Giáo dục học sinh bảo vệ môi trường: Bài học từ thành phố Vinh

Hoạt động phân loại rác thải nhựa tại một trường học trên địa bàn thành phố Vinh.
Hoạt động phân loại rác thải nhựa tại một trường học trên địa bàn thành phố Vinh.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Trước thực trạng ô nhiễm nhựa ngày càng phức tạp hơn tại các bờ biển Việt Nam nói chung, tại tỉnh Nghệ An nói riêng, chính quyền địa phương đã có những chỉ đạo, hành động mạnh mẽ hơn để bảo vệ môi trường, bảo vệ biển, chống ô nhiễm rác thải nhựa. Đặc biệt là trong công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức tại các nhà trường.

Lan toả tình yêu môi trường qua trải nghiệm

Là một tỉnh có biển, ước tính toàn tỉnh Nghệ An mỗi ngày thải ra khoảng 1.800 tấn chất thải rắn. Tuy nhiên, tổng lượng chất thải rắn được thu gom chỉ khoảng 1.400 tấn/ngày, chiếm khoảng 81%. Nhiều bãi rác và bãi chôn lấp tại tỉnh đang đối mặt với tình trạng ô nhiễm và quá tải nghiêm trọng như bãi Đông Vinh, Diễn Ngọc.

Trong các nỗ lực ứng phó giảm thiểu thực trạng trên có thể kể tới công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức của cộng đồng, đặc biệt với đối tượng học sinh, ngày càng được địa phương quan tâm chú trọng hơn.

Cụ thể, ngày 20/10/2022, Sở Giáo dục & Đào tạo (GD&ĐT) tỉnh Nghệ An đã có công văn số 2278/SGD&ĐT-VP về việc thực hiện chương trình tập huấn, truyền thông về phân loại, thu gom, tái chế vỏ hộp sữa tại khu vực các trường học trên địa bàn thành phố Vinh. Tiếp đó, ngày 25/10/2022, Phòng GD&ĐT thành phố đã có công văn số 803/PGD&ĐT tiếp tục triển khai nội dung trên.

Học sinh các trường tiểu học trên địa bàn thành phố Vinh hào hứng tham gia cuộc thi.

Học sinh các trường tiểu học trên địa bàn thành phố Vinh hào hứng tham gia cuộc thi.

Mới đây nhất có thể kể đến cuộc thi Rung Chuông Vàng “Chung tay hành động - gìn giữ môi trường xanh” và chương trình trải nghiệm “Câu chuyện tái chế vỏ hộp sữa” do Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) phối hợp với Phòng GD&ĐT thành phố Vinh, Nghệ An và Công ty cổ phần Lagom tổ chức tại trường phổ thông chất lượng cao Phượng Hoàng. Chương trình đã thu hút sự tham gia của 10 trường tiểu học trên địa bàn thành phố.

Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ Liên minh Doanh nghiệp vì Môi trường Việt Nam (VB4E), được đồng sáng lập bởi IUCN, Viện Chiến lược Chính sách Tài nguyên & Môi trường (Bộ Tài nguyên & Môi trường) và Tập đoàn TH.

Thông qua các cuộc thi và hoạt động trải nghiệm, học sinh có thể chủ động tiếp cận kiến thức về thu gom, phân loại và tái chế rác thải đặc biệt là rác thải nhựa, vỏ hộp sữa.

Em Nguyễn Anh Quân, học sinh lớp 5A1, Trường phổ thông chất lượng cao Phượng Hoàng, quán quân của cuộc thi, hào hứng chia sẻ về quá trình chuẩn bị: “Ba em đã đi in tờ đề và câu hỏi và em ôn tập ngày đêm cho cuộc thi này”.

Học sinh các trường tiểu học đều phấn chấn khi được tham quan, trải nghiệm quy trình tái chế các loại vỏ hộp sữa, chai nhựa trực tiếp tại chương trình.

Học sinh hào hứng tham gia trải nghiệm “Câu chuyện tái chế vỏ hộp sữa”. (Video: Nam Đoàn)

Từ trải nghiệm đến hiểu biết, thay đổi nhận thức và hành vi, chương trình khuyến khích các em học sinh phân loại, thu gom tái chế rác thải đúng cách, lan tỏa tình yêu môi trường.

