Gian lận điểm thi THPT Quốc gia 2018 tại Hòa Bình: 162 bài thi được nâng điểm bằng cách nào?

Sở Giáo dục và Đào tạo Hòa Bình
Sở Giáo dục và Đào tạo Hòa Bình
(PLVN) - Như PLVN đã phản ánh, CQĐT mới đây ra kết luận điều tra bổ sung lần 2 vụ án gian lận điểm THPT quốc gia 2018 ở Hòa Bình. 

Theo đó, 20 bài thi tự luận môn Ngữ văn và 142 bài thi trắc nghiệm trong kỳ thi THPT quốc gia 2018 ở Hòa Bình đã được bàn bạc, nâng điểm theo chỉ đạo của Nguyễn Quang Vinh (Trưởng phòng Khảo thí và Quản lý chất lượng giáo dục, Phó trưởng ban chấm thi) và Đỗ Mạnh Tuấn (Phó Hiệu trưởng Trường phổ thông Dân tộc nội trú huyện Lạc Thủy, Ủy viên tổ chấm bài thi trắc nghiệm). 18 giám khảo khác bị xác định có liên quan.

Với các bài thi tự luận Ngữ văn, theo quy chế thi, số phách được sinh ngẫu nhiên từ phần mềm quản lý thi, đảm bảo mỗi bài thi tương ứng duy nhất một số phách. Thế nhưng Vinh vẫn chỉ đạo, giao Tuấn (không có nhiệm vụ ở ban này) thực hiện việc sinh mã phách trái quy định nhằm lấy thông tin mã phách các thí sinh cần nâng điểm môn Ngữ văn.

Ngày 28/6/2018, tại phòng chấm thi trắc nghiệm, Tuấn sử dụng máy tính của tổ chấm thi trắc nghiệm thực hiện việc sinh mã phách từ phần mềm quản lý thi. Sau đó Tuấn bàn giao các biểu dồn túi và biểu mã phách cho ban làm phách để làm phách bài thi tự luận.

Đồng thời với quá trình sinh mã phách, Tuấn tập hợp danh sách, thông tin các thí sinh cần nâng điểm (gồm số báo danh, mã phách, mã túi bài thi, điểm yêu cầu và ghi chú quan hệ của thí sinh) để chuyển cho Vinh. Vinh lại chuyển thông tin này cho Diệp Thị Hồng Liên (Phó trưởng phòng Phòng Khảo thí, phụ trách tổ chấm bài thi tự luận môn Ngữ văn). Sau đó, Liên đối chiếu thông tin mã phách, mã túi đựng bài thi, theo tiến độ chấm thi của từng tổ chấm thi tự luận môn Ngữ văn sau đó chuyển các thông tin thí sinh, điểm yêu cầu cho tổ trưởng các tổ chấm thi để các tổ trưởng can thiệp.

Quá trình chấm thi, Nguyễn Văn Quang (Trưởng môn chấm thi), Nguyễn Thị Thu Loan, Nguyễn Thị Hồng Chung, Bùi Thanh Trà và các cán bộ chấm thi (giám khảo) không thực hiện việc bốc thăm mã túi đựng bài thi, bốc thăm giám khảo chấm thi, không tổ chức chấm hai vòng độc lập...

Để nâng điểm bài thi cho thí sinh, các tổ trưởng đọc mã phách, điểm yêu cầu để các giám khảo chấm bài thi ghi lại hoặc tổ trưởng viết thông tin mã phách, điểm yêu cầu ra phiếu chấm, sau đó giám khảo sẽ chấm điểm cho thí sinh theo đúng điểm yêu cầu. Có trường hợp tổ trưởng ghi điểm trực tiếp vào bài thi, phiếu chấm để giám khảo chỉ việc ký hợp thức. Cũng có trường hợp, Liên cùng với tổ trưởng trực tiếp gặp giám khảo chấm thi để can thiệp nâng điểm bài thi.

Kết quả điều tra xác định 20 bài thi của 20 thí sinh được 18 giám khảo nhận mã phách, trực tiếp chấm nâng điểm và ký hợp thức. Kết quả chấm thẩm định xác định 20 bài thi này được nâng từ 1,25 đến 4,5 điểm. 

Kết luận điều tra cũng xác định Vinh chủ mưu, chỉ đạo nâng điểm 142 bài thi trắc nghiệm. Đầu tháng 5/2018, Vinh bàn bạc, chỉ đạo Tuấn nâng điểm bài thi trắc nghiệm một số thí sinh. Vinh và Tuấn thống nhất sửa trực tiếp bài thi trước khi quét file ảnh gửi về Bộ GD&ĐT. Vinh chuẩn bị chìa khóa phòng chứa, chấm bài thi, bố trí niêm phong cửa phòng chấm thi dễ bóc, khó bị phát hiện. Tuấn trực tiếp can thiệp nâng điểm.

Vào buổi tối các ngày từ 30/6 đến 3/7/2018, Mạnh Tuấn cùng Nguyễn Khắc Tuấn (chuyên viên Phòng Khảo thí, ủy viên tổ chấm thi trắc nghiệm) bóc niêm phong, mở khóa vào phòng chứa bài thi để nâng điểm bài thi. 

