Giám sát để đảm bảo thực thi việc cắt giảm các thủ tục kinh doanh, chi phí tuân thủ

Đại biểu Đỗ Đức Hiển phát biểu tranh luận tại phiên họp.
Đại biểu Đỗ Đức Hiển phát biểu tranh luận tại phiên họp.
(PLVN) - Đây là ý kiến được đại biểu Quốc hội Đỗ Đức Hiển (đoàn TP Hồ Chí Minh) đưa ra tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn của Quốc hội sáng 8/11.

Tranh luận với Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan tại phiên họp, đại biểu Đỗ Đức Hiển bày tỏ tán thành quan điểm vấn đề liên quan đến sức khỏe người dân cần tiếp cận rất thận trọng. Tuy nhiên, đại biểu nêu 2 điểm băn khoăn.

Thứ nhất, Nghị định số 09/2016/NĐ-CP ban hành tháng 1/2016 theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Y tế. Tháng 10/2017, cũng là Bộ trưởng Bộ Y tế chỉ đạo các đơn vị trực thuộc các Sở Y tế khi thanh tra, kiểm tra chỉ thanh tra, kiểm tra các doanh nghiệp sản xuất muối iốt, không thanh tra các doanh nghiệp sản xuất thực phẩm có sử dụng muối iốt.

Đến tháng 5/2018, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 19 yêu cầu sửa đổi Nghị định số 09. “Đây không chỉ liên quan đến muối iốt mà cả về vấn đề tăng cường kẽm và sắt trong bột mì để chế biến thực phẩm. Như vậy, tôi cho rằng có gì đó không nhất quán trong cách chỉ đạo về vấn đề này”, đại biểu Đỗ Đức Hiển nêu vấn đề.

Điểm băn khoăn thứ hai được đại biểu đề cập là, liên quan đến việc sửa đổi, bổ sung Nghị định 09, đại biểu chỉ rõ, ngoài Nghị quyết số 19, lãnh đạo Chính phủ đã có hai lần yêu cầu đối với Bộ Y tế. Lần thứ nhất, vào tháng 11/2019, yêu cầu Bộ Y tế nghiên cứu sửa đổi nghị định bảo đảm, bảo vệ sức khỏe cho nhân dân, đồng thời tạo điều kiện cho doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

Lần thứ hai, vào tháng 3/2023, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà cũng đã yêu cầu Bộ Y tế phối hợp với Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các bộ liên quan nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung Nghị định 09 theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tại Nghị định số 19, trình Chính phủ trong năm 2023.

Theo ý kiến của đại biểu Đỗ Đức Hiển, phần trả lời của Bộ trưởng Bộ Y tế về vấn đề này tại phiên họp chiều 7/11 chưa sát với chỉ đạo của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ.

Đại biểu Đỗ Đức Hiển đề nghị, trong thời gian tới, khi rà soát các thủ tục hành chính, các quy định liên quan đến kinh doanh để cắt giảm các thủ tục cũng như các chi phí tuân thủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các cơ quan có theo dõi, giám sát, bảo đảm thực thi trên thực tế.

Trả lời phần tranh luận của đại biểu, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan cho biết, liên quan đến triển khai thực hiện Nghị quyết số 19/2018 của Chính phủ về sửa đổi Nghị định 09, từ năm 2018 đến nay, Bộ Y tế đã có các báo cáo, tờ trình Chính phủ.

Theo chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Y tế phải đánh giá tác động và phải có đối thoại với doanh nghiệp để đảm bảo được hài hòa giữa công tác chăm sóc sức khỏe của người dân và quyền lợi của các doanh nghiệp.

“Từ đó đến nay, gần nhất là Công văn số 1526 ngày 10/3/2023 của Văn phòng Chính phủ đã giao cho các Bộ Y tế, Công thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND các tỉnh, TP trực thuộc trung ương theo chức năng, nhiệm vụ được giao, tiếp tục thông tin, tuyên truyền, đối thoại, nhằm tăng cường đồng thuận, nhất là cộng đồng doanh nghiệp và chỉ đạo tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 09/2016 của Chính phủ quy định về tăng cường vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm. Sau đó sẽ phải có những căn cứ để điều chỉnh, sửa đổi Nghị định 09 đảm bảo đáp ứng đúng quy định”, Bộ trưởng Đào Hồng Lan thông tin.

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan trả lời chất vấn.

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan trả lời chất vấn.

