Diễn biến dịch bệnh Covid-19 trên toàn thế giới

Giảng viên ở Vũ Hán, bác sỹ Nhật Bản chia sẻ kinh nghiệm cực đơn giản để chiến thắng khi bị nhiễm Covid-19

(PLVN) - Không nên hoảng loạn trước dịch bệnh Covid-19. Một bác sỹ người Nhật, một giảng viên ở Vũ Hán trực tiếp chiến đấu với dịch Covid-19 đã chứng minh biện pháp cực đơn giản để chiến thắng

Dinh dưỡng, kỷ luật, bình tĩnh không hoảng loạn

Thông tin từ trang Sohu: Wan Qian (Vạn Khiêm) là giảng viên của Viện Kiến trúc và Quy hoạch đô thị thuộc trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hoa Trung. Sau khi nhiễm COVID-19, mỗi ngày, anh đều kiên trì viết trên Weibo (mạng xã hội lớn nhất Trung Quốc), nói tất cả những suy nghĩ của mình trong suốt thời gian cách ly. Trong hơn một tháng, số lượng người theo dõi Weibo của Wan Qian đã tăng từ 3.000 lên gần 1 triệu.

Theo thông tin trên trang cá nhân của  Wan Qian, từ ngày 18/1 đến ngày 24/1, gia đình bốn người của Wan Qian được chẩn đoán bị nhiễm bệnh, đầu tiên là vợ và mẹ vợ, tiếp đó là cô con gái 8 tuổi và Wan Qian.

Đối mặt với tình trạng ấy, Wan Qian đã không hoảng loạn. Anh bình tĩnh phán đoán và phân tích tình hình hiện tại. Trước hết, tất cả các bệnh viện ở Vũ Hán đều gặp khó khăn trong việc tìm giường và khả năng họ được điều trị là vô cùng thấp. Tiếp theo, cho dù tính truyền nhiễm của virus này là rất lớn, nhưng không quá đáng sợ. Cuối cùng, các triệu chứng của cả gia đình không thực sự nghiêm trọng.

Wan Qian cho rằng, dịch viêm phổi này không gây tử vong cho 98% người nhiễm, 2% người nhiễm còn lại có thể rơi vào tình thế cực kỳ nguy hiểm vì bệnh sẽ chuyển biến theo chiều hướng nghiêm trọng.

“Tôi khá tự tin về tình hình của vợ, con gái và bản thân mình, tôi không nghĩ chúng tôi sẽ rơi vào 2% còn lại. Lo lắng lớn nhất của tôi là mẹ vợ, chỉ có thể trông chờ vào vận may”. Wan Qian nói rằng, họ quyết định cách ly và điều trị tại nhà. Họ uống thuốc theo lệnh chỉ định “từ xa” của bác sĩ đồng thời dựa vào những kiến thức về cách ly mà họ có được để tự cứu.

Wan Qian - người biết dùng lý trí để đối phó với dịch bệnh (Nguồn ảnh: Sohu)
Wan Qian - người biết dùng lý trí để đối phó với dịch bệnh (Nguồn ảnh Sohu)

“Để bảo vệ bản thân trước hết cần bình tĩnh phân tích bệnh tật của bản thân, xem xét các điều kiện cụ thể của gia đình bạn, phân tích ưu nhược điểm của các “chiến lược” đối phó khác nhau và đưa ra lựa chọn hợp lý nhất”, Wan Qian viết.

Bước đầu tiên của anh là đếm số vật tư mà hiện gia đình mình đang có. Trước khi được xác nhận đã nhiễm bệnh từ bệnh viện, vợ anh đã chuẩn bị đầy đủ giấy vệ sinh, cồn, dung dịch khử trùng, khẩu trang và túi rác cỡ lớn.

Anh đã chủ động đảm nhiệm việc dọn dẹp sạch sẽ nhà bếp và phòng tắm vì một lý do đơn giản - trong bốn người nhiễm bệnh, anh là người có sức khỏe tốt nhất. Do vợ anh làm nghề y nên cũng bình tĩnh trong xử lý các tình huống. Khi còn chưa phát bệnh, cô đã in một bản ghi nhớ về việc uống thuốc.

