Giảng viên, sinh viên Cao đẳng Dược Trung ương – Hải Dương lên đường hỗ trợ TP HCM chống dịch

Đoàn công tác của Trường Cao đẳng dược Trung ương Hải Dương trước khi lên đường vào TP HCM chống dịch.
Đoàn công tác của Trường Cao đẳng dược Trung ương Hải Dương trước khi lên đường vào TP HCM chống dịch.
0:00 / 0:00
0:00

(PLVN) - Sáng 25/8, Trường Cao đẳng Dược Trung ương Hải Dương tổ chức Lễ xuất quân hỗ trợ TP HCM đẩy lùi dịch bệnh COVID-19. Đợt này, trường có 52 giảng viên, sinh viên lên đường...

Theo chia sẻ của lãnh đạo Cao đẳng Dược Trung ương – Hải Dương, chưa đầy 6 giờ sau khi Bộ y tế kêu gọi, 100 giảng viên, sinh viên của trường đã nộp đơn tình nguyện vào hỗ trợ TP HCM lấy mẫu xét nghiệm, rà soát F0 tách ra khỏi cộng đồng.

52 giảng viên, sinh viên trong đoàn công tác hỗ trợ TP HCM đợt 1 này đều đã được tiêm vaccine đầy đủ, được xét nghiệm COVID-19 và từng tham gia các đợt chống dịch tại Hải Dương.

Phát biểu tại lễ xuất quân, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương Nguyễn Minh Hùng ghi nhận và hoan nghênh tinh thần nhiệt huyết của các giảng viên, sinh viên Trường Cao đẳng Dược Trung ương - Hải Dương đã xung phong vào nơi tuyến đầu để chống dịch. Trong một thời gian ngắn nhà trường đã tập hợp sinh viên, tổ chức tập huấn để trang bị các kiến thức, kỹ năng an toàn trong phòng chống dịch; chuẩn bị chu đáo các nhu yếu phẩm, đồ trang bị bảo hộ cho đoàn tình nguyện.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương Nguyễn Minh Hùng tặng hoa chúc mừng đoàn công tác.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương Nguyễn Minh Hùng tặng hoa chúc mừng đoàn công tác.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh mong muốn các giảng viên, sinh viên nhà trường quyết tâm cao nhất để cùng Đảng bộ, chính quyền và nhân dân TP HCM sớm khoanh vùng, dập dịch. Thành viên trong đoàn lên đường an toàn, giữ gìn sức khỏe, thực hiện tốt công việc được giao.

Thay mặt lãnh đạo nhà trường, Tiến sĩ Nguyễn Thị Hường, Chủ tịch Hội đồng Trường Cao đẳng Dược Trung ương Hải Dương cũng biểu dương tinh thần xung kích, tình nguyện của các tình nguyện viên; đề nghị các thành viên trong đoàn phát huy kiến thức được học tập ở nhà trường, kinh nghiệm từ các đợt tham gia chống dịch tại Hải Dương và kiến thức được tập huấn; thực hiện tốt thông điệp 5K và các biện pháp an toàn trong phòng chống dịch, không để bị lây nhiễm dịch; tuân thủ nghiêm túc quy định và sự phân công của trưởng đoàn cùng chính quyền và ngành y tế TP HCM.

Trong thời gian thực hiện nhiệm vụ, nếu gặp khó khăn, vướng mắc, kịp thời báo cáo với nhà trường và Sở y tế cùng UBND tỉnh Hải Dương, UBND TP HCM để tháo gỡ, giải quyết kịp thời, góp phần chung tay cùng với TP HCM sớm đẩy lùi dịch bệnh COVID-19.

Đoàn sinh viên tình nguyện nhà trường trước khi lên đường vào TP HCM chống dịch.

Đoàn sinh viên tình nguyện nhà trường trước khi lên đường vào TP HCM chống dịch.