Theo Bộ trưởng, thực hiện chỉ đạo này, Bộ Y tế đã triển khai rà soát và đánh giá việc triển khai thực hiện Nghị quyết 09 và đã có báo cáo.

“Có thể nói, đây là một chính sách thay đổi từ vấn đề bắt buộc sang tự nguyện. Vấn đề đánh giá tác động chính sách liên quan đến các đối tượng thụ hưởng, kể cả doanh nghiệp, kể cả người dân và các tổ chức y tế thế giới, các chuyên gia sức khỏe là điều hết sức cần thiết. Với những số liệu của Bộ Y tế đã làm từ năm 2020, có thể nói, các tiêu chuẩn về iốt hiện nay của chúng ta đều thấp hơn so với tiêu chuẩn chung toàn cầu. Ví dụ như tỷ lệ bướu cổ của trẻ em từ 8-12 tuổi của chúng ta là 9,8%, cao gấp 2 lần so với khuyến nghị của Tổ chức Y tế thế giới. Các tỷ lệ liên quan đến phụ nữ và trẻ em có thiếu hụt iốt vẫn còn ở trong số liệu thấp hơn so với yêu cầu của y tế nêu ra”, Bộ trưởng cho hay.

Theo Bộ trưởng Đào Hồng Lan, vấn đề bổ sung vi chất vào thực phẩm là một vấn đề khó, đặt ra mối quan hệ giữa 2 bên là lợi ích cộng đồng và lợi ích của doanh nghiệp.

“Với trách nhiệm của ngành Y tế, chúng tôi trong quá trình sửa đổi Nghị định 09 này sẽ tiếp tục bổ sung phần đánh giá tác động liên quan đến các mặt để xử lý hợp lý, hài hòa nhất. Nội dung này cũng đang được chỉ đạo một cách thận trọng, khách quan và phù hợp nhất để đảm bảo lợi ích của các bên. Mục tiêu cao nhất theo chúng tôi nghĩ với chức năng quản lý của ngành y tế, đó là vấn đề sức khỏe của người dân, sức khỏe của cộng đồng và sức khỏe của cả một thế hệ của chúng ta trong thời gian tới”, Bộ trưởng nhấn mạnh.

Trước đó, tại phiên chất vấn chiều 7/11, đại biểu Đỗ Đức Hiển nêu vấn đề, thực hiện chủ trương của Đảng, của Quốc hội về cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, cắt giảm chi phí tuân thủ cho doanh nghiệp, Chính phủ đã có Nghị quyết 19/2018, giao Bộ Y tế nghiên cứu sửa đổi Nghị định 09 về tăng cường vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm theo hướng bãi bỏ quy định muối dùng trong chế biến thực phẩm phải tăng cường i ốt, bột mỳ dùng trong chế biến thực phẩm phải tăng cường sắt và kẽm, thay vào đó chỉ nên khuyến khích doanh nghiệp chế biến thực phẩm sử dụng.

“Theo phản ánh của các hiệp hội hành nghề, đến nay sau hơn 5 năm các quy định nêu trên chưa được sửa đổi, gây nhiều khó khăn cho doanh nghiệp chế biến thực phẩm, nhất là các doanh nghiệp xuất khẩu. Xin hỏi Bộ trưởng, nguyên nhân nào dẫn đến việc chậm trễ sửa đổi Nghị định 09 nêu trên và liệu nội dung nêu trên theo nghị quyết của Chính phủ có được thực thi hay không?”, đại biểu nêu chất vấn.

Trả lời đại biểu, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan cho hay, Nghị định số 09 năm 2016 về việc tăng cường vi chất dinh dưỡng để đảm bảo sức khỏe cho người dân đã được triển khai từ năm 2016 đến nay. Bộ Y tế đã có báo cáo đánh giá 5 năm triển khai thực hiện về vấn đề bổ sung vi chất, trong đó có i ốt trong thực phẩm đối với người dân. Trong quá trình đó, Bộ Y tế cũng đã phối hợp cùng với các bộ, ban, ngành triển khai đánh giá. Đối với các doanh nghiệp cũng đề xuất việc bổ sung i ốt chỉ mang tính chất tự nguyện, không phải là bắt buộc.

Tuy nhiên, theo Bộ trưởng, đây là vấn đề liên quan đến sức khỏe người dân, cần phải có thời gian đánh giá lâu dài.

