Gian nan tái chế phế liệu nhựa

Tái chế nhựa mang đến nguy cơ ô nhiễm môi trường nếu không được xử lý đúng cách. (Ảnh minh họa - Nguồn: Hiệp hội Nhựa Việt Nam)
Tái chế nhựa mang đến nguy cơ ô nhiễm môi trường nếu không được xử lý đúng cách. (Ảnh minh họa - Nguồn: Hiệp hội Nhựa Việt Nam)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Công nghệ lạc hậu, lực lượng lao động trình độ thấp, không được quy hoạch và không có chính sách bảo vệ môi trường tốt,… là những lý do khiến làng nghề tái chế phế liệu nhựa gây ô nhiễm.

Thời gian qua, người dân tại thôn Đông Mẫu, xã Yên Đồng, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc phải sống chung với mùi khét ám ảnh từ hành vi đốt rác thải nhựa. Được biết, thôn Đông Mẫu có hai làng nghề tái chế nhựa, trong đó 100 hộ làm nghề thu mua phế liệu, 41 hộ tái chế nhựa.

Còn tại thôn Minh Khai, thị trấn Như Quỳnh, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên - điểm đến lớn nhất của rác thải nhựa trên cả nước, mỗi ngày hàng trăm cột khói đen bốc lên nghi ngút, đó cũng là lúc những nhà xưởng tái chế hoạt động hết công suất. Với gần 500 hộ dân tham gia vào quá trình sản xuất, tái chế nhựa, tình trạng những bãi rác chất thành núi, ô nhiễm nguồn nước, không khí là điều không thể tránh khỏi.

Trên thực tế, dù đã được cảnh báo liên tục về vấn đề ô nhiễm nhưng việc luôn phải sống trong cảnh mịt mờ khói bụi, những “núi” rác nhựa khổng lồ, phế liệu nhựa rải khắp các con đường, dòng sông đặc quánh vì chất thải và nước thải… là câu chuyện của hầu hết các làng nghề tái chế nhựa tại Việt Nam. Chưa kể, các làng nghề tái chế nhựa còn thải ra lượng lớn vi nhựa, các hoá chất độc hại vào nước, đất và không khí.

Trước thực trạng 80% nguyên liệu phục vụ sản xuất ngành nhựa Việt Nam vẫn phải nhập khẩu, tái chế nhựa là giải pháp góp phần giúp nhựa được tái lưu thông. Nhưng mặt khác, phần lớn quá trình tái chế nhựa tại các làng nghề diễn ra tự phát, manh mún, không tuân thủ một mô hình khoa học hay quy trình tái chế chuẩn hoá nào đã và đang để lại nhiều tác động tiêu cực đến môi trường và cuộc sống người dân, dẫn đến nghịch lý càng tái chế, càng ô nhiễm.

Vấn đề xử lý tái chế nói chung và xử lý tái chế phế liệu nhựa nói riêng còn nhiều bất cập. Điển hình ở các địa phương có làng nghề tái chế nhựa, nguồn lực đầu tư cho hoạt động thu gom và xử lý chất thải làng nghề chưa được quan tâm đúng mức. Hầu hết các làng nghề vẫn sử dụng công nghệ, trang thiết bị lạc hậu, tiêu hao nhiều năng lượng và gây ô nhiễm môi trường.

Cùng với đó, đa phần lực lượng lao động của ngành tái chế nhựa hiện nay có trình độ thấp, tay nghề chưa cao, gây khó khăn trong việc cải thiện hiệu quả tái chế. Như việc thu gom phế liệu nếu được thực hiện bởi lao động thiếu đào tạo chuyên sâu sẽ có thể dẫn tới hiện trạng ô nhiễm môi trường thứ cấp chứ chưa nói đến các công đoạn tiếp theo.

Trước hàng loạt phản ánh của người dân, báo chí về tình trạng ô nhiễm kéo dài tại các làng nghề, một số địa phương đã tiến hành thanh tra, kiểm soát chặt chẽ các làng nghề, cơ sở tái chế nhựa không bảo đảm các yêu cầu về bảo vệ môi trường theo thẩm quyền. Tổ chức và thực hiện các biện pháp thu gom chất thải nhựa trên các sông, ao, hồ, rạch, kênh, mương,... Các cấp chính quyền đã có sự quan tâm, dành nguồn kinh phí nhất định cho các hoạt động tái chế nhựa tại địa phương. Đồng thời tuyên truyền đến người dân làng nghề nâng cao ý thức trách nhiệm, chung tay thực hiện hiệu quả việc thu gom, xử lý chất thải đúng quy định.

Tuy nhiên, để giải quyết dứt điểm tình trạng này cần có giải pháp căn cơ, ông Hoàng Đức Vượng - Chủ tịch Hiệp hội Nhựa tái sinh Việt Nam nhận định, việc đưa quy định trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất (EPR) vào Luật Bảo vệ Môi trường 2020 là động lực thúc đẩy làng nghề hình thành các doanh nghiệp tái chế bảo đảm môi trường, tạo ra thị trường thu gom phế liệu triệt để hơn.

Dưới sức ép của quy định, các làng nghề tái chế không chuyển đổi sẽ không nhận được hỗ trợ từ Nhà nước, thậm chí còn bị xử phạt nặng hơn. Đồng thời, nếu vẫn còn hoạt động theo kiểu manh mún cũng sẽ không thể cạnh tranh được với những cơ sở tái chế chuyên nghiệp có công cụ và quy trình tốt.

