Giảm thiểu những bất lợi của chính sách thuế tối thiểu toàn cầu

Đại biểu Vũ Tiến Lộc. (Nguồn ảnh: Quochoi.vn)
Đại biểu Vũ Tiến Lộc. (Nguồn ảnh: Quochoi.vn)
(PLVN) - Chiều 20/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 6, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về việc áp dụng thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung theo quy định chống xói mòn cơ sở thuế toàn cầu.

Tham gia thảo luận, Đại biểu Vũ Tiến Lộc (Đoàn Hà Nội) nhất trí cao với việc ban hành Nghị quyết của Quốc hội về việc áp dụng thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung theo quy định chống xói mòn cơ sở thuế toàn cầu. Dù việc ban hành này là không bắt buộc, nhưng để đảm bảo lợi ích quốc gia, dân tộc nên cần thiết phải ban hành Nghị quyết, song song với đó cần ban hành chính sách để khuyến khích hỗ trợ đầu tư mới để đảm bảo công bằng cho tất cả các doanh nghiệp

Đại biểu Vũ Tiến Lộc phân tích, dự kiến việc ban hành Nghị quyết này sẽ có tác động rất lớn làm giảm sức hấp dẫn của môi trường đầu tư kinh doanh ở nước ta, đặc biệt là với các nhà đầu tư chiến lược trong bối cảnh cạnh tranh rất gay gắt về thu hút đầu tư nước ngoài hiện nay.

Để giảm thiểu những tác động bất lợi, Đại biểu Lộc cho rằng, đồng thời với việc ban hành Nghị quyết về thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung theo quy định chống xói mòn cơ sở thuế toàn cầu, Quốc hội cũng cần phải ban hành thêm Nghị quyết về các chính sách ưu đãi, hỗ trợ để đảm bảo duy trì môi trường đầu tư hấp dẫn để đáp ứng cùng một lúc cả hai mục tiêu là thúc đẩy được dòng vốn đầu tư chất lượng cao vào nền kinh tế nước ta, phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước và đồng thời không vi phạm các cam kết quốc tế, không đi ngược với xu thế hội nhập.

Theo Đại biểu, muốn vậy, về quan điểm phải khẳng định việc chúng ta ban hành các chính sách khuyến khích và hỗ trợ đầu tư mới không phải là một biện pháp để bù đắp thiệt hại cho các nhà đầu tư do họ phải nộp thuế bổ sung, vì điều này là vi phạm các nguyên tắc của OECD. Chính sách hỗ trợ đầu tư cần bảo đảm một nguyên tắc công bằng hướng tới tất cả các doanh nghiệp đạt được các tiêu chí cụ thể mà chính sách của chúng ta hướng tới, không phân biệt đó là doanh nghiệp thuộc đối tượng phải chịu thuế bổ sung hay không.

Đại biểu Lộc kiến nghị, các lĩnh vực, dự án cần ưu tiên thu hút là lĩnh vực công nghệ cao thân thiện với môi trường, hoạt động nghiên cứu phát triển, lĩnh vực năng lượng tái tạo, các nhà đầu tư chiến lược trong lĩnh vực công nghệ cao và có quy mô lớn và tất cả đều nhằm tới mục tiêu phát triển nhanh và bền vững của nền kinh tế theo đúng tinh thần Nghị quyết 50 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh hội nhập và thu hút đầu tư trong bối cảnh mới.

Trường hợp chúng ta chưa ban hành được Nghị quyết này hoặc chưa điều chỉnh pháp luật theo hướng này, Đại biểu Đoàn Hà Nội đề nghị Quốc hội phải khẳng định trong Nghị quyết chung của Kỳ họp thứ 6 là Quốc hội sẽ ban hành chính sách hỗ trợ theo các nội dung định hướng như trên để có thể làm yên lòng các nhà đầu tư chiến lược và giao Chính phủ tích cực chuẩn bị để Quốc hội có thể ban hành nghị quyết về vấn đề này…

Đại biểu Nguyễn Quang Huân. (Nguồn ảnh: Quochoi.vn)

Đại biểu Nguyễn Quang Huân. (Nguồn ảnh: Quochoi.vn)

Đồng tình với ý kiến của Đại biểu Vũ Tiến Lộc, Đại biểu Nguyễn Quang Huân (Đoàn Bình Dương) cho rằng, song song với việc ban hành Nghị quyết này, chúng ta cần nhìn trước các rủi ro, có thể thị trường Việt Nam sẽ kém hấp dẫn hơn so với các nhà đầu tư FDI nên chúng ta cần phải có chính sách hỗ trợ bổ sung. Bên cạnh việc cần sớm đánh giá toàn diện tác động, Chính phủ cũng nên nghiên cứu các chính sách hỗ trợ, trong đó nhấn mạnh chính sách phụ trợ, công nghiệp hỗ trợ, bởi vì công nghiệp hỗ trợ chính là điều giữ chân các doanh nghiệp FDI tốt nhất và Việt Nam cũng tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu nhiều hơn thay vì hiện nay là các giá trị xuất khẩu.