Sau khi can thiệp nâng điểm bài thi, quá trình chấm thi, Mạnh Tuấn phát hiện một số bài thi mặc dù đã được sửa chữa, nâng điểm trước đó nhưng số điểm nâng chưa đạt yêu cầu nên tiếp tục sửa, nâng điểm cho các bài thi này. Chấm thi xong, Mạnh Tuấn trả chìa khóa cho Vinh. Có 142 bài thi trắc nghiệm của 57 thí sinh được nâng từ 0,2 đến 9,25 điểm cho một môn.

CQĐT xác định hành vi của Vinh đã phạm vào tội Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ (Điều 356 BLHS 2015) với vai trò chủ mưu, cầm đầu. Đóng vai trò thứ hai là Mạnh Tuấn do giúp sức tích cực cho Vinh. Tuấn còn khai có nhận một tỷ đồng của một số người trung gian, người nhà thí sinh nhờ nâng điểm. Vì vậy, Tuấn còn bị đề nghị truy tố tội Nhận hối lộ, theo Điều 354 BLHS 2015.

CQĐT còn đề nghị truy tố Nguyễn Khắc Tuấn, Nguyễn Thị Thu Loan, Nguyễn Thị Hồng Chung, Bùi Thanh Trà cùng 9 cá nhân về tội Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ. Tuy nhiên, 18 giám khảo chấm thi không bị xử lý hình sự. CQĐT cho rằng những người này thực hiện hành vi trái quy định nhưng không vì vụ lợi, chịu sự chỉ đạo của cấp trên, có người còn bị ép buộc; nên chỉ đề nghị xử lý hành chính.

Đọc thêm

Chương trình 'Chia sẻ cùng thầy cô': Hành trình dạy - học hạnh phúc

Chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” tôn vinh các thầy cô xuất sắc tiêu biểu tại những vùng khó khăn trên cả nước. (Ảnh: T.Ư Đoàn)
(PLVN) - Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam vừa công bố danh sách 60 gương thầy giáo, cô giáo tiêu biểu, xuất sắc dự chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” năm 2024. Đây là năm thứ 10 Chương trình đồng hành lan tỏa thông điệp dạy học hạnh phúc của các thầy cô trên khắp mọi miền Tổ quốc.

Kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 cần được 'nâng cấp'

Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng phát biểu (Ảnh: Bộ GD&ĐT)
(PLVN) - Đề cập tới một số khó khăn, hạn chế trong tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT giai đoạn 2020-2024, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT yêu cầu công tác chuẩn bị cho Kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 cần được nâng cấp cấp độ ở tất cả khác khâu.

'Kế toán - Kiểm toán: Góc nhìn thực tiễn': Bước đệm cho sinh viên vững bước nghề nghiệp

'Kế toán - Kiểm toán: Góc nhìn thực tiễn': Bước đệm cho sinh viên vững bước nghề nghiệp
(PLVN) - Sáng ngày 28/10/2024, tại Hội trường lớn, Khoa Kinh tế, trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội đã tổ chức tọa đàm “Kế toán - Kiểm toán góc nhìn thực tiễn”. Sự kiện thu hút hơn 500 sinh viên tham dự cùng các chuyên gia đầu ngành, mang đến cơ hội quý báu để các bạn trẻ khám phá sâu hơn về nghề nghiệp.

Xây dựng văn hóa giao thông cho học sinh: Phụ huynh cần gương mẫu trong chấp hành pháp luật

Lực lượng CSGT tuyên truyền pháp luật cho học sinh Trường THPT Việt Đức, Hà Nội. (Nguồn: THPT Việt Đức)
(PLVN) - Sau gần một tháng ra quân mở đợt cao điểm bảo đảm trật tự, an toàn giao thông (TTATGT) cho lứa tuổi học sinh, tình trạng học sinh (HS) vi phạm tại các điểm trường trên cả nước đã giảm và có sự chuyển biến tích cực. Thế nhưng, bên cạnh thay đổi tích cực từ phía HS, các trường hợp vi phạm Luật Giao thông đường bộ từ phía phụ huynh lại có dấu hiệu tăng cao.

Kiên cố hóa trường lớp để nâng cao chất lượng giáo dục

Trường Trung học cơ sở Lê Lợi (xã Đắk N'Drót, huyện Đắk Mil, tỉnh Đắk Nông) được “thay áo mới” nhờ chương trình kiên cố hóa trường lớp. (Nguồn: THCS Lê Lợi)
(PLVN) - Nhà nước, Chính phủ đã đặc biệt quan tâm, đã dành nhiều nguồn lực cho công việc kiên cố hóa trường học. Nhưng vì số trường học trong cả nước rất lớn - trên 53.000 trường học, trong khi đất nước nguồn lực còn hạn chế, nên việc kiên cố hóa trường học luôn cần sự chung tay của toàn xã hội.

Kỷ luật hiệu trưởng nếu bị dư luận phản ánh xảy ra lạm thu

Ảnh minh họa
(PLVN) -  Sở GD&ĐT TP HCM ra văn bản chỉ đạo : ãnh đạo phòng GD&ĐT, hiệu trưởng các trường tại TP HCM bị dư luận, báo chí phản ánh phải tổ chức kiểm điểm cá nhân và người đứng đầu đơn vị, giải trình, xác định trách nhiệm sai phạm cụ thể liên quan đến tình trạng lạm thu.