Giám sát thực hiện pháp luật trong lĩnh vực báo chí - tại sao không? Kỳ 3: Tác dụng lớn của việc giám sát

Một vụ phóng viên bị cản trở tác nghiệp
Một vụ phóng viên bị cản trở tác nghiệp
(PLVN) - Giám sát việc thực hiện pháp luật trong lĩnh vực báo chí không chỉ kiểm tra các văn bản quy phạm pháp luật đã thực sự tạo điều kiện tối đa cho báo chí tác nghiệp một cách đúng nghĩa hay chưa, mà còn chấn chỉnh lại hoạt động nghề nghiệp và xử lý nghiêm những cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm.

“Một mũi tên trúng nhiều đích”

Theo ông Lê Thanh Vân, Ủy viên Thường trực Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội, tác dụng của việc giám sát thực hiện chính sách, pháp luật trong lĩnh vực báo chí là rất lớn. Thứ nhất, giúp Quốc hội kiểm tra lại quy định trong Luật Báo chí hiện nay đã thực sự tạo điều kiện tối đa cho báo chí tác nghiệp một cách đúng nghĩa hay chưa? Thứ hai, là việc chấp hành pháp luật về báo chí của các cơ quan quản lý báo chí, các cơ quan báo chí, của từng phóng viên và cả đối tượng chịu sự điều trần của báo chí đã nghiêm túc chưa, đúng luật chưa.

 Ông Lê Thanh Vân cho rằng, trên thực tế có hiện tượng lạm dụng quyền hạn của mình để can thiệp vào các phóng sự của các phóng viên, thậm chí lạm dụng quyền hạn cá nhân không bằng con đường chính thức mà gọi điện, nhắn tin để chi phối, bắt gỡ bài. “Cái đấy có đúng với sứ mệnh của quyền lực cá nhân họ được trao để đảm bảo việc duy trì một nền báo chí cách mạng chưa, hay đó là lợi ích nhóm?”, ông Vân đặt vấn đề. 

Từ thực tế trên, theo ông Vân, cần thiết phải có một cuộc giám sát để đánh giá lại mặt được, mặt chưa được trong các quy định hiện hành về báo chí; những mặt được, mặt chưa được trong hoạt động quản lý của các cơ quan báo chí…, trên cơ sở đó mới sửa đổi lại quy định cho chặt chẽ, chấn chỉnh lại hoạt động nghề nghiệp và xử lý nghiêm những cá nhân, tổ chức vi phạm.

Tán thành ý kiến trên, Phó trưởng Ban Dân nguyện của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Lưu Bình Nhưỡng cho rằng, Luật Báo chí ra đời đã được một thời gian nhưng chưa có đánh giá lại. “Chúng ta cũng thiếu sự đánh giá một cách đầy đủ, toàn diện và sâu sắc để một là kiểm điểm lại xem kết quả đạt được trong việc thực hiện Luật này ra sao; hai là xem có vướng mắc, tồn tại hay hạn chế gì không? Đặc biệt trong giai đoạn bùng nổ thông tin như hiện nay, với sự ra đời của Luật An ninh mạng và những vấn đề rất mới, quyền hoạt động của báo chí là vấn đề Hiến định. Do đó, chúng ta phải xem xét, đánh giá lại”- ông Nhưỡng đề nghị.

Cho rằng hoạt động của báo chí hay các cơ quan khác đều phải tuân theo quy định của pháp luật, ông Nguyễn Mai Bộ, Ủy viên Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội cho biết: kể cả hoạt động của tòa án cũng cần phải giám sát.

“Điều này có nghĩa là các hoạt động đó là một đối tượng giám sát chứ không có nghĩa là đưa báo chí vào giám sát để can thiệp vào hoạt động của báo chí hay để cấm báo chí làm việc này hay việc khác. Đã có Luật Báo chí rồi thì báo chí cứ làm theo đúng quy định của pháp luật chứ không phải có ý kiến của Quốc hội rồi muốn đưa hoạt động của báo chí vào giám sát để “bịt miệng” báo chí”, ông Nguyễn Mai Bộ nhấn mạnh.

Giám sát để chỉnh đốn, tăng cường hoạt động

Với mong muốn hoạt động giám sát đem lại hiệu quả cao nhất, một số ý kiến đề nghị nên giao công việc này cho Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp, bởi chức năng giám sát và phản biện đã được Hiến pháp 2013 cũng như Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quy định cụ thể cho cơ quan này.

