Giang mai bẩm sinh gia tăng mạnh - Mối lo ngại lớn của Mỹ

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.
(PLVN) - Mới đây, theo Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), số lượng trường hợp trẻ em bị giang mai bẩm sinh (lây từ mẹ sang con) đang tăng gấp đôi ở Mỹ kể từ năm 2013.

Giang mai là bệnh rất dễ lây nhiễm, do vi khuẩn hình xoắn ốc Treponema pallidum gây ra và lây lan qua quan hệ tình dục không an toàn. Bệnh có thể truyền từ người mẹ bị nhiễm giang mai sang thai nhi thông qua dây rốn hoặc nước ối.

Dấu hiệu đầu tiên của bệnh giang mai là những vết loét không đau ở bên ngoài bộ phận sinh dục, hậu môn, hay trực tràng. Vết loét cũng có thể xuất hiện trên môi và trong miệng. Thế nhưng cũng có nhiều trường hợp chẳng có triệu chứng gì, đặc biệt là ở phụ nữ.

Những người mắc bệnh mà không có triệu chứng nên không biết rằng họ đã mang bệnh và có thể lây truyền nó cho những người khác. Sau khi điều trị bệnh giang mai, phụ nữ vẫn có thể tái nhiễm nên họ phải đảm bảo sẽ tiếp tục kiểm tra định kỳ. 

Theo CNN dẫn thông tin từ CDC, đây là năm thứ 5 liên tiếp, số lượng người mắc bệnh lậu, giang mai tăng ở Mỹ. Chỉ riêng trong năm ngoái, tổng cộng có 2,4 triệu ca nhiễm bệnh được chuẩn đoán. 

8 trong 10 phụ nữ mang thai mắc giang mai không được điều trị sẽ truyền bệnh sang em bé qua nhau thai. Điều này có thể khiến 40% trường hợp thai nhi bị ảnh hưởng, cụ thể là thai nhi sẽ bị chết lưu hoặc tử vong ngay sau khi sinh.

Đã có những báo cáo thực tế từ CDC, số lượng mang thai mắc bệnh giang mai ở Mỹ được ghi nhận tăng từ 362 lên 918 trường hợp từ năm 2013-2017. Trong đó, 5 tiểu bang: Arizona, California, Florida, Louisiana và Texas chiếm tới 70% các trường hợp.

Các trường hợp còn lại nằm rải rác ở 32 tiểu bang và chủ yếu là các bang miền Tây và miền Nam. Bên cạnh đó, mặc dù tỷ lệ giang mai tăng nhanh nhất ở nam giới, chiếm hơn 88% các ca nhiễm trong năm 2017. Thế nhưng tỷ lệ bệnh ở phụ nữ cũng đang tăng lên. 

Nguyên nhân khiến tỷ lệ nhiễm giang mai tăng mạnh có thể là do sự thay đổi về hành vi tình dục, chẳng hạn như không sử dụng bao cao su. Theo CDC công bố thông tin hồi năm ngoái, tỷ lệ sử dụng bao cao su trong quan hệ tình dục tăng 46,2% lên 62,8%, trong  khoảng thời gian từ năm 1991 - 2005. Tuy nhiên sau đó từ 2005 – 2017, bắt đầu giảm 62,8% xuống còn 53,8%.

Tiến sĩ Pablo Sanchez tại Trung tâm Nghiên cứu khí quyển thuộc Đại học Tự trị Quốc gia Mexico cho biết, “Tôi không ngạc nhiên khi biết tỷ lệ giang mai bẩm sinh đang gia tăng, vì tôi biết hiện tại bệnh giang mai ở phụ nữ và trẻ em ở mọi lứa tuổi đang tăng lên không ngừng. Nhưng dù còn không ngạc nhiên, nhưng nó sẽ là mối bận tâm lớn”. 

Triệu chứng giang mai bẩm sinh thường gặp: Trẻ sinh ra bị suy dinh dưỡng, cân nặng thấp hơn 2,5 kg. Trên da có nhiều bọng nước lớn, khu trú ở lòng bàn tay, lòng bàn chân; nhiều khe nứt ở miệng, hậu môn; sổ mũi, mủ và máu do loét các xương sụn ở mũi; loét họng làm tiếng trẻ khóc khàn trầm lạ tai; có nhiều hồng ban và sần ngoài da.

Còn có những tổn thương khác như: Xương khớp - gặp trong 80% các tổn thương giang mai bẩm sinh, viêm xương sụn vào tháng thứ 2 - 3 sau sinh; gan to và xơ hóa, lách to, viêm thận, viêm tinh hoàn, viêm màng não, viêm dây thần kinh thị giác, thiếu máu.

Tiến sĩ Pablo Sanchez giải thích, “Bệnh giang mai nếu không được điều trị ở phụ nữ mang thai sẽ khiến thai nhi chết lưu hoặc chết sau khi sinh. Ngoài ra, nếu thai nhi sống sót nhưng vẫn ảnh hưởng về sức khỏe. Đó là lý do vì sao cần phải kịp thời phát hiện và chữa trị khi phụ nữ mang thai phát hiện nhiễm bệnh”. 

