Giảm tỷ lệ trầm cảm sau sinh bằng “đẻ không đau“

Giảm tỷ lệ trầm cảm sau sinh bằng “đẻ không đau“
(PLO) - Giảm đau tốt trong khi chuyển dạ có thể làm giảm nguy cơ trầm cảm sau sinh ở người mẹ. 
Các nhà nghiên cứu Trung Quốc thấy rằng những phụ nữ được gây tê ngoài màng cứng trong khi chuyển dạ có tỷ lệ trầm cảm 6 tuần sau sinh là 14%, trong khi tỷ lệ ở những người không áp dụng biện pháp này là 35%.
Nghiên cứu cũng cho thấy việc nuôi con bằng sữa mẹ phổ biến hơn ở nhóm được gây tê ngoài màng cứng để giảm đau so với nhóm không giảm đau, với tỷ lệ 70% so với 50%.
Theo TSKatherine Wisner, bác sỹ tâm lý chu sinh tại Trường Đại học Tây Nam, Mỹ thì “Đẻ không đau giúp người mẹ có sự khởi đầu tốt thay vì phải bắt đầu bằng đau đớn và kiệt sức. Cho dù là đẻ thường hay đẻ mổ, thì giảm đau trong và sau sinh luôn là vấn đề với tất cả các bà mẹ.
'Không có cách nào để đẻ mà hoàn toàn không đau. Mục đích ở đây là tránh cho bà mẹ không bị đau quá nhiều. “Kiểm soát đau đẻ sao cho người phụ nữ có thể cảm thấy thoải mái khi sinh nở là rất có ý nghĩa.
Kết quả nghiên cứu, được công bố trên tạp chí Anesthesia & Analgesia, nằm trong số rất ít nghiên cứu tìm hiểu mối liên quan giữa đau đẻ và trầm cảm sau sinh.
“Người ta đã biết rõ về mồi liên quan giữa đau cấp và mạn tính với trầm cảm. Nhưng còn rất nhiều điều chưa biết về đau khi chuyển dạ và đẻ với trầm cảm sau sinh”.
Tỷ lệ đau cấp tính nặng sau sinh là khoảng 11% ở phụ nữ mới sinh. Có nhiều yếu tố sinh học và cảm xúc góp phần gây trẩm cảm sau sinh, căn bệnh xảy ra ở 14,5% số bà mẹ.
TS Wisner khuyên những phụ nữ bị đau dai dẳng một hoặc 2 tháng sau đẻ cần đi khám phát hiện bệnh trầm cảm. Việc điều trị đau sau đẻ sẽ giúp bà mẹ tăng sự gắn bó về cảm xúc và chăm sóc con tốt hơn.

Đọc thêm

1 phụ nữ tử vong nghi do bệnh dại

Ảnh minh họa
(PLVN) - Người phụ nữ 49 tuổi ở Đắk Lắk vừa tử vong sau 2 tháng bị chó nhà cắn nhưng không tiêm vaccine phòng dại; tại 1 huyện của tỉnh Yên Bái, trong 2 ngày có 12 người dân bị phơi nhiễm bệnh dại.

Lửa nhiệt huyết chưa bao giờ nguội ở chuyên gia chẩn đoán hình ảnh với hơn 40 năm cống hiến

 PGS.TS.BSCC Nguyễn Quốc Dũng luôn hết mình vì chuyên môn và vì sức khỏe người dân. (Ảnh trong bài: NVCC)
(PLVN) - Hơn 4 thập kỷ cống hiến trong ngành Y, trải qua nhiều vai trò khác nhau, vị chuyên gia ấy vẫn luôn cháy lửa nghề. Đến nay, khi tuổi đã ngoài 60, ông luôn nỗ lực làm mới bản thân trước guồng quay công nghệ nhằm áp dụng những kỹ thuật tiên tiến nhất vào công tác khám, chữa bệnh phục vụ người dân.

Thủ tướng chỉ đạo tăng cường công tác phòng bệnh sởi

Bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm lây lan qua đường hô hấp, đã từng xảy ra những đợt dịch lớn; hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu.
(PLVN) - Trong những tháng gần đây, bệnh sởi có xu hướng gia tăng tại một số địa phương. Để chủ động kiểm soát, ngăn ngừa, không để bệnh sởi lây lan, bùng phát trên diện rộng, ngày 14/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký ban hành công điện yêu cầu các bộ, cơ quan liên quan và các địa phương tăng cường công tác phòng, chống bệnh sởi.

Điều chỉnh giá khám, chữa bệnh theo mức lương cơ sở

Ảnh minh hoạ: Ngọc Nga
(PLVN) - Đến nay Bộ Y tế đã phê duyệt giá khám chữa bệnh 15 bệnh viện theo mức lương cơ sở. Bộ này đánh giá, khi điều chỉnh giá khám bệnh, chữa bệnh theo yếu tố tiền lương từ mức lương cơ sở 1,8 triệu lên 2,34 triệu đồng, phần đồng chi trả (ở mức 20% và 5%) tăng thêm không nhiều.

Kiểm soát chặt chẽ chất lượng bữa ăn học đường

Cần sự phối hợp từ phía nhà trường, gia đình và cả xã hội trong việc đảm bảo chất lượng bữa ăn bán trú cho học sinh. (Ảnh minh họa: SKĐS)
(PLVN) -  Thời gian qua, vấn đề chất lượng bữa ăn bán trú cho học sinh đã trở thành mối lo ngại ở nhiều trường học tại các thành phố lớn, đặc biệt là TP Hồ Chí Minh. Điều này khiến phụ huynh vô cùng bất an và để lại hệ lụy không nhỏ cho sức khỏe của học sinh.

Tăng thuế thuốc lá để giảm thiệt hại 108.000 tỷ đồng mỗi năm

Bà Phan Thị Hải- Phó Giám đốc phụ trách Quỹ Phòng chống tác hại của thuốc lá phát biểu tại hội thảo (Ảnh: BTC)

(PLVN) - Theo ThS Phan Thị Hải - Phó Giám đốc phụ trách Quỹ Phòng chống tác hại của thuốc lá Việt Nam, mỗi năm thuốc lá gây tổn thất khoảng 108.000 tỷ đồng chi phí khám chữa bệnh. Việc tăng thuế sẽ làm giảm đáng kể việc tiếp cận thuốc lá, cũng làm giảm tỷ lệ tử vong và tổn thất sức khỏe...