Giành sự sống cho bé gái bằng 'y lệnh' xuất phát từ trái tim người thầy thuốc

Với các y, bác sĩ, mỗi y lệnh còn xuất phát từ trái tim, coi người bệnh như người thân để giành lấy sự sống trước làn ranh “cửa tử”.
Với các y, bác sĩ, mỗi y lệnh còn xuất phát từ trái tim, coi người bệnh như người thân để giành lấy sự sống trước làn ranh “cửa tử”.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam - Cuba Đồng Hới tiếp nhận bệnh nhi cân nặng hơn 1kg sinh non, suy dinh dưỡng, tím tái. Sau 2 ngày điều trị, người thân không tin bé được cứu nên xin bé về. Tuy nhiên, các thầy thuốc đã không chấp nhận “bó tay”.

Bé có tên là Y B.N (người Bru - Vân Kiều con gái họ Y, con trai họ Đinh), được các y, bác sĩ, điều dưỡng Khoa Nhi, BV Hữu nghị Việt Nam - Cuba Đồng Hới đặt cho bé sau khi được các bác sĩ giành lại sự sống trước làn ranh “cửa tử”.

Ngày 21/6, bé được chuyển lên từ BV Đa khoa Bố Trạch trong tình trạng tím tái, lạnh ngắt, cân nặng chỉ gần 1.100gram. Người thân khai bé sinh non tại nhà lúc thai mới 28 tuần tuổi và tự cắt rốn.

Sau khi nhập viện, bé được đưa ngay vào phòng hồi sức nhi để theo dõi điều trị. Sau 2 ngày, người thân không tin bé được cứu sống nên xin đưa bé về, do nhà nghèo không có tiền để ở lại chăm bé.

Hằng ngày, bé Y.N được các y, bác sĩ Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam - Cuba Đồng Hới nâng niu, chăm sóc như con đẻ.

Hằng ngày, bé Y.N được các y, bác sĩ Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam - Cuba Đồng Hới nâng niu, chăm sóc như con đẻ.

“Với tình trạng của bé gái lúc đó, rất khó cho các bác sĩ điều trị, vì giải quyết cho về thì đồng nghĩa bé không còn hy vọng sống, mà ở lại thì cả Khoa sẽ khó thêm bội phần. Sau khi thảo luận, cả Khoa đi đến quyết định, trước hết phải động viên ba mẹ bé, để con lại cho các bác, các dì nuôi đến khi khỏe mạnh sẽ cho bé về, rồi sau đó tìm phương án khác”, bác sĩ Trưởng khoa Phạm Thị Ngọc Hân nhớ lại.

Vì người thân của bé đã về quê, nên các y, bác sĩ Khoa Nhi thay nhau vừa làm thầy thuốc, lại làm tất cả công việc của người mẹ hiền chăm con. Bé nằm điều trị ở phòng hồi sức tích cực 1 tháng, khi thể trạng đã ổn hơn thì được chuyển lên phòng sơ sinh đặc biệt tiếp tục điều trị. Tuy bé còn nhỏ chưa hiểu chuyện, nhưng rất ngoan, ít quấy khóc…

Đến thời điểm này, sau 2 tháng chăm sóc, điều trị, bé Y B.N đã thành một cô bé kháu khỉnh, cân nặng gần 2,6kg, đôi mắt to tròn tràn đầy sự sống. Nhìn bé ai cũng thương. Như có thêm nguồn động lực, không ai bảo ai, những người trong Khoa thay nhau mỗi ngày đi xin sữa và chăm bé không khác gì con ruột của mình.

Tháng đầu tiên nuôi dưỡng, Khoa vẫn liên lạc qua điện thoại để thông báo tình hình sức khỏe của bé cho người thân được biết. Nhưng tháng trở lại đây, Khoa mất liên lạc với người thân của bé hoàn toàn.

Sau 2 tháng ở bệnh viện, bé Y B.N trở nên kháu khỉnh, cân nặng gần 2,6kg.

Sau 2 tháng ở bệnh viện, bé Y B.N trở nên kháu khỉnh, cân nặng gần 2,6kg.

Quá trình chăm sóc điều trị, bé không có người thân nên không thể hoàn thiện các thủ tục để làm giấy chứng sinh, giúp bé hưởng các chính sách bảo hiểm y tế. Vì thế, Khoa phải làm tờ trình báo cáo Ban Giám đốc BV về trường hợp của bé Y.B.N để nhờ hỗ trợ.

Nhận tờ trình với thông tin không thể ngắn gọn hơn: Mẹ tên Y.B (SN 1995) ở xã Thượng Trạch. Bác sĩ Nguyễn Đức Cường, Giám đốc BV đã trực tiếp gọi cho Giám đốc Trung tâm Y tế Bố Trạch và Bộ đội Biên phòng tỉnh nhờ tìm kiếm.

