Chuyện nghề Thi hành án Dân sự

Gian nan vận động phần thi hành án dân sự trong một vụ án giết người ở Tuyên Quang

Chấp hành viên Trần Thị Hồng Liên, Phòng Nghiệp vụ và Tổ chức THA - Cục THADS tỉnh Tuyên Quang (Ảnh: Lê Hanh)
Chấp hành viên Trần Thị Hồng Liên, Phòng Nghiệp vụ và Tổ chức THA - Cục THADS tỉnh Tuyên Quang (Ảnh: Lê Hanh)
(PLVN) - Trong một vụ án giết người, khi người phải thi hành án đang thụ hình, không có tài sản, cũng không có nguồn thu nhập, việc thi hành nghĩa vụ cấp dưỡng và bồi thường dân sự tưởng chừng bế tắc. Thế nhưng, nhờ sự kiên trì, mềm dẻo và tận tâm của chấp hành viên, bản án đã được thi hành trọn vẹn, đem lại sự công bằng cho gia đình bị hại.

Người phải thi hành án không có tài sản, đang thụ án tù

Ngày 25/9/2023, Tòa án nhân dân tỉnh Tuyên Quang đã tuyên bản án số 45/2023/HS-ST, xác định bà D.T.M (sinh năm 1983, trú tại thôn Phú Lương, xã Cấp Tiến, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang) phạm tội giết người.

Theo nội dung bản án và Quyết định thi hành án số 80/QĐ-CTHADS ngày 6/11/2023 của Cục Thi hành án dân sự tỉnh Tuyên Quang, bà M phải thực hiện hai nghĩa vụ: Cấp dưỡng cho bà V.T.C (sinh năm 1943, trú cùng thôn) với số tiền 1.000.000 đồng mỗi tháng, kể từ tháng 3/2023 đến tháng 9/2024 hoặc cho đến khi bà Ch qua đời; Bồi thường cho gia đình bị hại D.V.T tổng số tiền 128.000.000 đồng, kèm theo lãi suất phát sinh theo quy định.

Tuy nhiên, tình hình thi hành án đối với D.T.M đặc biệt khó khăn. Tại thời điểm ra quyết định thi hành án, bà M đang chấp hành hình phạt 10 năm tù tại Trại giam Quyết Tiến.

Đối tượng không có tài sản riêng, không thu nhập, không có điều kiện để tự mình thi hành các nghĩa vụ tài chính được bản án tuyên buộc.

Kiên trì thuyết phục: từ bế tắc đến thành công

Nhận thức rõ tính chất phức tạp của vụ việc, Chấp hành viên Trần Thị Hồng Liên, Phòng Nghiệp vụ và Tổ chức THA – Cục THADS tỉnh Tuyên Quang, đã xác định cần có cách tiếp cận linh hoạt, mềm dẻo thay vì áp dụng các biện pháp cưỡng chế khô cứng.

Chấp hành viên đã phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương, trực tiếp gặp gỡ thân nhân của D.T.M để vận động, giải thích pháp luật, đồng thời phân tích hậu quả của việc chây ỳ, kéo dài thi hành án.

Trong quá trình vận động, chấp hành viên kiên trì bám sát nguyên tắc “lạt mềm buộc chặt”: lấy tình cảm, trách nhiệm gia đình làm điểm tựa để thuyết phục; đồng thời luôn giữ thái độ mềm mỏng, kiên nhẫn, không gây áp lực quá mức khiến các bên phản ứng tiêu cực.

Sau nhiều lần kiên trì gặp gỡ, vận động, phân tích thiệt hơn, gia đình người phải thi hành án đã đồng thuận. Họ chủ động thỏa thuận với gia đình bị hại về phương thức thanh toán khoản bồi thường 128.000.000 đồng.

