỹ năng an toàn cho trẻ từ sớm là điều rất cần thiết. (Nguồn: Internet)
Giáo dục kỹ năng an toàn cho trẻ từ sớm là điều rất cần thiết. (Nguồn: Internet)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Giáo dục kỹ năng an toàn cho trẻ từ sớm không chỉ bảo vệ con trẻ mà còn giúp trẻ có nhận thức đúng đắn trong cuộc sống, trở nên mạnh mẽ và tự tin hơn.

Kĩ năng đúng “cứu” trẻ lúc nguy cấp

Vụ bắt cóc bé trai 7 tuổi mới đây đã khiến dư luận bàng hoàng vì các tình tiết gay cấn và mức độ táo tợn của nghi phạm. Trong đó, nhiều người chú ý đến chi tiết cháu bé đã rất bình tĩnh khi đối mặt với đối tượng đang đe dọa mình. Cháu không hoảng loạn, gào thét mà làm theo hướng dẫn, cung cấp số điện thoại của mẹ mình cho kẻ bắt cóc liên lạc.

Trong quá trình ở cạnh đối tượng, cháu bé không dám ăn bất cứ thức ăn gì vì sợ bị bỏ thuốc, chỉ xin uống chung chai nước với đối tượng vì cho rằng như thế nước sẽ không có chứa chất gây hại. Khi được giải cứu, cháu bé tuy hơi sợ hãi nhưng không tỏ ra hoảng loạn.

Cách hành xử của cậu bé đã được cộng đồng ngợi khen. Chia sẻ với báo chí, cha của cháu bé cho biết, từ khi cháu còn nhỏ, vợ chồng anh đã dạy con nhiều kỹ năng an tòan như ghi nhớ số điện thoại của bố mẹ, không được tự ý lên xe của người lạ, không được nhận thức ăn, nước uống từ người lạ... Đồng thời, cậu bé cũng được dạy về thái độ ứng xử khi gặp nạn.

Ngày càng nhiều bậc cha mẹ hiện đã chú trọng dạy con những kỹ năng an toàn, từ giao tiếp đến xử lý vết côn trùng cắn, đối mặt với các động vật hung dữ, ứng phó với đuối nước hay hỏa hoạn...

Chị Lưu Mỹ Hương, giáo viên Anh ngữ, ngụ đường Phan Xích Long, quận Phú Nhuận, TP HCM chia sẻ: “Từ sớm tôi đã cho con đi học bơi, không những thế, còn dạy con nhiều kỹ năng khác khi đi bơi như cách phân biệt vùng nước nông sâu, làm thế nào khi gặp nguy cơ dưới nước như dây rong quấn, gặp nước xiết hay kiệt sức, đuối nước. Mùa hè vừa qua, con đi dã ngoại với các bạn ở biển, nhờ có kỹ năng ấy mà khi gặp phải vùng nước xoáy bất ngờ, con đã xử lý tình huống bình tĩnh, không vùng vẫy, thả trôi theo dòng nước và ra tín hiệu nhờ người cứu hộ cứu vào bờ. Tôi thấy rằng những kỹ năng an toàn trong các lĩnh vực đều tốt với trẻ nhỏ, cha mẹ, nhà trường cần trang bị cho con càng sớm càng tốt”.

Dạy kỹ năng an toàn cho trẻ như thế nào?

Theo các chuyên gia, rất cần dạy kỹ năng an toàn cho con, bên cạnh việc học kiến thức, năng khiếu và các kỹ năng sống khác. Điều này có thể giúp bảo vệ sức khỏe và tính mạng của trẻ trong nhiều tình huống, như bị bắt cóc, hỏa hoạn, đi lạc, đuối nước, tai nạn giao thông, thú dữ cắn, đối mặt với hành vi bạo hành hay bắt nạt, các nguyên tắc an toàn với điện...

Một mảng quan trọng các gia đình cần giáo dục an toàn cho trẻ là vấn đề giới tính. Giáo dục về giới tính an toàn là dạy cho con biết nhận biết và phản ứng đúng đắn khi gặp phải tình huống lạm dụng hoặc xâm hại từ người khác, biết bảo vệ cơ thể mình thông qua các quy tắc đúng.

Ngoài ý nghĩa bảo vệ, giáo dục kỹ năng an toàn cho trẻ còn giúp trẻ xây dựng được ý thức an toàn, biết việc gì cần làm và không cần, không được phép làm trong nhà, trong các môi trường khác; giúp trẻ hiểu phải chịu trách nhiệm cho hành động của mình và cần thể hiện sự quan tâm đối với an toàn của bản thân và người khác.

Theo các chuyên gia, cần giáo dục kỹ năng an toàn cho trẻ càng sớm càng tốt. Ở mỗi độ tuổi trẻ đã cần được giáo dục những kỹ năng khác nhau. Tuổi mầm non trẻ cần học được cách tránh xa các vật nhọn, các nguy hiểm về điện... Lớn hơn, trẻ cần đến các kỹ năng chống té ngã từ trên cao, chống bạo hành, xâm hại...

Hiện nay, ở nước ta, việc giáo dục trẻ về kỹ năng an toàn chủ yếu chỉ được thực hiện một cách tự phát nhờ ý thức của mỗi bậc cha mẹ. Nên chăng, các trường học, cơ sở giáo dục cũng nên tăng cường nội dung giáo dục kỹ năng an toàn cho trẻ, giúp các em được giáo dục và phát triển toàn diện trong môi trường sống hiện đại nhưng cũng tiềm ẩn không ít rủi ro như hiện nay.