Tuy nhiên, phát biểu trước Quốc hội, ông Lê Thanh Vân đề nghị: “Có thể không giám sát tối cao ở Quốc hội nhưng cần giám sát ở Thường vụ Quốc hội hoặc giao cho Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội tiến hành giám sát, làm rõ mặt được, chưa được, thậm chí vi phạm để chúng ta chỉnh đốn, tăng cường hoạt động báo chí trong thời gian tới”.

Trong khi đó, Luật sư Lê Thiên - Chủ tịch HĐTV Công ty Luật Lê và liên danh lại đề nghị thành lập một cơ quan chuyên trách để thực hiện công việc trên. “Cơ quan này sẽ có quyền hạn và trách nhiệm, theo yêu cầu của các nhà báo và tòa soạn, phối hợp với các cơ quan chức năng khác để hỗ trợ, bảo vệ nhà báo trong quá trình hành nghề, đặc biệt là hoạt động thu thập thông tin, thực hiện phóng sự, khảo sát hiện trường…

Bên cạnh đó, cơ quan này có quyền hạn trong việc tiếp nhận thông tin tố giác về những sai phạm của nhà báo, trực tiếp giải quyết các khiếu nại hoặc kết hợp với các cơ quan có thẩm quyền để kịp thời điều tra, xử lý các vi phạm của nhà báo”- Luật sư Lê Thiên nêu quan điểm.

Lấy dẫn chứng từ thực tế, Chủ tịch HĐTV Công ty Luật Lê và liên danh cho biết, các ngành nghề khác cũng đã triển khai mô hình tự giám sát, tự xử lý trong nội bộ ngành. Ví dụ như trong hoạt động tư pháp, Viện kiểm sát nhân dân Tối cao cũng đã phải thành lập Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân Tối cao để quản lý và xử lý các vi phạm xâm phạm đến hoạt động tư pháp.

“Vì vậy, việc thành lập cơ quan độc lập trong nội bộ ngành báo chí để nâng cao cơ chế tự chủ, tự xử lý các vấn đề liên quan đến hoạt động báo chí là vô cùng cần thiết. Đây sẽ là một bước tiến lớn trong sự phát triển chung của ngành, tạo môi trường an toàn, công bằng để các nhà báo thêm yên tâm, vững tin công tác” - Luật sư Thiên khẳng định.

 “Phóng viên được cấp Thẻ nhà báo, họ đang đi hành nghề trên cơ sở của Luật Báo chí, vậy thì họ phải được coi là đang thực hiện công vụ, khi anh chống lại các nhà báo là đang chống lại cả Nhà nước, chống lại pháp luật chứ bản thân nhà báo không phải làm công việc cho cá nhân. Nếu không bảo vệ được như vậy và coi nhà báo cũng như những người khác thì  cần gì phải có Luật Báo chí”, ông Lưu Bình Nhưỡng nói.

Đọc thêm

Băn khoăn quy định về rút bảo hiểm xã hội 1 lần

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn điều hành nội dung thảo luận.
(PLVN) - Hưởng bảo hiểm xã hội (BHXH) 1 lần là vấn đề khó, phức tạp. Cả 2 phương án được nêu trong dự thảo Luật BHXH (sửa đổi) trình tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 5 vẫn còn ý kiến khác nhau.

Cần thiết bổ sung quy định về tổ hợp công nghiệp quốc phòng

Toàn cảnh hội nghị.
(PLVN) - Sáng 27/3, tiếp tục chương trình Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 5, thảo luận về dự án Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp, các đại biểu cho rằng việc dự thảo Luật bổ sung quy định về tổ hợp công nghiệp quốc phòng là cần thiết, với mục tiêu là bảo vệ Tổ quốc, giữ vững an ninh gắn với phòng thủ quốc gia.

Đại biểu Quốc hội ủng hộ cấm tuyệt đối nồng độ cồn khi tham gia giao thông

Đại biểu Nguyễn Đại Thắng phát biểu tại phiên họp.
(PLVN) - Sáng 27/3, tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 5, thảo luận về dự án Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ (TTATGTĐB), các đại biểu bày tỏ ủng hộ quy định cấm hành vi điều khiển phương tiện tham gia GTĐB mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng đề nghị Chính phủ cần tiếp tục đánh giá tác động sâu hơn, toàn diện hơn đối với chính sách này để tăng tính thuyết phục.