Đại biểu nhấn mạnh, việc thực hiện Nghị quyết sớm này thì chúng ta sẽ thu được tới 14.600 tỷ tiền thuế bổ sung, tránh cạnh tranh không công bằng, ưu đãi quá mức cho các doanh nghiệp cơ sở của các tập đoàn đa quốc gia. Ngoài ra, việc ban hành Nghị quyết kịp thời cũng là một hình thức giúp cho các nước OECD giữ chân được các nhà sản xuất và tạo công ăn việc làm cho chính nước của họ, qua đó, Việt Nam cũng thực hiện các nghĩa vụ quốc tế.

Đại biểu Nguyễn Văn Mạnh (Đoàn Vĩnh Phúc) cũng tán thành với sự cần thiết ban hành Nghị quyết, Nghị quyết đã thể hiện đầy đủ căn cứ thực tế và một số vấn đề mang tính xu thế của các quốc gia về vấn đề áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu.

Theo Đại biểu, thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung theo quy định chống xói mòn cơ sở thuế toàn cầu là khoản thuế mới, chưa được quy định trong Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp nên nhất trí với quan điểm chủ động ủng hộ và áp dụng quy định thuế tối thiểu toàn cầu từ năm 2024, tạo cơ chế thuận lợi để khuyến khích các doanh nghiệp nộp thuế, bổ sung thuế tại Việt Nam.

Đọc thêm

Bộ chính trị cho ý kiến về phát triển TP Hải Phòng; Đề án thành lập TP Huế trực thuộc Trung ương

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm chủ trì họp Bộ Chính trị cho ý kiến về Đề án thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương. (Ảnh: nhandan.vn)
(PLVN) - Ngày 13/9, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm chủ trì họp Bộ Chính trị cho ý kiến về Đề án sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết số 45-NQ/TW ngày 24/1/2019 của Bộ Chính trị khóa XII về xây dựng và phát triển TP Hải Phòng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Nghị quyết 45-NQ/TW) và cho ý kiến về Đề án thành lập TP Huế trực thuộc Trung ương.

Làm rõ hơn vấn đề tiêu cực, 'lợi ích nhóm'

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Nguyễn Phương Thủy phát biểu tại phiên họp. Ảnh: Quochoi.vn
(PLVN) - Đây là ý kiến được nêu ra tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sáng 13/9, khi cho ý kiến về các báo cáo công tác năm 2024 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; các báo cáo của Chính phủ về công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật, công tác thi hành án và công tác phòng, chống tham nhũng năm 2024.

Đẩy mạnh xây dựng xã hội học tập trong hệ thống Công đoàn

Quang cảnh buổi làm việc. (Ảnh: qdnd.vn)
(PLVN) - Ngày 13/9, Đoàn công tác liên ngành do Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Vũ Thanh Mai làm Trưởng đoàn đã làm việc với Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam về sơ kết 5 năm thực hiện Kết luận số 49-KL/TW của Ban Bí thư khóa XII về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 11-CT/TW của Bộ Chính trị về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập”.

Chặn hiểm họa từ doanh nghiệp 'sân sau' - Kỳ cuối: Phải đổi mới căn bản công tác cán bộ

Chặn hiểm họa từ doanh nghiệp 'sân sau' - Kỳ cuối: Phải đổi mới căn bản công tác cán bộ
(PLVN) - Từ thực tiễn đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, đặt ra vấn đề bức bách là phải tiếp tục nâng cao đạo đức cách mạng của mỗi cán bộ, đảng viên, bảo vệ uy tín và sự trường tồn của Đảng. Đây cũng là một trong những yêu cầu đặt ra tại Quy định 144-QĐ/TW của Bộ Chính trị về chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: ASEAN BAC cần thực hiện 5 đồng hành cùng Chính phủ và nhân dân các nước ASEAN

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Hội đồng Tư vấn Kinh doanh ASEAN (ASEAN BAC). Ảnh: Dương Giang/TTXVN.
Chiều 13/9, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp Đoàn các Chủ tịch Hội đồng Tư vấn Kinh doanh ASEAN (ASEAN BAC) các nước do Chủ tịch ASEAN BAC năm 2024 Oudet Souvannavong, đồng thời là Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Lào dẫn đầu nhân dịp sang dự Kỳ họp lần thứ 101 của ASEAN BAC tại Hà Nội.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm chúc Tết Trung thu các cháu thiếu niên, nhi đồng

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm. (Ảnh: Lâm Khánh/TTXVN).
"Với các cháu ở những vùng bão, lũ, Bác dặn các cháu luôn chú ý an toàn khi học tập, vui chơi. Hãy tránh xa những nơi nguy hiểm, không chơi đùa gần sông, suối, ao hồ, luôn nhớ lời cha mẹ, thầy cô giáo để tự bảo vệ bản thân và bạn bè... Bác gửi đến tất cả các cháu niềm tin yêu, hy vọng", Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm nhắn gửi.