Cần gia đình đồng hành nhà trường

Bà Ngô Thị Nguyệt, phó trưởng Phòng GD&ĐT Thành Phố Vinh (Nghệ An) cho biết: “Vấn đề bảo vệ môi trường là một nội dung được trong chương trình giảng dạy. Chúng tôi chỉ đạo lồng ghép, tích hợp vào trong các bài học và trong nhiều hoạt động khác.”

Bà Nguyệt chia sẻ thêm, bên cạnh những hoạt động trên, thành phố nhiều năm nay đã triển khai chương trình tiết kiệm sinh thái, trong đó điển hình là Ngày Sinh thái được tổ chức ở mỗi trường một lần mỗi tháng.

Trong ngày này, học sinh đem đến trường những rác thải có thể tái chế được, thông qua đó các em có thể nhận biết được các loại rác thải có thể tái chế khác nhau và cần ứng xử với rác thải như thế nào. Từ đó, các em học sinh sẽ có ý thức hơn trong việc giảm thiểu rác thải trong cuộc sống, đặc biệt là rác thải nhựa.

“Việc giáo dục về bảo vệ môi trường là hoạt động hết sức cần thiết cho các em học sinh, thế hệ tương lai của đất nước chúng ta”, bà Nguyệt khẳng định.

Bà Nguyễn Thuỳ Anh, Cán bộ truyền thông cấp cao IUCN, đồng tình: Trước thực trạng ô nhiễm rác thải nhựa tại Việt Nam, cần sự chung tay của tất cả các bên, trong đó không thể xem nhẹ vai trò và đóng góp của các em học sinh và nhà trường.

Học sinh tiểu học lắng nghe các thầy cô, chuyên gia chia sẻ về ô nhiễm nhựa và bảo vệ môi trường

Học sinh tiểu học lắng nghe các thầy cô, chuyên gia chia sẻ về ô nhiễm nhựa và bảo vệ môi trường

“Người ta có câu ‘trăm sông thì đổ về biển’, mọi rác thải chúng ta sử dụng hôm nay, dù là thứ nhỏ nhất, nếu không được xử lý, thu gom, tái chế đúng cách thì cuối cùng chúng cũng sẽ đổ ra biển.

Tại thành phố Vinh hiện nay, lượng rác thải ra hàng ngày rất nhiều nhưng chỉ có khoảng 80% được thu gom, từ là 20% rác không được thu gom sẽ rò rỉ xuống sông, biển. Khi biển bị ô nhiễm bởi rác thải, các em học sinh sẽ không còn những bờ biển sạch để nghỉ ngơi, thư giãn nữa”, bà Thuỳ Anh nói trước học sinh tại thành phố Vinh.

Bà Thuỳ Anh kêu gọi các em thay đổi từ những hành động nhỏ nhất để bảo vệ môi trường, chống ô nhiễm nhựa như như giảm sử dụng nhựa dùng một lần, hoặc nếu đã dùng thì sẽ không để chúng rỏ rỉ ra môi trường mà biết cách xử lý chúng đúng cách.

Trải nghiệm khiến các em học sinh hào hứng, chủ động tiếp cận kiến thức, thay đổi thói quen thân thiện hơn với môi trường.

Trải nghiệm khiến các em học sinh hào hứng, chủ động tiếp cận kiến thức, thay đổi thói quen thân thiện hơn với môi trường.

Nói về một số khó khăn trong hoạt động giáo dục học sinh về bảo vệ môi trường, bà Nguyệt chỉ ra, sự đồng hành của các bậc phụ huynh là rất quan trọng nhưng một bộ phận phụ huynh vẫn chưa thực sự ý thức, quan tâm đến vấn đề này.

“Nếu ở trường giáo dục học sinh nhưng về nhà các cha mẹ không đồng hành thì những kiến thức đó sẽ bị phôi phai. Để giáo dục có hiệu quả, rất cần các cha mẹ đồng hành cùng các con ở nhà như hướng dẫn con về bảo vệ môi trường, cùng con phân loại rác thải nhựa”, bà Nguyệt nói.

Để đảm bảo hoạt động giáo dục học sinh bảo vệ môi trường sẽ được kéo dài xuyên suốt, không chỉ dừng ở một số hoạt động đơn lẻ; trong thời gian tới, hoạt động thu gom vỏ hộp sữa tại 10 trường đã tham gia chương trình nói trên sẽ được tiếp tục tiến hành với sự đồng hành của các tập đoàn và doanh nghiệp thu gom tái chế.

