Từ năm học này, đề án phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi với kinh phí đến 14.600 tỷ đồng được triển khai. Tuy nhiên, phía trước là đẫy rầy khó khăn mà những người thực hiện phải đối mặt.
Nói đến phổ cập là nói đến việc “bắt buộc” các bậc cha mẹ hay người giám hộ phải đưa trẻ 5 tuổi đến trường và Nhà nước phải bảo đảm về cơ sở vật chất trường lớp, đồ dùng học tập, đội ngũ giáo viên. Nhưng hiện nay ở nước ta số trường mầm non ngoài công lập chiếm tỉ lệ cao với 5.369 trường, trong đó, bán công là 4.011 trường dân lập là 350 trường và tư thục là 1.008 trường, thu hút đến 50% tổng số học sinh.
Trường thiếu lại còn nghèo
Kể cả Hà Nội và TP HCM đều thiếu trường lớp cho bậc mầm non. Cụ thể, Hà Nội có 80% trường ngoài công lập. Ở TP HCM trường công lập mới đáp ứng khoảng 30% nhu cầu. Số trẻ em 5 tuổi học tại các trường dân lập tư thục và nhóm trẻ gia đình là 32,63%. Hiện TP HCM có 840 nhóm trẻ gia đình còn Hà Nội có khoảng 10.868 nhóm.
Không chỉ thiếu trường lớp mà cơ sở vật chất của các trường còn nghèo hơn so với các bậc học khác. Đó là một nghịch lý về đầu tư trong những năm qua. Số trường đạt chuẩn quốc gia của bậc mầm non tính đến năm nay là 2.014 trường, đạt 15,8%. Ở nhiều nơi, các cháu mẫu giáo phải học ghép với trường tiểu học, phần lớn lớp học tạm bợ.
Ví dụ: tỉnh Trà Vinh 12 xã chưa có trường mầm non, trẻ em mẫu giáo phải học chung với trường tiểu học. Tỉnh Cao Bằng có tới 125 xã, phường, thị trấn chưa có trường mầm non. Tỉnh Lào Cai có tới 83,2% phòng học tạm bợ, 90,4% lớp thiếu trang thiết bị dạy theo chương trình giáo dục mầm non mới…
Nói đến phổ cập là nói đến việc “bắt buộc” các bậc cha mẹ hay người giám hộ phải đưa trẻ 5 tuổi đến trường và Nhà nước phải bảo đảm về cơ sở vật chất trường lớp, đồ dùng học tập, đội ngũ giáo viên. Nhưng hiện nay ở nước ta số trường mầm non ngoài công lập chiếm tỉ lệ cao với 5.369 trường, trong đó, bán công là 4.011 trường dân lập là 350 trường và tư thục là 1.008 trường, thu hút đến 50% tổng số học sinh.
Trường thiếu lại còn nghèo
Kể cả Hà Nội và TP HCM đều thiếu trường lớp cho bậc mầm non. Cụ thể, Hà Nội có 80% trường ngoài công lập. Ở TP HCM trường công lập mới đáp ứng khoảng 30% nhu cầu. Số trẻ em 5 tuổi học tại các trường dân lập tư thục và nhóm trẻ gia đình là 32,63%. Hiện TP HCM có 840 nhóm trẻ gia đình còn Hà Nội có khoảng 10.868 nhóm.
Không chỉ thiếu trường lớp mà cơ sở vật chất của các trường còn nghèo hơn so với các bậc học khác. Đó là một nghịch lý về đầu tư trong những năm qua. Số trường đạt chuẩn quốc gia của bậc mầm non tính đến năm nay là 2.014 trường, đạt 15,8%. Ở nhiều nơi, các cháu mẫu giáo phải học ghép với trường tiểu học, phần lớn lớp học tạm bợ.