Phát hiện nhiều thủ đoạn mới của tội phạm kinh tế, tham nhũng, buôn lậu

Quang cảnh phiên họp. Ảnh: An Đăng/TTXVN.
Sáng 13/9, tại Nhà Quốc hội, tiếp tục Phiên họp thứ 37, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về các báo cáo của Chính phủ về công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật, công tác thi hành án; các báo cáo công tác của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao năm 2024.

Đối thoại Chính sách Quốc phòng Việt Nam - Anh lần thứ 5

Đối thoại Chính sách Quốc phòng Việt Nam - Anh lần thứ 5
Sáng 13/9, tại Hà Nội, Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Quân ủy Trung ương, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam và ông Vernon Coaker, Quốc vụ khanh Quốc phòng Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland đồng chủ trì Đối thoại Chính sách Quốc phòng Việt Nam - Anh lần thứ 5.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: Cần có tư duy mới, cách làm mới cho tương lai thế giới

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: Cần có tư duy mới, cách làm mới cho tương lai thế giới
Hưởng ứng sáng kiến của Tổng thống Cộng hòa Namibia Nangolo Mbumba và Thủ tướng Cộng hòa liên bang Đức Olaf Scholz, ngày 12/9/2024, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã gửi thông điệp ghi hình tới Sự kiện Lời kêu gọi toàn cầu về Hội nghị Thượng đỉnh Tương lai, được tổ chức trực tuyến ngay trước thềm Hội nghị Thượng đỉnh Tương lai của Liên hợp quốc (22-23/9/2024).

Phát huy tinh thần trách nhiệm, hết lòng vì bệnh nhân

Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân ân cần thăm hỏi và tặng quà bệnh nhi nhân dịp Tết Trung thu. (Ảnh: Vương Tuấn - Trần Chiến).
(PLVN) - Nhân dịp Tết Trung thu 2024, hôm qua (12/9), Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân và đại diện Quỹ Hỗ trợ bệnh nhân ung thư - Ngày mai tươi sáng đã đến thăm và tặng quà 200 bệnh nhi tại khoa Bệnh máu trẻ em, Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương.

Bảo đảm chất lượng và 'tuổi thọ' của các luật, nghị quyết

Quang cảnh phiên họp. (Ảnh: Quochoi.vn)
(PLVN) - Sáng 12/9, phát biểu tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, cho ý kiến về Báo cáo của Chính phủ về tình hình thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn yêu cầu siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong xây dựng pháp luật; nề nếp, quyết liệt trong việc thẩm tra để các luật, nghị quyết ra đời có chất lượng và tuổi thọ.

Chặn hiểm họa từ doanh nghiệp “sân sau” Kỳ 4: Quân pháp bất vị thân

Theo Báo cáo tại Phiên họp thứ 26 của Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTN, TC, 6 tháng đầu năm 2024, trên cả nước đã khởi tố mới, điều tra 2.836 vụ án/5.975 bị can về các tội tham nhũng, kinh tế, chức vụ… (Ảnh trong bài: TTXVN)
(PLVN) - Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhiều lần căn dặn cán bộ, đảng viên không được dính líu với vòng danh lợi, bởi vì cán bộ dù to hay nhỏ, “có quyền mà thiếu lương tâm là có dịp đục khoét, có dịp ăn của đút”. Vì thế, để thi hành một nền chính trị liêm khiết, Bác yêu cầu “phải thẳng tay trừng trị những kẻ bất liêm, bất kỳ kẻ ấy ở địa vị nào, làm nghề nghiệp gì”.

Vingroup ủng hộ 250 tỷ đồng cho đồng bào bị thiệt hại do bão Yagi và lũ quét

Vingroup ủng hộ 250 tỷ đồng cho đồng bào bị thiệt hại do bão Yagi và lũ quét
(PLVN) - Ngày 12/9/2024, Tập đoàn Vingroup và các công ty trong hệ sinh thái công bố tài trợ 250 tỷ đồng cho đồng bào đang chịu thiệt hại do siêu bão Yagi và mưa lũ kéo dài. Nguồn tiền sẽ được phân bổ trực tiếp cho hoạt động cứu trợ khẩn cấp như dựng lại khoảng 2.000 ngôi nhà bị sập đổ, hỗ trợ từ 150 - 300 triệu cho các gia đình có người thiệt mạng, góp phần tái thiết cơ sở hạ tầng cũng như các công trình dân sinh… giúp người dân nhanh chóng ổn định cuộc sống sau thiên tai.