Giảng viên bỏ nghề về quê trồng dưa lưới

Vườn dưa lưới của chị Chung tại quê nhà
Vườn dưa lưới của chị Chung tại quê nhà
(PLO) - Đang làm giảng viên kiêm “chuyên gia” chuyển giao công nghệ mô hình trồng dưa lưới, chị Chung bất ngờ rời bỏ sự ổn định, về quê làm nông.

Quyết định táo bạo

Trước khi đi đến quyết định táo bạo này, chị Phan Thị Kim Chung (SN 1982, ngụ xóm 4, xã Xuân Viên, huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh) từng nhiều lần dang dở với con đường học vấn. Năm 2001, chị thi đỗ Đại học Y Thái Nguyên nhưng gia đình không có điều kiện nên đành gác lại giấc mơ để sang Đài Loan xuất khẩu lao động Sau 2 năm trở về, cô gái tiếp tục chọn thi vào trường y song không đỗ. Bước rẽ với nghề nông bắt đầu từ đây, khi chị chuyển sang học Trường Đại học Nông lâm TP HCM, ngành nông học.

Dù bỡ ngỡ với ngành học “ngoài dự tính”, chị vẫn tốt nghiệp đại học với tấm bằng loại ưu. Ra trường, chị lại có một quyết định bất ngờ khác đó là sang Israel du học theo diện nghiên cứu sinh. Năm 2012 về nước, chị Chung được nhận vào làm giảng viên của Khoa Nông học, Trường Trung cấp Nông lâm nghiệp Bình Dương. 

Quá trình đứng trên giảng đường, cô gái 8X vừa là giảng viên, vừa làm nông dân, chị mượn 500m2 đất nhà trường trồng dưa lưới. Chỉ sau hai tháng, khu đất trống ngày nào đã đem về khoản thu hơn 30 triệu đồng. Dưa lưới ngọt, được người tiêu dùng ưa chuộng nên thành công bước đầu ấy khiến nhiều người biết đến. Do vậy, nhiều nhà vườn đã tìm tới nhờ chuyển giao công nghệ. Bởi vậy mà đầu năm 2017, khi biết chị Kim Chung nghỉ dạy học, nhiều người đã không khỏi bất ngờ.

Đứng dậy sau bão

Xã Xuân Viên, nơi chị sinh ra là vùng đất ven núi, người dân chủ yếu trồng hoa màu, buôn bán. Tuy nhiên, do làm nông nghiệp đơn thuần nên hiệu quả kinh tế không cao, nhiều mảnh đất còn bị bỏ hoang. Những lần về quê thấy mảnh vườn rộng 1.000m2 của bố mẹ trồng rau màu không có hiệu quả cao, chị Chung bày tỏ muốn dựng nhà xưởng trồng dưa lưới. 

Trước ánh mắt hồ nghi của người thân, chị Chung tích góp và vay mượn được 500 triệu đồng dồn hết vào việc dựng nhà lưới, mua dưa giống... Khi vườn dưa lưới chỉ còn 10 ngày nữa thu hoạch thì cơn bão số 2 năm 2017 đổ bộ khiến nhà xưởng sập hoàn toàn, quả hư, cây giống hỏng. “Hôm đó nhìn nhà xưởng lung lay rồi sập dần trước mắt, tôi đau lòng, tiếc nuối vô cùng. Cảm giác thành quả đến tay rồi mà bị hất đổ, hụt hẫng lắm”.

Nhưng không vì thế mà người phụ nữ nhỏ bé ấy đầu hàng. Chị vào lại TP HCM làm thêm, vay bạn bè, thầy cô thời trung học phổ thông để đầu tư gỡ gạc. Cuối năm 2017, cô gái 8X trở về khôi phục lại cơ sở từ những cái nhỏ nhất. 

Chị bắt tay vào xây dựng lại 3 nhà màng khép kín được thiết kế chắc chắn để phòng chống mưa bão cùng với hệ thống tưới nước nhỏ giọt theo công nghệ của Israel. Trong đó, một nhà màng chị ươm thử nghiệm 600 cây dưa với nhiều loại giống của Nhật Bản; còn 2 nhà màng chị trồng hơn 1.600 giống dưa lưới của các nước Hà Lan, Israel.

Nhờ chăm sóc đúng kỹ thuật nên hàng trăm gốc dưa lưới phát triển nhanh, quả to, đều, ngọt. Tháng 6/2018, sau bao vất vả, chị đã thu được thành quả đầu tiên. Lứa dưa lưới đầu tiên bán ra thị trường đã thu về khoảng nửa tỷ đồng, gần đủ để bù vào vụ mất mát trước.

Theo chị Chung, việc áp dụng trồng dưa lưới trong nhà màng vừa giúp chắn mưa vừa ngăn côn trùng xâm nhập, giúp giảm chi phí sản xuất (do không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật để phòng trừ côn trùng gây hại). Dưa lưới được chăm bón đúng kỹ thuật sẽ cho trọng lượng từ 1,5 đến 2kg/quả. Quả dưa giòn, ngọt, có vị thanh, độ đường 14%, giá bán tại vườn là 60.000 đồng một kg, nếu mua số lượng lớn là 45.000 đồng. Vòng đời của cây từ lúc ươm hạt cho đến khi thu hoạch khoảng hơn 2 tháng.Với điều kiện khí hậu tại các tỉnh miền Trung, mỗi năm người dân có thể trồng được 3 vụ dưa lưới.