Trong bối cảnh Việt Nam là một nước đang phát triển, cơ sở quản lý chất thải chưa tốt, tái chế tại các làng nghề đang còn ô nhiễm, quy định EPR có thể là niềm hy vọng giải quyết dứt điểm vấn đề. Bởi để cạnh tranh trong lĩnh vực tái chế, cơ sở tái chế tại các làng nghề ở Việt Nam cần tự “làm mới mình”, thay đổi công nghệ và tuân thủ pháp luật về môi trường.

Tin cùng chuyên mục

Đại sứ Mai Phan Dũng phát biểu thay mặt Nhóm nòng cốt. Ảnh: Anh Hiển/ PV TTXVN tại Geneva

Việt Nam kêu gọi giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu

(PLVN) -  Trong khuôn khổ Khóa họp lần thứ 56 của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc (LHQ) ở Geneva, Đại sứ Mai Phan Dũng, Trưởng phái đoàn thường trực của Việt Nam tại LHQ, đã phát biểu thay mặt Nhóm nòng cốt Nghị quyết về quyền con người và biến đổi khí hậu - bao gồm Việt Nam, Bangladesh, Philippines - tại phiên thảo luận về chủ đề bảo đảm sinh kế bền vững trước tác động của biến đổi khí hậu.

Đọc thêm

Trật tự xây dựng và phòng cháy, chữa cháy

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Hôm qua (1/7), tại kỳ họp của HĐND TP Hà Nội thảo luận Đề án nâng cao năng lực phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ giai đoạn 2025 - 2030, nhiều ý kiến đã mổ xẻ nguyên nhân sâu xa vì sao thời gian gần đây TP Hà Nội liên tiếp xảy ra một số vụ cháy thương tâm, thiệt hại về nhân mạng rất lớn.

Hà Tĩnh: Tìm hướng xử lý trại lợn gây ô nhiễm

Hồ chứa chất thải bên trong trại lợn. (Ảnh: Hữu Anh)
(PLVN) - Ngày 28/6, lãnh đạo huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) và phòng chức năng cùng chính quyền xã Kỳ Tây đã có buổi đối thoại với người dân thôn Đông Xuân lắng nghe ý kiến, tìm hướng xử lý liên quan đến phản ánh trại lợn của HTX Nông nghiệp và Dịch vụ tổng hợp Hoàng Phát gây ô nhiễm môi trường.

Thanh niên Lâm Đồng ra quân xây dựng đô thị Xanh- Sạch - Đẹp

Thanh niên Lâm Đồng ra quân Ngày cao điểm xây dựng đô thị Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp - Văn minh - An toàn.
(PLVN) - Sáng 29/6, tại Quảng trường Lâm Viên, TP Đà Lạt, Tỉnh đoàn Lâm Đồng tổ chức Lễ ra quân Ngày cao điểm Chiến sỹ tình nguyện xây dựng đô thị Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp - Văn minh - An toàn năm 2024 tại TP Đà Lạt. Sự kiện thu hút hơn 350 đoàn viên thanh niên tham gia.

'Đầu tư cho môi trường là đầu tư cho phát triển bền vững'

Phiên Toạ đàm: “Con đường đến đích xanh” có sự tham gia của các diễn giả, chuyên gia, nhà báo, doanh nghiệp.

(PLVN) - Đó là nhận định của Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Công Thành tại Diễn đàn “Nhà Quản lý - Nhà báo - Doanh nghiệp với Tài nguyên và Môi trường” lần thứ VIII – 2024 với chủ đề “Kinh tế Xanh - Trách nhiệm của nhà sản xuất”, do Bộ Tài nguyên và Môi trường, Báo Tài nguyên và Môi trường tổ chức, diễn ra sáng nay, 27/6, tại Hà Nội.

Nỗi lo sợ của người dân Bạc Liêu mùa mưa bão

Hiện trường sau vụ sạt lở vào nửa đêm 20/6 tại khu vực khóm 6, phường 5, thành phố Bạc Liêu (tỉnh Bạc Liêu).
(PLVN) - Sạt lở ven sông lúc nửa đêm gây ảnh hưởng đời sống hàng chục hộ dân sống cạnh đường Lê Thị Hồng Gấm qua địa bàn khóm 6, phường 5, TP Bạc Liêu (tỉnh Bạc Liêu). Người dân thấp thỏm mong các cấp sớm có giải pháp để ổn định lâu dài cuộc sống...

Cháy lán tạm ở quận Cầu Giấy, Hà Nội

Hiện trường vụ cháy.
(PLVN) - Tối 26/6, khu nhà tạm quây tôn nằm trên địa bàn phường Dịch Vọng (Cầu Giấy, Hà Nội) bất ngờ bốc cháy ngùn ngụt. Cột khói đen bốc cao cả chục mét khiến nhiều người không khỏi hoảng sợ.

Quảng Nam vừa yêu cầu truy quét “vàng tặc”

Quảng Nam vừa yêu cầu truy quét “vàng tặc”
(PLVN) - Tỉnh Quảng Nam vừa yêu cầu các đơn vị liên quan tổ chức truy quét “vàng tặc”, trong trường hợp đủ yếu tố cấu thành tội phạm thì truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định để răn đe, giáo dục, có biện pháp quản lý, không để tái diễn tình trạng khai thác vàng trái phép.