Phía CDC đã ra khuyến cáo, phụ nữ khi mang thai cần tiến hành kiểm tra sàng lọc nhiều lần, dù không phát hiện dấu hiệu, nhằm ngăn ngừa và điều trị bệnh trước khi quá muộn. CDC cũng kêu gọi các tiểu bang trên cả nước cần phải có biện pháp làm giảm tỷ lệ mắc giang mai, đồng thời cải thiện sức khỏe sinh sản của bà mẹ và trẻ sơ sinh.

Hiện tại, giang mai có thể điều trị dễ dàng với penicillin, một loại thuốc đã được tìm ra từ những năm 1940. Với một liều tiêm cho mẹ ngay sau khi được chẩn đoán và trong vòng 30 ngày sau khi sinh, thì trong hầu hết trường hợp có thể giảm nguy cơ lây nhiễm cho cả mẹ và con. Nếu đứa trẻ sinh ra bị giang mai bẩm sinh, các bác sĩ có thể điều trị bằng một đợt kháng sinh 10 ngày hoặc bằng 1 liều tiêm.

Đọc thêm

Cứu cô gái 26 tuổi viêm cơ tim biến chứng nguy kịch

Cứu cô gái 26 tuổi viêm cơ tim biến chứng nguy kịch
(PLVN) - Các bác sĩ của Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ (BVĐKTƯ CT) mới cứu sống bệnh nhân 26 tuổi bị viêm cơ tim biến chứng choáng tim – suy đa cơ quan bằng kỹ thuật ECMO (trao đổi oxy qua màng ngoài cơ thể - PV).

Thận trọng khi ăn hạt sen

Hạt sen bổ nhưng một số người nên thận trọng khi ăn (Ảnh: Internet)

(PLVN) - Hạt sen là một loại nguyên liệu được yêu thích trong ẩm thực Việt Nam bởi hương vị thơm ngon và giá trị dinh dưỡng cao. Tuy nhiên, một số người thận trọng khi ăn hạt sen - cần hạn chế hoặc không ăn loại hạt này để tránh những vấn đề sức khỏe không mong muốn.

Để tai nạn thương tích không còn là gánh nặng

Trẻ em - đối tượng rất dễ bị tai nạn thương tích. (Ảnh: BV Sản Nhi tỉnh Phú Thọ)
(PLVN) - Tai nạn thương tích là một vấn đề y tế công cộng nghiêm trọng có ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của người dân trên toàn thế giới, đặc biệt tại các nước đang phát triển. Tại Việt Nam, số liệu thống kê từ các cơ sở y tế cho thấy, trung bình mỗi năm có khoảng hơn 1,1 triệu trường hợp bị tai nạn thương tích đến khám và điều trị tại cơ sở y tế.

Lưu ý các biện pháp phòng bệnh mùa đông xuân cho trẻ

Tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch là biện pháp phòng ngừa dịch bệnh cho trẻ. (Ảnh: CDC Hà Nội)
(PLVN) - Thời tiết giao mùa tạo điều kiện thuận lợi cho các bệnh lây truyền qua đường hô hấp ở trẻ em, Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) TP Hà Nội khuyến cáo người lớn cần lưu ý các biện pháp sau để bảo vệ sức khỏe cho con em mình.

Hiểm họa từ các cơ sở thẩm mỹ 'chui'

Trên thực tế, thực trạng hành nghề thẩm mỹ trái phép, hành nghề “chui” vốn đã xuất hiện từ lâu và gây hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe người dân. (Ảnh minh họa - Nguồn: LĐ)
(PLVN) - Thực trạng hành nghề thẩm mỹ trái phép không chỉ gây hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe người dân mà còn là thách thức lớn đối với ngành Y tế trong việc đảm bảo an toàn người bệnh trong phẫu thuật thẩm mỹ.

Nhận diện sớm và điều trị hiệu quả bệnh nhân đột quỵ

Nhận diện sớm và điều trị hiệu quả bệnh nhân đột quỵ
(PLVN) - Chiều 26/10, Bệnh viện Đa khoa Thanh Vũ Medic Bạc Liêu tổ chức Hội thảo sinh hoạt khoa học chuyên đề: “Nhận diện sớm và điều trị hiệu quả bệnh nhân đột quỵ trong cộng đồng và tại cơ sở y tế” nhằm nâng cao kiến thức chuyên môn về bệnh lý đột quỵ cho đội ngũ y tế của bệnh viện cùng các đơn vị y tế trong và ngoài tỉnh.

Thay 'chân mày phong thuỷ đổi vận', đề phòng tiền mất tật mang

Thay 'chân mày phong thuỷ đổi vận', đề phòng tiền mất tật mang
(PLVN) - Sở Y tế TP HCM khuyến cáo người dân thận trọng trước những thông tin quảng cáo thay tướng đổi vận, cải thiện vận may... của các cơ sở chân mày phong thủy khi chưa có những kiểm chứng khoa học, để tránh sa vào hoạt động mê tín dị đoan gây ra hệ lụy nghiêm trọng.