Tin cùng chuyên mục

Hội nghị hợp tác giữa các địa phương của Việt Nam và Pháp lần thứ 12 là điểm sáng trong công tác đối ngoại của Hà Nội năm 2023. (Ảnh: Hanoimoi.vn)

Thủ đô Hà Nội - Điểm sáng đối ngoại

(PLVN) - Trong bối cảnh tình hình thế giới đang diễn biến phức tạp với những thay đổi về chính trị, an ninh, kinh tế và xã hội, công tác đối ngoại của Thủ đô Hà Nội trong những năm qua vẫn đạt được những thành tựu quan trọng. Những nỗ lực này không chỉ góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội mà còn khẳng định vị thế và vai trò của Hà Nội trong khu vực cũng như trên thế giới.

Đọc thêm

Thủ tướng: Doanh nghiệp, doanh nhân Việt Nam thực hiện '5 tiên phong' phát triển cùng đất nước

Thủ tướng: Doanh nghiệp, doanh nhân Việt Nam thực hiện '5 tiên phong' phát triển cùng đất nước
Phát biểu kết luận buổi gặp mặt giữa Thường trực Chính phủ với các doanh nhân, đại diện doanh nghiệp nhân kỷ niệm 20 năm Ngày Doanh nhân Việt Nam sáng 4/10, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho biết, Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương sẽ thực hiện 6 nhiệm vụ trọng tâm và đề nghị doanh nghiệp, doanh nhân thực hiện 5 tiên phong để phát triển lớn mạnh cùng đất nước.

Khai mạc kỳ họp thứ 18 HĐND TP Hà Nội

Hình ảnh tại phiên khai mạc Kỳ họp.
(PLVN) - Kỳ họp này diễn ra trong 1 ngày và là kỳ họp chuyên đề khối lượng công việc lớn, với 20 nội dung, bao gồm 5 nội dung quy phạm pháp luật, 15 nội dung chuyên đề.

Đại hội đại biểu toàn quốc MTTQ Việt Nam lần thứ X: Hướng tới mục tiêu xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh

Ông Nguyễn Hữu Dũng, Phó Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam thông tin về những điểm mới của Đại hội. Ảnh- PV
(PLVN) - Sáng 4/10, thông tin về Đại hội đại biểu toàn quốc MTTQ Việt Nam lần thứ X, nhiệm kỳ 2024-2029, ông Nguyễn Hữu Dũng - Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam cho biết, tiêu đề dự thảo Báo cáo chính trị của Đại hội đã thể hiện quan điểm mới về vai trò nòng cốt chính trị và nhiệm vụ bao trùm của Mặt trận trong giai đoạn cách mạng mới, hướng tới mục tiêu cao nhất là xây dựng đất nước Việt Nam ngày càng giàu mạnh, Nhân dân ta có cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm bắt đầu tham dự Hội nghị cấp cao Pháp ngữ lần thứ 19 và thăm chính thức Pháp

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm bắt đầu tham dự Hội nghị cấp cao Pháp ngữ lần thứ 19 và thăm chính thức Pháp
(PLVN) - Đúng 21h45 ngày 3/10 giờ địa phương (2h45 ngày 4/10 theo giờ Hà Nội), chuyên cơ chở Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã hạ cánh xuống Sân bay Orly, thủ đô Paris, Pháp, bắt đầu các hoạt động tham dự Hội nghị cấp cao Pháp ngữ lần thứ 19 và thăm chính thức Cộng hòa Pháp từ ngày 3-7/10 theo lời mời của Tổng thống Cộng hòa Pháp Emmanuel Macron.

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long nhận thêm nhiệm vụ mới

Phó Thủ tướng Lê Thành Long. (Ảnh: VGP)
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Quyết định số 1097/QĐ-TTg ngày 3/10/2024 phê duyệt danh sách thành viên Ban Chỉ đạo quốc gia về tìm kiếm, quy tập và xác định danh tính hài cốt liệt sĩ. Theo quyết định này, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long nhận thêm nhiệm vụ mới.

Tặng Bằng khen cho quân nhân BĐBP Cà Mau trong Chuyên án CM324

Tặng Bằng khen cho quân nhân BĐBP Cà Mau trong Chuyên án CM324
(PLVN) - Ngày 3/10, tại Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Cà Mau, ông Lê Văn Sử - Phó Chủ tịch UBND tỉnh trao thưởng Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh cho các quân nhân thuộc BĐBP Cà Mau vì có thành tích xuất sắc trong điều tra, xác minh vụ án “Tổ chức, môi giới cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh Việt Nam trái phép” (Chuyên án CM324).