Đối với nghĩa vụ cấp dưỡng cho bà V.T.C, các bên cũng thỏa thuận về số tiền, phương thức cấp dưỡng. Chị Đ.T.T – con dâu bà V.T.C, người trực tiếp chăm sóc bà – được xác định là người nhận tiền thay theo đúng nội dung bản án.

Đến nay, toàn bộ nghĩa vụ thi hành án trong vụ việc đã được hoàn tất đúng pháp luật, không để phát sinh khiếu nại, tố cáo.

Thi hành án không chỉ có lý mà còn cần tình

Câu chuyện vận động thi hành án đối với bà D.T.M là một ví dụ điển hình cho thấy: công tác thi hành án dân sự không chỉ là việc thực hiện máy móc các quy định pháp luật mà còn cần sự linh hoạt, sự nhẫn nại và đặc biệt là lòng tận tâm của người làm nghề.

Trong bối cảnh người phải thi hành án không có điều kiện tài chính, việc vận động người thân đứng ra thực hiện thay nghĩa vụ là giải pháp khả thi nhất.

Điều này, không chỉ giúp bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người được thi hành án mà còn giúp ổn định an ninh trật tự tại địa phương, tránh phát sinh các tranh chấp phức tạp, kéo dài.

Thành công của vụ việc này cũng là bài học quý báu về kỹ năng mềm trong công tác thi hành án dân sự: kỹ năng giao tiếp, thuyết phục, kỹ năng xử lý tình huống nhạy cảm.

Chỉ khi đặt mình vào hoàn cảnh của các bên liên quan, thấu hiểu tâm lý của họ, cán bộ thi hành án mới có thể tìm ra được cách giải quyết hiệu quả, hợp tình hợp lý.

Đằng sau mỗi bản án đã có hiệu lực pháp luật là hành trình gian nan để biến những phán quyết trên giấy tờ thành hiện thực trong cuộc sống. Và ở mỗi vụ việc, thành công của cán bộ thi hành án dân sự không chỉ được đo bằng số tiền thu hồi được, số vụ việc thi hành xong, mà còn bằng sự hài lòng, đồng thuận của các bên đương sự, bằng niềm tin mà người dân dành cho sự công bằng của pháp luật.

Với vụ việc thi hành án đối với D.T.M, sự kiên trì, tận tâm của chấp hành viên đã góp phần quan trọng khép lại một chương buồn, mở ra cơ hội cho các bên liên quan ổn định cuộc sống, hướng tới tương lai.

Giữa những thách thức của công tác thi hành án dân sự, những cán bộ như chấp hành viên Trần Thị Hồng Liên vẫn ngày ngày lặng lẽ, kiên trì làm việc, với phương châm: mỗi vụ việc thành công là thêm một mảnh ghép nhỏ để hoàn thiện bức tranh công lý, dựng xây lòng tin vững bền nơi người dân.

Đọc thêm

Bám sát Nghị quyết số 197, đảm bảo tính khả thi của các cơ chế, chính sách đặc biệt

Thứ trưởng Nguyễn Thanh Tú phát biểu tại cuộc họp.
(PLVN) - Đây là tinh thần được Thứ trưởng Nguyễn Thanh Tú nêu rõ khi chủ trì cuộc họp Tổ soạn thảo dự thảo Nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Nghị quyết số 197/2025/QH15 của Quốc hội về một số cơ chế, chính sách đặc biệt tạo đột phá trong xây dựng và tổ chức thi hành pháp luật (Nghị quyết số 197), sáng 18/6.

Người “gác cổng” các vấn đề pháp lý cho hệ thống chính trị tỉnh Tuyên Quang Kỳ 2: Bứt phá chuyển đổi số trong tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật

Giám đốc Sở Tư pháp Tuyên Quang Nguyễn Thị Thược trao giải thưởng Cuộc thi trực tuyến ''Tìm hiểu pháp luật về xử lý vi phạm hành chính'' (Ảnh: Sở Tư pháp Tuyên Quang )
(PLVN) - Với 22 dân tộc cùng sinh sống, Tuyên Quang còn nhiều khó khăn, cơ cấu kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp với quy mô nhỏ, tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo còn cao. Để mang luật tới những bản làng xa xôi, công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) được Sở Tư pháp Tuyên Quang quan tâm có trọng tâm, trọng điểm, cách thức tuyên truyền PBGDPL có những cách làm hay, sáng tạo, việc áp dụng khoa học công nghệ (KHCN) và chuyển đổi số (CĐS) là điểm nhấn quan trọng.