Hình thức này giống như quy trình phẫu thuật trong bệnh viện, trong đó ghi rõ số lượng và thời gian uống thuốc mỗi ngày, kèm theo ghi chú. Mỗi lần uống thuốc, mọi người đều phải đánh dấu là đã uống. Mặc dù chỉ là một chi tiết nhỏ nhưng giúp ích rất nhiều cho người già và trẻ nhỏ để tránh quên hoặc dùng thuốc sai.

Bên cạnh việc kiên trì uống thuốc, Wan Qian cũng đảm bảo dinh dưỡng cho cả gia đình trong thời gian cách ly tại nhà để không ai đuối sức.

Anh biết, sau khi nhiễm bệnh mọi người chắc chắn sẽ không còn cảm giác thèm ăn. Wan Qian đã chuẩn bị một cái nồi lớn để nấu súp gà. Bởi cách nấu món này rất đơn giản, và hơn thế, khi không ăn nổi cơm thì chỉ cần uống súp gà vẫn có thể đảm bảo dinh dưỡng.

Trong thời gian cách ly điều trị tại nhà, gia đình Wan Qian phân chia chỗ ở. Bố mẹ vợ sống ở tầng dưới, mỗi người một phòng. Anh và con gái sống ở tầng trên. Ban đầu, vợ anh cũng cách ly tại nhà, đến ngày 28/1 thì được đưa vào bệnh viện.

Không chỉ vậy, chậu rửa mặt, cốc nước, đũa… tuyệt đối không được dùng chung, trước khi dùng phải tráng qua bằng nước sôi, điện thoại di động sáng và tối phải được lau và khử trùng bằng cồn. Dù cùng sống chung ở nhà, nhưng mọi người đều phải đeo khẩu trang, ngay cả lúc đi ngủ.

Wan Qian viết rằng, trò chuyện qua video trở thành công cụ giao tiếp chính vì mọi người hạn chế tối đa việc gặp mặt. Mỗi ngày anh đều trò chuyện video với bố mẹ vợ để tìm hiểu tình trạng của họ.

Để ngăn chặn sự lây lan của virus, Wan Qian khử trùng nghiêm ngặt nhà vệ sinh theo hướng dẫn mỗi ngày. Tuy nhiên, khẩu trang và khăn giấy mà gia đình anh đã sử dụng sẽ được khử trùng trước khi cho vào túi rác. Họ bỏ các túi rác nhỏ trong một túi rác lớn và khử trùng trong 20 phút trước khi vứt bỏ. Cuối cùng, luôn ghi chú phía ngoài túi rác để nhắc nhở nhân viên vệ sinh: “Đã khử trùng, đừng chạm vào bên trong”.

Wan Qian nghỉ ngơi trên giường mỗi ngày để tiết kiệm năng lượng và cố gắng kéo dài thời gian chiến đấu với virus trong cơ thể.

Vào ngày 28/1, ngày thứ năm sau khi nhiễm bệnh, Wan Qian đối mặt với giai đoạn khó khăn nhất trong thời kỳ nhiễm bệnh. Sốt cao, cơ thể không nghe theo sự sai bảo của lý trí, nhưng ý thức của Wan Qian vẫn rất tỉnh táo.

Sau khi hạ sốt, anh mơ hồ cảm thấy mình có thể vượt qua “giai đoạn khó khăn” này. Cùng ngày, anh nhận được tin tình trạng của vợ đã được cải thiện hơn sau khi nhập viện.

Nguyện vọng lớn nhất của Wan Qian là nhanh trở lại cuộc sống thường ngày (Nguồn ảnh Sohu)
Nguyện vọng lớn nhất của Wan Qian là nhanh trở lại cuộc sống thường ngày (Nguồn ảnh Sohu)

Là một bệnh nhân nhẹ, kế hoạch điều trị mà anh đưa ra rất đơn giản: dinh dưỡng, nghỉ ngơi, cộng với các loại thuốc phụ trợ để ngăn ngừa biến chứng và nhiễm trùng theo chỉ dẫn của bác sĩ, dùng sức đề kháng của chính mình để thúc đẩy sự hình thành miễn dịch.