Lãnh đạo Sở Y tế Hải Dương cho biết, Sở sẽ tiếp tục bố trí đoàn công tác thứ hai hỗ trợ TP HCM dập dịch COVID-19, gồm 5 bác sĩ ở các bệnh viện: Đa khoa tỉnh, Y học cổ truyền, Tâm thần và các Trung tâm Y tế Cẩm Giàng, TP Chí Linh; 25 điều dưỡng ở 12 đơn vị tuyến tỉnh và huyện.

Các đơn vị có nhiều cán bộ tham gia đợt này là Bệnh viện Tâm thần (4 cán bộ); Trung tâm Y tế các huyện Tứ Kỳ, Ninh Giang, Bình Giang mỗi nơi 3 người.

Sở Y tế cũng yêu cầu các đơn vị lựa chọn các cán bộ có sức khỏe tốt, đã tiêm 2 mũi vaccine phòng COVID-19. Sở Y tế sẽ gửi danh sách lên Bộ Y tế và sẵn sàng nhận nhiệm vụ khi có yêu cầu.

Đọc thêm

Ngăn chặn nguy cơ dịch bệnh lây lan, bùng phát dịp Tết

Số ca mắc sởi gia tăng tại nhiều địa phương. (Bệnh nhi điều trị sởi tại Khoa Nhi, BV Thanh Nhàn - Ảnh: Hoài Giang)
(PLVN) - Tết cận kề, nhu cầu đi lại và giao lưu của người dân tăng cao, làm gia tăng nguy cơ lây lan, bùng phát dịch bệnh. Để đón một cái Tết an lành, việc chủ động phòng ngừa bệnh từ sớm, từ xa không chỉ là trách nhiệm của ngành Y tế mà còn là nghĩa vụ của mỗi người dân.

Tử vong do ngộ độc cá nóc

Tử vong do ngộ độc cá nóc
(PLVN) - Chiều 6/1, UBND xã Bình Thạnh, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận xác nhận một vụ ngộ độc nặng do ăn cá nóc xảy ra trên địa bàn, khiến một người tử vong và bốn người khác phải nhập viện điều trị .

Nỗi lo ngại toàn cầu từ Virus HMPV ở Trung Quốc sau 5 năm dịch COVID-19?

Nỗi lo ngại toàn cầu từ Virus HMPV ở Trung Quốc sau 5 năm dịch COVID-19?

(PLVN) - Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Trung Quốc gần đây đã báo cáo sự gia tăng các ca bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, bao gồm cả HMPV, vào mùa đông. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chưa coi đây là tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu, nhưng sự gia tăng ca bệnh đã thúc đẩy các cơ quan chức năng tăng cường hệ thống giám sát.

Khi đổi mới sáng tạo thúc đẩy phát triển ngành Y tế

Các bạn trẻ tham quan Triển lãm giới thiệu thành tựu công nghệ ngành Y tế năm 2024. (Ảnh: MOST)
(PLVN) - Tiến bộ trong công nghệ sinh học và chuyển đổi số không chỉ hỗ trợ việc nghiên cứu, phát triển thuốc, vaccine, mà còn giúp cải thiện việc chẩn đoán, điều trị bệnh, cũng như phát triển các phương pháp điều trị tiên tiến, nâng cao chất lượng sống cho người dân.

Rủi ro tiềm ẩn trong “cơn sốt” làm đẹp đón Tết

Các bác sĩ xử trí một ca biến chứng sau nâng mũi làm đẹp. (Ảnh: BV Trung ương Quân đội 108)
(PLVN) - Trong vòng một tháng qua, các bệnh viện đã tiếp nhận và điều trị nhiều trường hợp biến chứng nghiêm trọng do làm đẹp. Thậm chí, một số ca rơi vào tình trạng nguy kịch, tưởng chừng không thể vượt qua “cửa tử”.

Câu chuyện bảo hiểm y tế khi đồng bào 'lên vùng'

Chị Rơ Ô H’Hóp trong một buổi truyền thông về bệnh lao.
(PLVN) - Việt Nam là một trong 30 quốc gia có gánh nặng bệnh lao và lao kháng thuốc cao nhất trên thế giới. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ước tính, năm 2020 có trên 172.000 người mắc và 10.400 người chết vì bệnh lao tại Việt Nam…