Người “gác cổng” các vấn đề pháp lý cho hệ thống chính trị tỉnh Tuyên Quang

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tuyên Quang Hoàng Việt Phương trao tặng Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Tư pháp cho tập thể Sở Tư pháp tỉnh Tuyên Quang. (Ảnh: Sở Tư pháp Tuyên Quang)
(PLVN) -  Bám sát các nhiệm vụ chính trị của ngành, của tỉnh, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, thúc đẩy chuyển đổi số, tích cực, chủ động khắc phục khó khăn, những năm qua, Sở Tư pháp tỉnh Tuyên Quang đã nỗ lực đổi mới, sáng tạo trong công tác tham mưu, chỉ đạo, điều hành, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật (PBGDPL), dẫn đầu về chỉ số cải cách hành chính (CCHC)…

Cần bảo đảm đơn vị pháp chế chủ trì xây dựng pháp luật

Đại biểu Quốc hội Đồng Ngọc Ba. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)
(PLVN) - Đại biểu Quốc hội Đồng Ngọc Ba đề nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Bộ quan tâm trong tổ chức, giao việc, bố trí công chức theo hướng bảo đảm đơn vị pháp chế chủ trì xây dựng pháp luật. Điều này còn rất cần thiết nhằm giúp hạn chế, ngăn ngừa lợi ích cục bộ trong đề xuất chính chính sách và soạn thảo luật.

Tản mạn với nghề thi hành án dân sự - Nhìn từ một vụ việc cưỡng chế!

Một buổi tiến hành cưỡng chế ở Quảng Ngãi ( Hình minh họa)
(PLVN) -  Đến với nghề thi hành án dân sự một cách rất tình cờ, qua gần 20 năm gắn bó với ngành, từ ngạch công chức chuyên viên pháp lý ban đầu đến ngạch thẩm tra viên, thẩm tra viên chính và bây giờ là Chấp hành viên trung cấp, bản thân tôi đã vượt qua không biết bao nhiêu gian truân, vất vả. Nhưng trên hết đó là tình yêu với công việc mình lựa chọn.

Xây dựng và lan tỏa văn hóa tuân thủ pháp luật trong toàn xã hội

Toàn cảnh Hội thảo.
(PLVN) -Ngày 17/6, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Ngọc đã chủ trì Hội thảo xây dựng văn hóa tuân thủ pháp luật theo yêu cầu của Nghị quyết số 66-NQ/TW về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới.

Đảng bộ Sở Tư pháp Khánh Hòa bước vào nhiệm kỳ mới với khí thế đổi mới và hội nhập

Toàn thể đại biểu trang nghiêm thực hiện nghi thức chào cờ, mở đầu Đại hội.
(PLVN) -  Ngày 17/6, Đảng bộ Sở Tư pháp tỉnh Khánh Hòa long trọng tổ chức Đại hội lần thứ IV, nhiệm kỳ 2025 – 2030. Đây là sự kiện chính trị quan trọng, đánh dấu bước chuyển mình mạnh mẽ của ngành Tư pháp tỉnh trong bối cảnh cả nước đang đẩy mạnh xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, chuyển đổi số toàn diện và hội nhập quốc tế sâu rộng.