Từ đầu đến cuối, Wan Qian luôn đối mặt với dịch bệnh một cách tích cực. Mục đích của việc anh viết Weibo là muốn nói với mọi người đừng sợ hãi.

“Hoảng loạn là sự tồn tại đáng sợ nhất đối với mỗi chúng ta. Sự hoảng loạn sẽ khiến bạn mất hết lý trí”. Wan Qian còn viết rằng, khi đối mặt với dịch bệnh, ai cũng sẽ trải qua tâm trạng lo lắng, phẫn nộ và thậm chí là tuyệt vọng, nhưng đừng để tuyệt vọng dẫn dắt bạn đi. Chỉ có sự bình tĩnh và lý trí là chìa khóa để bạn thoát khỏi bi kịch của số phận”.

 Hiện tại, vợ anh đã khỏi bệnh, mẹ vợ và con gái anh đều đã xét nghiệm âm tính.

Sáng ngày 25/2, Wan Qian đến bệnh viện để xét nghiệm axit nucleic lần nữa. Bác sĩ cho giấy hẹn ngày 27/2 sẽ có kết quả. Anh không hề lo sợ, bởi anh tin mình sẽ vượt qua.

Bác sỹ Nhật: Chữa bệnh bằng biện pháp bình thường

Dân Việt đưa tin: Bác sỹ Tsunehiro Shimizu, Trưởng khoa bệnh truyền nhiễm tại Bệnh viện thành phố Kyoto  Nhật Bản cho biết  đã chữa khỏi cho 2 bệnh nhân nhiễm virus corona nhấn mạnh rằng, những người bệnh nhẹ có thể được chữa khỏi bằng các biện pháp bình thường, đơn giản.

Bác sĩ Tsunehiro Shimizu, Trưởng khoa bệnh truyền nhiễm tại Bệnh viện thành phố Kyoto, Nhật Bản
 Bác sĩ Tsunehiro Shimizu, Trưởng khoa bệnh truyền nhiễm tại Bệnh viện thành phố Kyoto, Nhật Bản

Ông chia sẻ: "Khi một bệnh nhân có các triệu chứng nhẹ, không dễ để phân biệt liệu mầm bệnh viêm phổi là do virus corona mới hay yếu tố gì khác, ngoại trừ tiến hành xét nghiệm phản ứng chuỗi polymerase (PCR)", bác sĩ Shimizu nói trong một cuộc phỏng vấn gần đây với The Asahi Shimbun.

Vì không có thuốc đặc trị cho bệnh nhân nhiễm virus corona, bác sĩ Tsunehiro đã kê thuốc hạ sốt cho 2 bệnh nhân nhiễm virus corona có các triệu chứng viêm phổi nhẹ.

"Chúng tôi không có lựa chọn nào khác ngoài việc chờ đợi sự hồi phục của chính bệnh nhân", bác sĩ Tsunehiro nhấn mạnh và cho biết thêm rằng sau đó, 2 bệnh nhân đã dần khỏi bệnh.

Cũng theo vị bác sĩ Nhật, để ngăn chặn sự lây lan của virus corona mới vào thời điểm này là điều không thể nhưng ông nhấn mạnh, điều quan trọng là phải ngăn chặn sự gia tăng số lượng bệnh nhân nặng.

"Giống như bệnh cúm thông thường, chúng tôi đề nghị công chúng thực hiện các biện pháp phòng ngừa triệt để, chẳng hạn như rửa tay thường xuyên", ông Tsunehiro nói.

Tin cùng chuyên mục

Bệnh sởi ở Hà Nội xu hướng tăng

Bệnh sởi ở Hà Nội xu hướng tăng

(PLVN) -  Theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP Hà Nội (CDC Hà Nội), trong tuần qua (15/11- 22/11) toàn thành phố ghi nhận 28 trường hợp mắc sởi, trong đó 26 trường hợp chưa tiêm vaccine phòng sởi.