Ví dụ: tỉnh Trà Vinh 12 xã chưa có trường mầm non, trẻ em mẫu giáo phải học chung với trường tiểu học. Tỉnh Cao Bằng có tới 125 xã, phường, thị trấn chưa có trường mầm non. Tỉnh Lào Cai có tới 83,2% phòng học tạm bợ, 90,4% lớp thiếu trang thiết bị dạy theo chương trình giáo dục mầm non mới…
Bậc mầm non còn quá thiếu trường lớp. Ảnh: Trung Kiên |
Cơ sở vật chất thiếu thốn nên việc bảo đảm 95% trẻ 5 tuổi tới lớp được học hai buổi một ngày vô cùng khó khăn. Trong khi đó, việc chăm sóc sức khỏe cho giáo dục mầm non còn chưa được quan tâm đầy đủ. Ở rất nhiều nơi, lớp học không có bàn ghế, các em buộc chen chúc nhau ngồi dưới sàn nhà, ngủ trưa không có giường, màn, phải trải chiếu xuống nền nhà. Những gia đình ở gần lớp học thường đón các cháu về nhà ngủ trưa, cho ăn thêm rồi chiều lại đưa các cháu tới lớp. Đồ chơi cho các cháu thì thiếu thốn, cũ, những chiếc đu quay, cầu trượt, bể bóng… dùng chung cho các lứa tuổi nên rất nguy hiểm, mất vệ sinh.
Hiện nay, hầu hết trường thiếu nhân viên y tế, chỉ có số ít các trường tại các thành phố lớn mới có. Phần đông cán bộ y tế không muốn làm việc ở bậc mầm non vì lương thấp và không được bồi dưỡng về chuyên môn. Đội ngũ giáo viên đứng lớp cả nước còn thiếu khoảng 25.000 người. Đồng lương của cô giáo mầm non quá thấp, không bảo đảm đời sống nên không ít người đã bỏ nghề.
“Cái bánh 14.600 tỷ đồng”
Kinh phí thực hiện mục tiêu phổ cập giáo dục mầm non 5 tuổi dự kiến là 14.600 tỷ đồng. Thế nhưng, chia như thế nào để bảo đảm sự công bằng, khi mà còn rất nhiều cháu không được vào học trường công, phải học trường tư, đóng học phí rất cao và chịu nhiều khoản tiền khác rất nặng nề. Các cháu không được hưởng đồng nào từ sự đầu tư của Nhà nước. Ở Hà Nội, kinh phí Nhà nước chi cho giáo dục mầm non bình quân 2 triệu đồng một cháu một năm nhưng các cháu ở các trường tư thì không được đồng nào. Đó là một sự bất công.
Việc cho các cháu lứa tuổi mầm non tới trường là nhu cầu bức thiết của nhiều bậc cha mẹ đang tuổi lao động. Họ phải đưa con tới lớp mầm non với mục đích gửi trẻ, trông trẻ để đi làm. Những gia đình có thu nhập cao, thường thuê người giúp việc chăm sóc các cháu, họ không cho đến trường lớp mầm non vì sự chăm sóc nơi đó không bằng ở nhà. Vì vậy để phổ cập giáo dục mầm non bền vững, có chất lượng đúng với mục tiêu đề ra, các cấp chính quyền phải bảo đảm đủ trường lớp và giáo viên. Cần phải có kinh phí hỗ trợ cho các gia đình có con cháu học ở trường ngoài công lập. Cần miễn học phí cho phổ cập giáo dục mầm non như phổ cập giáo dục tiểu học.
Theo đề án phổ cập giáo dục mầm non, đến năm 2015, có 95% trẻ em trong độ tuổi 5 tuổi được học hai buổi một ngày; 100% trẻ em tại cơ sở giáo dục mầm non được học Chương trình giáo dục mầm non mới, chuẩn bị tốt tâm thế cho trẻ vào lớp 1; đảm bảo 50% giáo viên đạt trình độ từ cao đẳng sư phạm mầm non trở lên và 80% giáo viên đạt chuẩn nghề nghiệp ở mức độ khá. Các trường miền núi, vùng sâu, vùng xa có trường mầm non đạt chuẩn quôc gia và đưa số tỉnh đạt chuẩn PCGDMN cho trẻ năm tuổi từ 85% (năm 2012) lên 100% vào năm 2015. |
Nhà giáo Trần Hữu Trù (nguyên chuyên viên cao cấp Bộ GD-ĐT)
Đất việt
Đất việt