Giằng co gay gắt về vụ “đầu độc” chính trị gia đối lập Nga

Chính trị gia đối lập của Nga Alexei Navalny.
Chính trị gia đối lập của Nga Alexei Navalny.
(PLVN) - Nguồn tin phía Đức cho rằng chất độc đầu độc chính trị gia đối lập của Nga Alexei Navalny là Novichok “mạnh hơn” bị chuyên gia tham gia phát triển chất độc này bác bỏ, trong khi Đức và Nga đều đang giữ thái độ cứng rắn trong giải quyết vụ này.

Có Novichok “mạnh hơn” không?

Tạp chí Der Spiegel cho biết, Bruno Kahl - người đứng đầu cơ quan tình báo nước ngoài của Đức - phát biểu tại một cuộc họp bí mật rằng chất độc thần kinh Novichok sử dụng để đầu độc chính trị gia đối lập Alexei Navalny, là “mạnh hơn” các loại Novichok trước đó.

Spiegel không nêu nguồn tin, nói thêm rằng một phái đoàn từ Tổ chức Cấm vũ khí hóa học (OPCW) đã đến thăm bệnh viện ở Berlin nơi Navalny đang được điều trị.

Trước thông tin này, ông Leonid Rink là một trong những nhà phát triển Novichok, bác bỏ dữ liệu về phiên bản mạnh hơn của lớp chất độc này. "Điều này thật vô lý. Chất mà Spiegel đề cập là một chất nóng chảy ở nhiệt độ cao hơn. Ở điều kiện bình thường, nó ở thể rắn. Đó chắc chắn không phải là Novichok. Đó là một loại chất khác. Đó không thuộc nhóm Novichok, mà là một chất thuộc họ khác" – ông Leonid Rink nói.

Ông Leonid Rink.
Ông Leonid Rink. 

Nga có thể đối mặt với hình phạt kinh tế mạnh mẽ nhất kể từ thời Liên Xô

Chính phủ Nga đang phải đối mặt với sự trừng phạt của phương Tây nếu không đưa ra lời giải thích cho điều mà Berlin gọi là nỗ lực sát hại chính trị gia đối lập Navalny. Sau khi bị ốm trên một chuyến bay nội địa rồi chuyển đến điều trị ở Đức, các bác sĩ Đức nói rằng ông bị đầu độc bằng Novichok - một chất độc thần kinh của Nga. Moscow cho biết họ không thấy có bằng chứng ông bị đầu độc.

Do sự việc trên, một số chính trị gia cấp cao của Đức đã có ý kiến rằng Berlin nên thu hồi sự ủng hộ đối với Dòng chảy Phương Bắc 2 (Nord Stream 2) - một đường ống dẫn khí đốt lớn từ Nga sang Đức dự kiến sẽ khai trương vào năm tới. Một động thái như vậy có thể coi là hình phạt kinh tế mạnh mẽ nhất mà phương Tây áp dụng đối với Nga kể từ thời Liên Xô.

Reuters đưa tin, ngày 11/9, một tuyên bố của Bộ Nội vụ Nga cho biết họ muốn cử các điều tra viên đến làm việc cùng với các đồng nghiệp Đức về vụ này, sau khi có thông tin cho rằng Navalny đã hôn mê. Tuy nhiên, một phát ngôn viên của chính phủ Đức cho biết Berlin không nhận được yêu cầu như vậy từ chính quyền Nga.

Lộ trình di chuyển hé lộ điều gì?

Tới lúc này, Nga đã không mở một cuộc điều tra hình sự và vẫn giữ quan điểm của mình rằng trước tiên họ cần bằng chứng chắc chắn từ Đức rằng Navalny đã bị đầu độc. Ngoại trưởng Sergei Lavrov hôm thứ Sáu – 11/9 cho biết, những cáo buộc của Đức về vụ việc là "vô căn cứ".

Bệnh viện Đức nơi Navalny đang được điều trị.
Bệnh viện Đức nơi Navalny đang được điều trị. 

Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết, Moscow phẫn nộ với áp lực của nước ngoài về vụ việc. “Họ đã điều tra vụ việc nhưng không có bằng chứng dẫn đến một vụ án hình sự”, ông nói, “Tất nhiên, chúng tôi không thích khi các quốc gia khác ra lệnh cho chúng tôi những thủ tục pháp lý chúng tôi cần có tại thời điểm nào và trên cơ sở nào để bắt đầu chúng.” 