Chị chia sẻ: “Tôi quan niệm ngã ở đâu thì đứng dậy ở đó. Khi bão đổ bộ, nhìn hệ thống nhà xưởng đổ ngổn ngang, không khỏi thấy chán nản. Nhưng chính sự thất bại đó đã thách thức tôi tiếp tục làm việc, phát triển kinh tế, cũng là tìm hướng đi mới cho người dân nghèo nơi đây”.

Ông Ngụy Khắc Phúc – Chủ tịch UBND xã Xuân Viên, huyện Nghi Xuân cho hay, mô hình trồng dưa lưới đã mang đến nguồn thực phẩm sạch, an toàn cho người tiêu dùng. Đây là hướng đi mới, chính quyền xã luôn sẵn sàng hỗ trợ mở rộng mô hình.

Đọc thêm

Nhất định phải gỡ được 'thẻ vàng' IUU

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến phát biểu tại Hội nghị. (Ảnh: Thanh Thanh).
(PLVN) - Đó là yêu cầu được Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến nhấn mạnh khi chủ trì Hội nghị Kiểm ngư Việt Nam 10 năm đồng hành cùng ngư dân, thực thi pháp luật và bảo vệ nguồn lợi thủy sản, chống khai thác IUU vì một ngành thủy sản xanh và phát triển bền vững diễn ra hôm qua (15/4).

Cách nào phát triển thương mại công nghiệp vùng núi phía Bắc?

Ảnh minh họa: TTXVN.
(PLVN) - Vùng Trung du và miền núi phía Bắc (TD&MNPB) có nhiều thuận lợi để phát triển thương mại biên giới nói riêng và xuất nhập khẩu (XNK) nói chung nhưng vẫn còn tồn tại một số hạn chế lớn, cần có sự liên kết vùng để phát huy thế mạnh từng địa bàn.

Xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành trung tâm kinh tế biển mạnh

Cảng biển Chân Mây (huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế) đang được chú trọng đầu tư về hạ tầng để thu hút các hãng tàu, doanh nghiệp. (Ảnh: Thùy Nhung)
(PLVN) - Với mục tiêu xây dựng vùng biển, đầm phá Tam Giang - Cầu Hai, Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô thành một trong những trung tâm kinh tế biển phát triển mạnh của cả nước, thời gian qua, tỉnh Thừa Thiên Huế đã chú trọng các dự án đầu tư vào hạ tầng cảng, hạ tầng khu công nghiệp, khu phi thuế quan… nhằm phục vụ phát triển sản xuất, kinh doanh.

MB được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê 2024

MB được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê 2024
(PLVN) - Vượt qua nhiều giải pháp xuất sắc, 3 sản phẩm số của MB là vòng thời trang thanh toán Stellar, thẻ MB JCB Be The Sky và phần mềm quản lý bán hàng mSeller đã được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê 2024, đánh dấu lần thứ sáu liên tiếp (2019-2024) MB nhận giải thưởng này.

Khơi thông động lực tăng trưởng mới

Diễn đàn Doanh nghiệp 2024 với chủ đề “Khơi thông động lực tăng trưởng mới”. (Ảnh: Thanh Thanh)
(PLVN) - Khôi phục các động lực tăng trưởng truyền thống và khơi thông, tận dụng hiệu quả các động lực tăng trưởng mới hướng đến phát triển bao trùm, bền vững trở thành yêu cầu vừa mang tính cấp bách, vừa mang tính chiến lược lâu dài đối với nền kinh tế Việt Nam.

Sẵn sàng khởi công cao tốc Chi Lăng - Hữu Nghị

Cao tốc Chi Lăng - Hữu Nghị sẽ nối thẳng với cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn. (Ảnh: Đèo Cả).
(PLVN) -  Sau quá trình dài chuẩn bị do những vướng mắc về thủ tục và vốn, theo dự kiến, cao tốc Chi Lăng - Hữu Nghị (Lạng Sơn) sẽ được khởi công vào ngày 21/4 tới đây. Đây là dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm của ngành Giao thông vận tải.

Bảo mật thông tin trong lĩnh vực chứng khoán: Chủ động phòng hơn chống

Sự cố VNDIRECT bị tấn công mạng cảnh báo sự tuân thủ quy định pháp luật về an toàn thông tin. (Ảnh minh họa - Nguồn: V.G.P).
(PLVN) - Theo đại diện các cơ quan quản lý và các chuyên gia, về tổng thể, Việt Nam đã có hệ thống đầy đủ với các văn bản quy phạm pháp luật (QPPL) về an toàn thông tin (ATTT), song tính tuân thủ còn hạn chế mà vụ việc Công ty CP Chứng khoán VNDIRECT bị tấn công vừa qua là một tiếng chuông cảnh tỉnh.

Giá trị của chữ 'tín'

Giá trị của chữ 'tín'
(PLVN) -  Để liên kết theo chuỗi giá trị thành công, thì “quan trọng nhất là phải công khai, minh bạch, tự nguyện, thống nhất, giữ uy tín giữa các bên. Không giữ được chữ “tín” thì không thể liên kết thành công”. Đó là ý kiến của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái, Trưởng Ban Chỉ đạo đổi mới, phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã (HTX), khi dự và phát biểu tại Diễn đàn HTX quốc gia năm 2024 chủ đề “Phát triển bền vững chuỗi giá trị sản phẩm”.