Đảng bộ Tổng cục Thi hành án dân sự: Lãnh đạo, chỉ đạo hoàn thành thắng lợi cơ bản các chỉ tiêu, nhiệm vụ

Thứ trưởng Mai Lương Khôi trao Bằng khen cho các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác THADS. (Ảnh: Cẩm Tú)
(PLVN) - Hôm nay (18/6), Đảng bộ Tổng cục Thi hành án dân sự (THADS) tổ chức Đại hội Đảng bộ nhiệm kỳ 2025 - 2030 nhằm đánh giá kết quả công tác lãnh đạo, chỉ đạo trong nhiệm kỳ đã qua, đề ra phương hướng, mục tiêu, giải pháp cho nhiệm kỳ mới. Đại hội cũng sẽ tiến hành bầu Ban Chấp hành khóa mới để gánh vác những trọng trách, lãnh đạo công tác THADS trong giai đoạn mới.

Bộ trưởng Tư pháp Nguyễn Hải Ninh: "Các Nghị định phân quyền, phân cấp, phân định thẩm quyền chỉ có hiệu lực pháp luật đến ngày 01/03/2027"

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh
(PLVN) - Chính phủ vừa ban hành đồng thời 28 Nghị định về phân quyền, phân cấp; phân định thẩm quyền giữa Chính phủ và chính quyền địa phương 2 cấp sau một quá trình rà soát khối lượng nhiệm vụ, quyền hạn khổng lồ của các bộ, ngành và chính quyền các cấp. Do thời gian gấp và yêu cầu phân cấp, phân quyền triệt để nên có ý kiến còn băn khoăn có thể có nhiệm vụ, quyền hạn chưa rõ ràng, chưa thật sự hợp lý về thẩm quyền, trình tự, thủ tục thực hiện. Chúng tôi đã có cuộc phỏng vấn Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh, cơ quan được Chính phủ giao nhiệm vụ hướng dẫn các Bộ, cơ quan ngang Bộ xây dựng các nghị định về phân cấp, phân quyền, phân định thẩm quyền, để hiểu rõ hơn về nội dung này.

Vụ án Trương Mỹ Lan và đồng phạm giai đoạn 2: Thông tin về việc tổ chức thi hành bản án liên quan đến 43.108 người

Bà Trương Mỹ Lan tại toà.
(PLVN) - Cục Thi hành án dân sự (THADS) TP. Hồ Chí Minh thông tin chính thức đến người được thi hành án việc tổ chức thi hành Bản án phúc thẩm số 259/2025/HS-PT ngày 21/4/2025 của Tòa án nhân dân Cấp cao tại TP. Hồ Chí Minh, liên quan đến 43.108 người trong vụ án Trương Mỹ Lan và đồng phạm giai đoạn 2.

Chi bộ Vụ Pháp luật quốc tế: Phát huy tốt hơn nữa tinh thần trách nhiệm của từng đảng viên

Ông Nguyễn Khánh Ngọc tặng hoa chúc mừng Chi ủy Vụ Pháp luật quốc tế nhiệm kỳ 2025 – 2027.
(PLVN) -Ngày 17/6, Chi bộ Vụ Pháp luật quốc tế tổ chức Đại hội nhiệm kỳ 2025 – 2027. Tham dự Đại Hội có Phó Bí thư thường trực Đảng ủy, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh; đồng chí Nguyễn Khánh Ngọc, Chủ tịch Hội luật gia Việt Nam, nguyên Phó Bí thư thường trực Đảng ủy, nguyên Thứ trưởng Bộ Tư pháp…

Tiếp tục đột phá thể chế, đổi mới tư duy làm chính sách

Quang cảnh phiên họp.
(PLVN) - Đây là ý kiến được đại biểu Quốc hội đưa ra tại phiên họp sáng 17/6, thảo luận ở hội trường về đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước năm 2024; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2025; việc chuyển tiếp áp dụng một số cơ chế, chính sách đặc thù đã được Quốc hội cho phép thực hiện tại một số địa phương sau khi thực hiện sắp xếp bộ máy, mở rộng địa giới hành chính theo chủ trương của Đảng, Nhà nước và một số nội dung khác.