Ông Peskov nói thêm: “Chúng tôi không thể gọi những cuộc kiểm tra và truy vấn này là một vụ án hình sự trên cơ sở phân tích của một phòng thí nghiệm của Đức… Về mặt pháp lý, điều đó là không thể.

Bộ Nội vụ Nga cho biết, cảnh sát nước này đã thiết lập bản đồ di chuyển, đánh dấu các mốc thời gian về các sự kiện dẫn đến căn bệnh của Navalny. Cảnh sát đã liệt kê các khách sạn, nhà hàng, địa điểm và quán cà phê mà Navalny đã ghé thăm, đồng thời cho biết ông đã uống rượu vang và một ly cocktail có cồn. Trong khi đó, sau khi ông ngã bệnh, người phát ngôn của Navalny đã phủ nhận thông tin ông đã uống rượu.

Bộ Nội vụ Nga cũng cho biết, cảnh sát đã phỏng vấn 5 trong số 6 người mà bộ này cho biết đã đi cùng Navalny khi anh bị ốm. Cảnh sát đang tìm kiếm người thứ sáu mà Bộ này đặt tên là Marina Pevchikh - một cư dân Vương quốc Anh đã bay đến Đức vào ngày 22/8. Điều này dường như ám chỉ đến Maria Pevchikh - một nhà hoạt động và đồng minh của Navalny. 

Đọc thêm

2 sự kiện quốc tế đáng chú ý tuần này

2 sự kiện quốc tế đáng chú ý tuần này
(PLVN) - Tuần này, thế giới hướng tới hai ngày lễ quan quan trọng của Liên Hợp Quốc: Ngày Di dân Quốc tế (18/12) tôn vinh những đóng góp của người di cư và Ngày Quốc tế Đoàn kết Nhân loại (20/12) ) kêu gọi sự thống nhất và chia sẻ để xóa đói giảm nghèo.

Nhiều vụ việc đáng tiếc trên thế giới tuần qua

Nhiều vụ việc đáng tiếc trên thế giới tuần qua
(PLVN) - Thế giới trải qua một tuần đầy biến động với hàng loạt vụ việc thương tâm: Nữ sinh Nhật Bản bị đâm chết tại nhà hàng, nhà sáng lập Mango tử nạn, xả súng kinh hoàng tại Pháp, cháy bệnh viện ở Ấn Độ…

Hành trình “dọn rác” mạng xã hội: Kinh nghiệm từ các quốc gia

Các đạo luật mới ra đời nhằm ngăn ngừa, giảm thiểu các hành vi tiêu cực của người dùng trên mạng xã hội. (Nguồn: safegate.vn)
(PLVN) - Trong kỷ nguyên kỹ thuật số, mạng xã hội không chỉ là nơi kết nối mà còn trở thành trung tâm phát tán thông tin. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích to lớn, không gian này cũng trở thành “bãi rác” khổng lồ với những nội dung độc hại, tin giả và lời nói căm thù. Việc kiểm soát và “dọn rác” mạng xã hội đã trở thành thách thức không nhỏ đối với nhiều quốc gia trên thế giới.

Pháp có Thủ tướng mới

Tân Thủ tướng Pháp Francois Bayrou. Ảnh: REUTERS/TTXVN
(PLVN) - Ông Francois Bayrou, nhà lãnh đạo Phong trào Dân chủ (MoDem), là thủ tướng thứ ba được bổ nhiệm trong chính quyền của Tổng thống Emmanuel Macron.

Bangkok trở thành thành phố du lịch hàng đầu thế giới năm 2024

Bangkok trở thành thành phố du lịch hàng đầu thế giới năm 2024
(PLVN) - Thủ đô Bangkok của Thái Lan đã được Euromonitor International vinh danh là thành phố du lịch hàng đầu thế giới năm 2024, nhờ vào kỷ lục đón 32,4 triệu lượt khách quốc tế. Con số này vượt xa thành phố đứng thứ hai là Istanbul, nơi đón 23 triệu lượt khách nước ngoài.