Cân nhắc quy định mở rộng đấu giá biển số xe

Toàn cảnh Hội nghị.
(PLVN) - Sáng 27/3, tại Hội nghị đại biểu Quốc hội (QH) hoạt động chuyên trách lần thứ 5, QH khóa XV, thảo luận về dự án Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ, các đại biểu còn có ý kiến khác nhau về việc mở rộng đấu giá biển số xe.

Phổ biến quy định liên quan đến kiều bào tại các Luật mới được Quốc hội thông qua

Thứ trưởng Lê Thị Thu Hằng phát biểu tại hội nghị.
(PLVN) - Ngày 26/3, Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (NVNONN), Bộ Ngoại giao phối hợp với Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, Bộ Xây dựng và Bộ Tài nguyên và Môi trường đồng chủ trì tổ chức Hội nghị tuyên truyền, phổ biến nội dung liên quan đến người Việt Nam định cư ở nước ngoài trong Luật Đất đai (sửa đổi), Luật Nhà ở (sửa đổi) và Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) (Hội nghị).

Tránh “bình mới rượu cũ” khi đổi mới tổ chức Tòa án

Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga phát biểu tại hội nghị.
(PLVN) - Ngày 26/3, tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 5, nhiệm kỳ khóa XV cho ý kiến về dự án Luật Toà án nhân dân (TAND) (sửa đổi), các đại biểu còn có ý kiến khác nhau về quy định về đổi mới TAND cấp huyện theo thẩm quyền xét xử.

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng làm việc với Ban Cơ yếu Chính phủ

Đại tướng Phan Văn Giang phát biểu tại buổi làm việc. (Ảnh: Tuấn Nam).
(PLVN) - Thực hiện chức năng tham mưu giúp Bộ trưởng Bộ Quốc phòng thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về cơ yếu, thời gian qua, Ban Cơ yếu Chính phủ (Ban CYCP) đã lãnh đạo, chỉ đạo ngành Cơ yếu Việt Nam triển khai thống nhất, đồng bộ, toàn diện các mặt công tác; bảo đảm tuyệt đối bí mật, an toàn, chính xác, kịp thời thông tin phục vụ lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước và lực lượng vũ trang (LLVT) trong mọi tình huống.

Bài viết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Thể hiện tinh thần dân chủ và bản chất vì dân, vì nước của Đảng ta

Đại đoàn kết toàn dân tộc là sức mạnh vô địch của dân tộc Việt Nam. (Ảnh minh họa - Tạp chí Tuyên giáo).
(PLVN) - Những vấn đề được Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đề cập trong bài viết vừa mang tính thời sự, vừa mang tính chiến lược, thể hiện rất rõ tinh thần dân chủ và bản chất vì dân, vì nước của Đảng ta. Đây cũng là lời nhắc nhở đối với một số cán bộ, đảng viên tránh xa chủ nghĩa cá nhân, làm việc vì lợi ích cá nhân, tiêu cực, tham nhũng.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Xây dựng, hoàn thiện pháp luật để phát huy tối đa mọi nguồn lực phát triển đất nước

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Xây dựng, hoàn thiện pháp luật để phát huy tối đa mọi nguồn lực phát triển đất nước - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
(PLVN) -  Ngày 25/3, chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 3/2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu các thành viên Chính phủ không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác xây dựng pháp luật gắn với nâng cao hiệu quả tổ chức thi hành pháp luật, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước nhanh và bền vững; đặc biệt, các luật, nghị quyết phải khai thác, phát huy tối đa mọi nguồn lực phát triển của đất nước, tránh lãng phí, tiêu cực, tham nhũng, tránh "xin – cho".

Phát huy vai trò giám sát của các cơ quan dân cử tại địa phương

Các đại biểu tham dự Hội nghị. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Tham luận của một số đại biểu trình bày tại Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác HĐND các tỉnh, TP trực thuộc Trung ương năm 2023 và triển khai kế hoạch công tác năm 2024 ngày 25/3 đã cho thấy vai trò quan trọng của các cơ quan dân cử trong hoạt động giám sát, góp phần không nhỏ vào những thành quả về phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.

Tổ chức diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước

Thượng tướng Nguyễn Văn Nghĩa chủ trì hội nghị.
(PLVN) -  Sáng 25/3, Thượng tướng Nguyễn Văn Nghĩa, Phó tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam chủ trì Hội nghị làm việc với các cơ quan, đơn vị về xây dựng Đề án tổ chức diễu binh, diễu hành trong Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).