Giảm gần 10.000 lãnh đạo từ cấp phòng đến cấp vụ

Ông Nguyễn Văn Tùng, Vụ trưởng Vụ Tổ chức - Điều lệ, Ban Tổ chức Trung TƯ phát biểu tại hội nghị.
Ông Nguyễn Văn Tùng, Vụ trưởng Vụ Tổ chức - Điều lệ, Ban Tổ chức Trung TƯ phát biểu tại hội nghị.
(PLVN) -Thông tin về kết quả 1 năm thực hiện nghị quyết số 18 Trung ương 6 (Khóa XII) về sắp xếp, tinh gọn bộ máy, ông Nguyễn Văn Tùng, Vụ trưởng Vụ Tổ chức - Điều lệ, Ban Tổ chức Trung ương (TƯ) cho biết, đây là một trong những nghị quyết đi vào cuộc sống nhanh nhất, có sự vào cuộc ngay của cả hệ thống chính trị từ trung ương xuống địa phương.

Sáng nay (17/1), Ban Tuyên giáo TƯ đã tổ chức hội nghị báo cáo viên các tỉnh uỷ, thành uỷ, đảng uỷ trực thuộc TƯ.

Theo ông Nguyễn Văn Tùng, qua tổng hợp báo cáo của 63/63 tỉnh ủy, thành ủy; 61/66 ban, bộ, ngành cho thấy đây là nghị quyết đi vào cuộc sống nhanh nhất. Ngay sau khi có nghị quyết, Bộ Chính trị đã ban hành kế hoạch xác định rõ mục đích, yêu cầu; phân công nhiệm vụ cụ thể cho các uỷ viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư, uỷ viên TƯ, bí thư cấp uỷ, người đứng đầu cơ quan các cấp trong việc tổ chức nghiên cứu, học tập, quán triệt nghị quyết.

Bên cạnh đó, Quốc hội ban hành nghị quyết về tiếp tục cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước tinh gọn, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả. Chính phủ cũng ban hành nghị quyết về Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện nghị quyết số 18. Tiếp đó, các cấp uỷ, tổ chức đảng triển khai ngay và xác định đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên của cả hệ thống chính trị.  

Kết quả thực hiện, Bộ Chính trị đã ban hành quyết định kết thúc hoạt động của các Ban chỉ đạo Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ. Đến nay cơ bản hoàn thành sắp xếp, bố trí công việc mới phù hợp hoặc thực hiện chế độ, chính sách đối với 168 cán bộ diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý và công chức, người lao động sau khi kết thúc hoạt động 3 Ban chỉ đạo.

Đặc biệt, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy Bộ Công an tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; Quốc hội đã sửa Luật Công an nhân dân; Chính phủ ban hành Nghị định về tổ chức bộ máy Bộ Công an.

Đến nay, Bộ Công an đã hoàn thành sắp xếp tổ chức bộ máy từ TƯ đến cơ sở; đồng thời, thực hiện bố trí công an chính quy về một số xã trọng điểm. Bộ Công an cũng là đơn vị thực hiện quyết liệt, đi tiên phong trong việc đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy theo hướng tinh gọn, hiệu quả.

Theo đó, Bộ này đã giảm 6 tổng cục, tổ chức lại 2 bộ tư lệnh theo mô hình cục; 55 cục, vụ và tương đương; 819 phòng và tương đương; gần 1.000 đội (chưa kể các bệnh viện, học viện, trường công an nhân dân).

Về cán bộ, Bộ Công an đã giảm 35 cán bộ lãnh đạo tổng cục, 55 cục trưởng và tương đương, 287 trưởng phòng và tương đương. Các địa phương giảm 14 giám đốc cảnh sát phòng cháy chữa cháy cấp tỉnh, 174 trưởng phòng và tương đương, 524 đội trưởng và tương đương.

Vụ trưởng Vụ Tổ chức - Điều lệ, Ban Tổ chức TƯ cũng cho hay, trong năm qua, tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị đã giảm 3 cơ quan TƯ. Bước đầu sắp lại để giảm 9 tổng cục và tương đương thuộc bộ (6 tổng cục và 2 bộ Tư lệnh của Bộ Công an và 1 tổng cục của Bộ TN&MT). Đồng thời cơ cấu lại để giảm cục, vụ và tương đương ở các cơ quan TƯ; các ban, sở, ngành cấp tỉnh; cấp phòng và tương đương giảm nhiều nhất.

Về số lượng lãnh đạo quản lý, đã giảm 11 lãnh đạo cấp tổng cục, 171 lãnh đạo cấp vụ (trong đó 36 lãnh đạo vụ, cục thuộc tổng cục); 172 lãnh đạo ban, sở, ngành cấp tỉnh và tương đương; 9.223 lãnh đạo phòng và tương đương.

Nhờ sắp xếp lại tổ chức, đã giảm 60.656 biên chế (bao gồm: cán bộ, công chức, người làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập, người hoạt động không chuyên trách cấp xã và thôn, tổ dân phố).

Không chỉ vậy, nhiều mô hình tổ chức bộ máy ở các địa phương cũng được thí điểm, như việc hợp nhất các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện; hợp nhất cơ quan ủy ban kiểm tra cấp ủy với thanh tra cấp huyện; hợp nhất ban tổ chức cấp ủy với phòng nội vụ cấp huyện…

Các ban, bộ, ngành, đoàn thể, cơ quan Trung ương và các cấp ủy, chính quyền địa phương tích cực thực hiện rà soát, sắp xếp các ban chỉ đạo, ban quản lý dự án. Việc sắp xếp các ban quản lý dự án ở địa phương đã giảm 17 đầu mối trực thuộc ủy ban nhân dân cấp tỉnh; 92 đầu mối cấp phòng; 22 cán bộ lãnh đạo cấp sở, 121 cán bộ lãnh đạo cấp phòng.