Đọc thêm

Thầy cô giáo thời kỳ 4.0: Vượt qua thách thức, nắm bắt cơ hội

Một buổi học về tình cảm cha con, học sinh được xem phim về bố trong lớp học của cô giáo Nguyễn Thị Thủy Tiên. (Nguồn: NVCC).
(PLVN) - Bước vào thời đại công nghệ phát triển, học sinh không còn thụ động tiếp thu kiến thức từ các thầy, cô giáo ở trên lớp. Giờ đây, mỗi bài giảng của giáo viên cần sự đầu tư về cả kiến thức, công nghệ, vốn hiểu biết xã hội để đem đến cho các em những bài học hấp dẫn nhất. Đây vừa là một thách thức, vừa là cơ hội cho giáo viên tiếp tục học hỏi, thay đổi vì một nền giáo dục hiện đại.

Đừng 'bán' sức khỏe vì thịt rừng

Thông điệp bảo vệ động vật hoang dã của ENV được lan tỏa rộng rãi tới người dân trên toàn quốc nhờ hệ thống màn hình của Focus Media. (Ảnh trong bài: Choice và ENV)
(PLVN) - Việt Nam được đánh giá là một trong những “điểm nóng” trung chuyển và tiêu thụ thịt rừng cùng các sản phẩm từ động vật hoang dã khác. Theo chuyên gia của Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên tại Việt Nam (WWF Việt Nam), có đến 4.000 tấn thịt rừng được buôn bán bất hợp pháp qua thị trường Việt Nam. Để thay đổi nhận thức và hành vi tiêu thụ thịt rừng qua việc mang đến nhiều góc nhìn mới để phản bác quan niệm lạc hậu cho rằng “thịt rừng sạch sẽ, thể hiện đẳng cấp hay bổ dưỡng cho sức khỏe”, nhiều chiến dịch truyền thông đã được tiến hành.

Lớp học đặc biệt của các cô giáo U80

Bà Nguyễn Thị Hồng Hạnh (tạp dề vàng) cùng các học viên. (Ảnh: NVCC)
(PLVN) - Ở độ tuổi U80, khi nhiều cụ ông, cụ bà đang tận hưởng những năm tháng an nhàn của tuổi già, thì vẫn có những người tiếp tục cống hiến hết mình cho sự nghiệp dạy học. Dù là lớp học làm bánh hay lớp học “xoá mù chữ”, điểm chung của những lớp học này là hoàn toàn miễn phí và được khởi nguồn từ tấm lòng nhân ái, tận tụy của các cô giáo đã bước qua tuổi xế chiều.

Tâm lý học đường - Chuyện không của riêng ai

Tình trạng bạo lực học đường gia tăng khiến học sinh cảm thấy lo âu. (Ảnh minh họa)
(PLVN) - Tâm lý học đường không chỉ là vấn đề của riêng học sinh, mà còn là trách nhiệm của cả gia đình, nhà trường và xã hội. Khi học sinh được chăm sóc và hỗ trợ tốt về tinh thần, các em sẽ có cơ hội phát triển toàn diện, đóng góp cho cộng đồng và trở thành những công dân có ích trong tương lai.

TIN BUỒN

TIN BUỒN
(PLVN) - Đảng ủy, Ban Biên tập, Công đoàn Báo Pháp luật Việt Nam và gia đình thương tiếc báo tin:

'Chia sẻ cùng thầy cô' - Tôn vinh những hy sinh thầm lặng

Đại úy Nguyễn Đình Thông giảng dạy các em nhỏ ở lớp học tình thương. (Ảnh: NVCC)
(PLVN) - Tối 15/11 tại Hà Nội đã diễn ra Lễ tuyên dương 60 nhà giáo tiêu biểu trong chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” năm 2024. Chương trình nhằm ghi nhận những cống hiến bền bỉ, không ngừng nghỉ của đội ngũ thầy, cô giáo, những người đã dành nhiều thời gian, công sức và tâm huyết vượt qua nhiều khó khăn, gian khổ, đóng góp cho sự nghiệp giáo dục và bồi dưỡng thế hệ trẻ.

Dự án sân bay Long Thành: Đề xuất dùng nguồn tiết kiệm làm đường cất hạ cánh thứ 2

Dự án sân bay Long Thành đang được xây dựng. (Ảnh: Thiên Phúc)
(PLVN) - Ngày 15/11, TCty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) cho biết đã đề xuất dùng tiền tiết kiệm từ chi phí dự phòng và đấu thầu để xây dựng đường cất hạ cánh thứ 2 của Cảng hàng không quốc tế Long Thành. ACV cho rằng nguồn tiết kiệm trong quá trình thực hiện dự án thành phần 3 của dự án góp phần quan trọng trong việc đầu tư đường cất hạ cánh thứ 2 sân bay Long Thành giai đoạn 1.

Kinh nghiệm phát triển hài hòa từ Bà Rịa - Vũng Tàu

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Bà Rịa - Vũng Tàu từ lâu nay đã ý thức được giá trị quan trọng của nguồn tài nguyên nhân lực, phát huy hiệu quả tài nguyên con người; để thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương ngày càng phát triển; và sử dụng các thành quả phát triển để chăm lo đời sống Nhân dân...

"Cô giáo toàn cầu" Hà Ánh Phượng: Nỗ lực đưa nữ sinh dân tộc thiểu số vươn ra thế giới

Cô giáo Hà Ánh Phượng với mô hình "Lớp học xuyên biên giới" tại Trường THPT Hương Cần.
(PLVN) - Không chỉ tích cực ứng dụng chuyển đổi số để nâng cao chất lượng học ngoại ngữ cho các em học sinh vùng miền núi, đặc biệt là trẻ em gái,  "cô giáo toàn cầu" Hà Ánh Phượng còn phụ trách và khởi xướng nhiều dự án hướng đến sự bình đẳng giới, có sức lan tỏa rộng rãi ở nhiều quốc gia.