Đến thời điểm này, theo thông tin từ Bí thư Đảng ủy xã Thượng Trạch, đã xác định được bố đẻ của bé tên là Đ.K.X, còn mẹ bé đi rừng chưa về nên chưa thể liên lạc được. “Hiện chính quyền xã và các cơ quan chức năng đang làm các thủ tục liên quan, phát thông báo tìm cha mẹ đẻ của cháu bé. Trong thời hạn 7 ngày nếu cha mẹ không đến nhận con, xã sẽ làm các thủ tục pháp lý để bảo vệ quyền lợi cho cháu bé theo quy định”, Bí thư Đảng ủy xã thông tin.

Theo bác sĩ Hân, trường hợp sinh non như Y.B.N ở Khoa không hiếm. Mỗi năm Khoa phải tự chăm sóc, nuôi dưỡng từ 2 - 3 trường hợp, hầu hết là con em đồng bào dân tộc thiểu số, do hạn chế về nhận thức nên tư tưởng “mất đứa này, đẻ đứa khác”. Số khác vì nhiều lý do, không để con được điều trị mà kiên quyết đưa về do không có điều kiện ở lại chăm sóc dài ngày. Các y, bác sĩ trong Khoa phải thuyết phục bằng nhiều cách, với hy vọng “còn nước còn tát”. Thậm chí có trường hợp phải đưa ra phương án “báo công an”, bà con mới để các cháu ở lại cho Khoa nuôi dưỡng.

“Bé Y.B.N là trường hợp đặc biệt được Khoa chăm sóc lâu nhất. Do ba mẹ là người dân tộc, nên thiếu kiến thức về sinh sản, điều kiện sống khó khăn, cháu bị suy dinh dưỡng từ trong bào thai, lại sinh rớt tại nhà lúc thai mới 28 tuần tuổi và tự cắt rốn… nên việc điều trị và nuôi dưỡng tốn kém, phức tạp hơn các trường hợp khác”, bác sĩ Hân nói.

Tuy nhiên, bằng tình yêu thương, trách nhiệm người thầy thuốc, các y, bác sĩ luôn dành cho bé sự quan tâm đặc biệt. Thậm chí, có những lọ thuốc giá 15 triệu đồng/lọ nhưng các bác sĩ vẫn chỉ định để tiêm cho Y.B.N để giành lại sự sống cho bé.

Để nuôi dưỡng, chăm sóc những cháu bé như trên, bác sĩ Hân phải tranh thủ kêu gọi đồng nghiệp từ TP HCM và một số nhà hảo tâm cùng các đồng nghiệp chắt chiu dành dụm thành “Quỹ Tình thương Khoa Nhi” để có nguồn kinh phí. Trong nhiều tình huống, ngoài trình độ chuyên môn, trách nhiệm của người thầy thuốc, với các y, bác sĩ, mỗi “y lệnh” còn xuất phát từ trái tim, coi người bệnh như nguời thân để giành lấy sự sống trước làn ranh “cửa tử”.

Đọc thêm

Bệnh gây chết người từ Congo có nguy cơ lây tới TP HCM không?

Đoàn của CDC châu Phi đến Congo hỗ trợ (Ảnh: AFRICACDC)
(PLVN) - Dù WHO đánh giá nguy cơ lây lan bệnh là thấp ở cấp độ khu vực và toàn cầu, song TP HCM vẫn đang theo dõi sát tình hình diễn biến dịch bệnh lạ nguy hiểm gây chết người hàng loạt tại Congo, đồng thời chuẩn bị sẵn sàng phương án đáp ứng theo từng mức độ nguy cơ của dịch.

Vinmec cứu sống bệnh nhân ung thư thực quản giai đoạn muộn

Bác sĩ đa chuyên khoa phối hợp tìm ra phương án điều trị cho bệnh nhân.
(PLVN) - Bệnh nhân 54 tuổi mắc ung thư thực quản giai đoạn muộn, lại bị huyết áp cao, tiểu đường. Ngỡ không qua được cửa tử khi bị nhiều bệnh viện từ chối phẫu thuật, nhưng may mắn, nhờ đội ngũ bác sĩ Vinmec Times City (Hà Nội), bệnh nhân đã được cứu sống ngoạn mục.