Như vậy, các em học sinh và giáo viên có cơ hội được thực hành và duy trì hoạt động thu gom, góp phần giảm rác thải nhựa trên địa bàn thành phố Vinh, Nghệ An.

Ô nhiễm rác thải nhựa là một trong những vấn đề môi trường nhức nhối và cấp bách tại Việt Nam những năm nay. Theo báo cáo của TS. Jenna R. Jambeck & các cộng sự, Việt Nam hiện đang đứng thứ tư trong tổng số 20 quốc gia có khối lượng rác thải nhựa thải ra biển nhiều nhất do quản lý không hiệu quả. Tổng lượng rác thải nhựa trên biển của Việt Nam vào khoảng 0,28 – 0,73 triệu tấn/năm.

Năm 2020, IUCN phối hợp cùng UNEP, Sáng kiến Life Cycle và EA Quantis công bố báo cáo của Việt Nam “Hướng dẫn Quốc gia về điểm nóng ô nhiễm nhựa và xây dựng hành động”. Báo cáo chỉ ra rằng khoảng 453 nghìn tấn rác thải nhựa bị thải ra đại dương tại Việt Nam vào năm 2018, tương đương với tỷ lệ rò rỉ nhựa khoảng 4,7 kg/người/năm.

Tin cùng chuyên mục

Cán bộ Đoàn kiểm tra liên ngành về ATTP huyện Tam Dương làm xét nghiệm mẫu rau cải tại bếp ăn bán trú Trường mầm non Duy Phiên (Ảnh: Báo Vĩnh Phúc)

Vĩnh Phúc chủ động đảm bảo an ninh, an toàn thực phẩm

(PLVN) -  Xác định công tác bảo đảm an toàn thực phẩm là nhiệm vụ trọng tâm, cần tập trung chỉ đạo thực hiện. Vì vậy, tỉnh Vĩnh Phúc đã chỉ đạo các ngành chức năng đẩy mạnh thanh tra, kiểm tra, giám sát công tác đảm bảo an ninh, an toàn thực phẩm nhằm chủ động bảo vệ sức khỏe và quyền lợi của người tiêu dùng.

Đọc thêm

Hải Dương sắp đấu giá quyền khai thác khoáng sản tại đồi Đại Bộ

Ông Hoàng Văn Thực, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường phát biểu tại phiên họp
(PLVN) - UBND tỉnh Hải Dương vừa họp phiên tháng 4 (lần 5) để xem xét, giải quyết một số nội dung quan trọng do các Sở, ngành báo cáo. Trong đó, có đề xuất thực hiện đấu giá khai thác khoáng sản tại đồi Đại Bộ và khu vực Miếu Danh, Dọc Dâu (TP Chí Linh) của Sở Tài Nguyên và Môi trường.

Thăm, tri ân các chiến sĩ Điện Biên trên địa bàn Quảng Trị

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Đăng Quang thăm hỏi sức khỏe ông Hoàng Hải Nam (Ảnh: TP)
(PLVN) - Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 – 7/5/2024), ngày 22/4, đoàn công tác do ông Nguyễn Đăng Quang, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Trị làm trưởng đoàn đi thăm hỏi, tri ân các chiến sĩ, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến và thân nhân liệt sĩ trực tiếp tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ đang cư trú trên địa bàn huyện Triệu Phong và Hải Lăng.

Lâm Đồng kiên quyết loại bỏ cán bộ đùn đẩy, né tránh, thiếu trách nhiệm

Lâm Đồng kiên quyết loại bỏ cán bộ đùn đẩy, né tránh, thiếu trách nhiệm
(PLVN) - Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Lâm Đồng yêu cầu các cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị, địa phương thường xuyên kiểm tra, giám sát; kiên quyết đưa ra khỏi bộ máy cơ quan Đảng, Nhà nước những cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống; có hành vi, biểu hiện đùn đẩy, né tránh, thiếu trách nhiệm.

Hải Dương: Tăng trên 1.200 chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10 THPT

Hải Dương: Tăng trên 1.200 chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10 THPT. (Ảnh minh họa)
(PLVN) - Nguyên nhân của việc tăng chỉ tiêu nói trên xuất phát từ việc số lượng học sinh lớp 9 tăng trong năm học này. Số chỉ tiêu được giao cho các trường THPT tư thục và khối giáo dục thường xuyên tăng, trong khi khối công lập giảm so với năm học trước.