Đọc thêm

Cứu người phụ nữ ăn lá ngón tự tử

Cứu người phụ nữ ăn lá ngón tự tử
(PLVN) - Giận chồng, người phụ nữ ở huyện vùng cao Tây Giang (Quảng Nam) ăn 6 lá ngón để tự tử. Chị này may mắn được các bác sĩ Phòng khám quân dân y Axan cứu sống.

1 phụ nữ tử vong nghi do bệnh dại

Ảnh minh họa
(PLVN) - Người phụ nữ 49 tuổi ở Đắk Lắk vừa tử vong sau 2 tháng bị chó nhà cắn nhưng không tiêm vaccine phòng dại; tại 1 huyện của tỉnh Yên Bái, trong 2 ngày có 12 người dân bị phơi nhiễm bệnh dại.

Lửa nhiệt huyết chưa bao giờ nguội ở chuyên gia chẩn đoán hình ảnh với hơn 40 năm cống hiến

 PGS.TS.BSCC Nguyễn Quốc Dũng luôn hết mình vì chuyên môn và vì sức khỏe người dân. (Ảnh trong bài: NVCC)
(PLVN) - Hơn 4 thập kỷ cống hiến trong ngành Y, trải qua nhiều vai trò khác nhau, vị chuyên gia ấy vẫn luôn cháy lửa nghề. Đến nay, khi tuổi đã ngoài 60, ông luôn nỗ lực làm mới bản thân trước guồng quay công nghệ nhằm áp dụng những kỹ thuật tiên tiến nhất vào công tác khám, chữa bệnh phục vụ người dân.

Thủ tướng chỉ đạo tăng cường công tác phòng bệnh sởi

Bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm lây lan qua đường hô hấp, đã từng xảy ra những đợt dịch lớn; hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu.
(PLVN) - Trong những tháng gần đây, bệnh sởi có xu hướng gia tăng tại một số địa phương. Để chủ động kiểm soát, ngăn ngừa, không để bệnh sởi lây lan, bùng phát trên diện rộng, ngày 14/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký ban hành công điện yêu cầu các bộ, cơ quan liên quan và các địa phương tăng cường công tác phòng, chống bệnh sởi.

Điều chỉnh giá khám, chữa bệnh theo mức lương cơ sở

Ảnh minh hoạ: Ngọc Nga
(PLVN) - Đến nay Bộ Y tế đã phê duyệt giá khám chữa bệnh 15 bệnh viện theo mức lương cơ sở. Bộ này đánh giá, khi điều chỉnh giá khám bệnh, chữa bệnh theo yếu tố tiền lương từ mức lương cơ sở 1,8 triệu lên 2,34 triệu đồng, phần đồng chi trả (ở mức 20% và 5%) tăng thêm không nhiều.

Kiểm soát chặt chẽ chất lượng bữa ăn học đường

Cần sự phối hợp từ phía nhà trường, gia đình và cả xã hội trong việc đảm bảo chất lượng bữa ăn bán trú cho học sinh. (Ảnh minh họa: SKĐS)
(PLVN) -  Thời gian qua, vấn đề chất lượng bữa ăn bán trú cho học sinh đã trở thành mối lo ngại ở nhiều trường học tại các thành phố lớn, đặc biệt là TP Hồ Chí Minh. Điều này khiến phụ huynh vô cùng bất an và để lại hệ lụy không nhỏ cho sức khỏe của học sinh.

Tăng thuế thuốc lá để giảm thiệt hại 108.000 tỷ đồng mỗi năm

Bà Phan Thị Hải- Phó Giám đốc phụ trách Quỹ Phòng chống tác hại của thuốc lá phát biểu tại hội thảo (Ảnh: BTC)

(PLVN) - Theo ThS Phan Thị Hải - Phó Giám đốc phụ trách Quỹ Phòng chống tác hại của thuốc lá Việt Nam, mỗi năm thuốc lá gây tổn thất khoảng 108.000 tỷ đồng chi phí khám chữa bệnh. Việc tăng thuế sẽ làm giảm đáng kể việc tiếp cận thuốc lá, cũng làm giảm tỷ lệ tử vong và tổn thất sức khỏe...