“Có thể khẳng định nghị quyết đã được triển khai, tổ chức thực hiện nghiêm túc, bài bản, chặt chẽ, toàn diện các nội dung, ở tất cả các cấp, các ngành trong hệ thống chính trị, bước đầu đạt kết quả tích cực, có sức lan tỏa”, ông Tùng nhấn mạnh.

Kết quả sắp xếp tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế trong hệ thống chính trị theo tinh thần Nghị quyết số 18 đã góp phần tích cực vào việc giảm tỷ trọng chi thường xuyên năm 2018 của cả nước còn 63,3%, giảm 1,6% so với năm 2017 (mặc dù vẫn bảo đảm tăng lương cơ sở 7%/năm). 

Đọc thêm

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo tổng kết thực hiện Nghị quyết sắp xếp bộ máy tinh gọn, hiệu quả

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo tổng kết thực hiện Nghị quyết 18-NQ/TW về sắp xếp bộ máy tinh gọn, hiệu quả.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính mới ký Quyết định thành lập Ban Chỉ đạo về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII "Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả".

Việt Nam đóng góp tích cực thúc đẩy chủ nghĩa đa phương

Việt Nam đóng góp tích cực thúc đẩy chủ nghĩa đa phương
Nhà báo Oliveira khẳng định chuyến thăm tới Brazil lần thứ hai của Thủ tướng Phạm Minh Chính cho thấy Việt Nam rất coi trọng các cuộc họp đa phương trong bối cảnh tình hình thế giới hiện nay, khi các nước đang phát triển nỗ lực thúc đẩy đoàn kết và hợp tác để tiếp tục phát triển, trên cơ sở tôn trọng chủ quyền của mỗi quốc gia và góp phần xây dựng một thế giới ngày càng công bằng hơn...

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình 'Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024'

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình 'Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024'
Tối 15/11, tại Cung Văn hóa Lao động hữu nghị Việt Xô, Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức Chương trình “Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024” - Tôn vinh các điển hình tiêu biểu toàn quốc trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu tại Chương trình.

Hoàn thiện pháp luật đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Kỳ 2: Tháo gỡ 'điểm nghẽn', khơi thông nguồn lực​

Phát biểu tại Phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, QH khóa XV, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh yêu cầu chuyển đổi tư duy xây dựng pháp luật theo hướng vừa bảo đảm yêu cầu quản lý nhà nước, vừa khuyến khích sáng tạo. (Ảnh: CTTĐTQH)
(PLVN) -   Đổi mới tư duy, quan điểm, quy trình xây dựng pháp luật là một trong những yêu cầu, nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách nhằm tháo gỡ “điểm nghẽn”, tạo đột phá mạnh mẽ hơn về thể chế phát triển, huy động và khơi thông mọi nguồn lực để đưa đất nước vững bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Sự phát triển mạnh mẽ của Việt Nam sẽ mở nhiều cơ hội mới cho cả doanh nghiệp trong nước và quốc tế

Phát biểu của Chủ tịch nước Lương Cường tại Hội nghị đã nhận được sự hưởng ứng, đánh giá cao của các Lãnh đạo APEC và cộng đồng doanh nghiệp. (Ảnh: Tuấn Anh/Báo Quốc tế)
(PLVN) - Chủ tịch nước Lương Cường khẳng định, sự phát triển mạnh mẽ của Việt Nam sẽ mở ra nhiều cơ hội mới cho cả doanh nghiệp trong nước và quốc tế trên các lĩnh vực. Thị trường Việt Nam đã, đang và sẽ mang đến nhiều lợi ích, ưu thế mà không mấy nơi có được cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư quốc tế.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tạo đột phá về thể chế để phát triển ngành giáo dục

Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp mặt đại diện các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục tiêu biểu - Ảnh VGP/Nhật Bắc
Gặp mặt đại diện các nhà giáo tiêu biểu năm 2024 nhân dịp kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, hướng tới kỷ nguyên mới, giáo dục tiếp tục là quốc sách hàng đầu, sự nghiệp giáo dục và đào tạo nước nhà phải quyết liệt đổi mới căn bản và toàn diện hơn nữa, tạo sự đột phá về thể chế, tạo cơ sở pháp lý vững chắc để phát triển ngành giáo dục.

Phải tiến hành đồng thời, thắng lợi quá trình 'đột phá kép'

Quang cảnh Hội thảo. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Công tác cán bộ, tổ chức bộ máy, xây dựng, hoàn thiện thể chế... là những vấn đề được các chuyên gia, nhà khoa học tập trung thảo luận tại Hội thảo khoa học quốc gia: “Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn”, do Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương chủ trì, phối hợp với Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản tổ chức sáng nay (15/11), tại Hà Nội.

Cân nhắc bổ sung đối tượng tham gia bảo hiểm y tế

Phiên họp thứ 39 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội vào sáng 15/11. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)
(PLVN) - Về đề xuất bổ sung cựu Công an nhân dân vào đối tượng tham gia bảo hiểm y tế, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh nêu rõ, trong quá trình thực hiện việc sửa đổi, bổ sung Luật Bảo hiểm y tế chưa có điều kiện đánh giá kỹ tác động về đối tượng này. Do đó, việc bổ sung đối tượng này sẽ được thực hiện khi sửa đổi toàn diện Luật Bảo hiểm y tế.

'Chìa khóa' để Việt Nam vươn mình, bứt phá vào kỷ nguyên mới

Quang cảnh Hội thảo. Ảnh: Vân Anh
(PLVN) - Sáng nay (15/11), tại Hà Nội, Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương phối hợp với Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia: “Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn”.