Cô gái trẻ mắc viêm não do... khối u buồng trứng

Bệnh nhân đang được điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương. Ảnh: Thanh Thanh
(PLVN) -  Vốn là một cô gái trẻ khỏe mạnh, khoảng 2 tuần trước ngày nhập viện điều trị, bệnh nhân nữ T.H.N.Y (20 tuổi, ở Cẩm Lệ, Đà Nẵng) có biểu hiện rối loạn tâm thần, nói nhảm nên được người nhà đưa đi bệnh viện...

Bác sĩ Bệnh viện Phổi Trung ương nêu 'bí quyết' giúp cai thuốc lá thành công

Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thị Phương Anh - Trưởng Khoa thăm dò và Phục hồi Chức năng, Bệnh viện Phổi Trung ương.
(PLVN) - Theo Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thị Phương Anh – Trưởng Khoa thăm dò và Phục hồi Chức năng, Bệnh viện Phổi Trung ương, có 3 yếu tố giúp người hút tránh được tác hại của các loại thuốc lá, đặc biệt là thuốc lá mới gồm: Hiểu biết, quyết tâm và sự hỗ trợ. Trong đó quyết tâm là yếu tố quan trọng nhất.

Dịch bệnh bí ẩn bùng phát ở Congo, nhiều quốc gia lo ngại nguy cơ lây lan

Đã có hơn 100 trường hợp mắc bệnh X thiệt mạng ở Congo được ghi nhận. (Ảnh: Africa CDC)
(PLVN) - Cộng hòa Dân chủ Congo đang phải đối mặt với một dịch bệnh bí ẩn, được gọi là bệnh X. Tính đến ngày 11/12, có 416 ca bệnh được báo cáo, trong đó có hơn 100 ca tử vong. Có hơn 50% số ca tử vong là trẻ em, đặc biệt là trẻ suy dinh dưỡng. Căn bệnh này bùng phát từ khu vực y tế Panzi, tỉnh Kwango, vào cuối tháng 10/2024 và đang trở thành tâm điểm chú ý trên toàn cầu.

Chữa lành tổn thương từ “không gian ảo”

Cần phải tách bản thân ra khỏi “thế giới ảo”, gần gũi với thiên nhiên, cuộc sống thực để chữa bệnh do mạng xã hội gây ra. (Ảnh minh họa - Nguồn: Trekking-Camping)
(PLVN) - Theo thống kê, có khoảng 73% người Việt Nam sử dụng Internet. Trong đó, có rất nhiều người thường xuyên dùng các tài khoản mạng xã hội. Đây là một không gian tiện lợi để mọi người trò chuyện, kết nối, nhưng cũng ẩn chứa nhiều rủi ro. Trong đó, không ít cá nhân đã bị tổn thương tâm lý từ cộng đồng “ảo” trên mạng xã hội.

Dấu hiệu giúp phụ huynh nhận biết con đang sử dụng thuốc lá điện tử

Việc hút thuốc lá ở độ tuổi thanh thiếu niên gây ra nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khoẻ thể chất và sức khoẻ tâm thần.
(PLVN) - Thuốc lá điện tử ngày càng trở nên phổ biến trong giới trẻ với hình thức hiện đại và hương vị đa dạng. Tuy nhiên, đằng sau vẻ ngoài “ vô hại ” ấy lại là hàng loạt nguy cơ đối với sức khỏe thể chất và tâm thần. Ths. Bác sĩ Nguyễn Thành Long, chuyên gia tại Viện Sức khỏe Tâm thần (Bệnh viện Bạch Mai) đưa ra những cảnh báo và biểu hiện giúp các bậc phụ huynh nhận biết và ngăn chặn kịp thời việc con em mình sử dụng loại sản phẩm nguy hiểm này.

Cần đẩy mạnh công tác phòng, chống lao trong trại giam

Ảnh minh họa: Ngọc Nga
(PLVN) - Tỷ lệ mắc và tử vong do bệnh lao của phạm nhân trong các trại giam của nước ta vẫn cao, nhận thức của phạm nhân về bệnh lao, đặc biệt là lao/HIV, lao đa kháng thuốc còn hạn chế nên nguy cơ lây nhiễm trong môi trường này rất lớn...

Bệnh viện Y Dược cổ truyền và PHCN tỉnh Phú Thọ áp dụng phương pháp mới phục hồi vận động sau chấn thương cột sống

Bệnh viện Y Dược cổ truyền và PHCN tỉnh Phú Thọ áp dụng phương pháp mới phục hồi vận động sau chấn thương cột sống
(PLVN) - Gần đây, Bệnh viện Y Dược cổ truyền và Phục hồi chức năng (PHCN) tỉnh Phú Thọ đã điều trị phục hồi chức năng thành công lấy lại khả năng vận động cho người bệnh N.T.H bị chấn thương cột sống bằng phương pháp y học cổ truyền kết hợp phục hồi chức năng.