Giám đốc thẩm vụ án Hồ Duy Hải: Không cho phép oan sai, bỏ lọt tội phạm

Chánh án TAND tối cao Nguyễn Hòa Bình, chủ tọa phiên giám đốc thẩm
Chánh án TAND tối cao Nguyễn Hòa Bình, chủ tọa phiên giám đốc thẩm
(PLVN) -Sáng nay (6-5), Hội đồng thẩm phán TAND tối cao đã mở phiên tòa xét xử theo thủ tục giám đốc thẩm vụ án Hồ Duy Hải (SN 1985, trú tại huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An) bị kết án tử hình về 2 tội "giết người" và "cướp tài sản", xảy ra tại Bưu điện Cầu Voi, tỉnh Long An năm 2008.

Đây là vụ án được dư luận đặc biệt quan tâm bởi đã kéo dài hơn 10 năm mà chưa có hồi kết.

Phiên tòa giám đốc thẩm do Chánh án TAND tối cao Nguyễn Hòa Bình làm chủ tọa. Hội đồng thẩm phán gồm 17 thành viên.

Sáng nay, tại phiên giám đốc thẩm, bị án Hồ Duy Hải không có mặt.

Tham dự phiên tòa giám đốc thẩm có đại diện các cơ quan gồm: Văn phòng Chủ tịch nước, Ban Nội chính Trung ương; lãnh đạo Ủy ban Tư pháp Quốc hội; VKSNDTC, TANDTC; lãnh đạo Cục C01 Bộ Công an; TAND cấp cao tại TP Hồ Chí Minh, VKSND cấp cao tại TP Hồ Chí Minh; các cơ quan tố tụng của tỉnh Long An và đại diện luật sư bào chữa cho bị cáo Hồ Duy Hải.

Mở đầu phiên xét xử giám đốc thẩm, Chánh án Nguyễn Hòa Bình đánh giá: Đây là vụ án đặc biệt nghiêm trọng đã xảy ra từ tháng 1/2008, khiến 2 nhân viên Bưu điện Cầu Voi tử vong, gây bức xúc dư luận.

Theo Chánh án Nguyễn Hòa Bình, nhiệm vụ của phiên giám đốc thẩm là kiểm tra, thẩm định, đánh giá tính hợp pháp, có căn cứ của các chứng cứ, tài liệu trong hồ sơ vụ án và chủ yếu làm rõ những nội dung trong kháng nghị của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao.

Khi cần thiết, những nội dung khác không bị kháng nghị cũng nêu ra để làm rõ tổng quan của vụ án. Ngoài ra, Hội đồng cũng xem  xét, làm rõ các chứng cứ, tài liệu mới gửi tới Hội đồng thẩm phán. Nếu những nội dung kháng nghị chưa làm rõ hết thì phiên tòa có thể kéo dài hơn 3 ngày.

Chánh án Tòa tối cao cũng khẳng định yêu cầu đặt ra với phiên tòa là phải xem xét cẩn trọng, khách quan, toàn diện, đúng thủ tục pháp luật trên cơ sở phán quyết chặt chẽ, thận trọng, công tâm, không cho phép sai nhưng cũng không bỏ lọt tội phạm.

Chia sẻ với báo chí, ông Trần Hồng Phong (luật sư bào chữa cho Hồ Duy Hải) cho biết sau khi nghe luật sư trình bày chứng cứ mới, chủ tọa thông báo từ chiều 6/5 sẽ làm việc nội bộ xem xét đánh giá chứng cứ, các tài liệu có trong giấy tờ, hồ sơ vụ án. Luật sư không được tham gia vì Hội đồng thấy không cần thiết.

 “Tôi hi vọng Hội đồng giám đốc thẩm sẽ xem xét một cách khách quan, tôi có niềm tin hội đồng sẽ có phán quyét tốt nhất vì chủ tọa có khẳng định sẽ không làm oan sai và không bỏ lọt tội phạm”, luật sư Phong chia sẻ. 

Trước đó, theo yêu cầu của Chủ tịch nước, Đoàn giám sát liên ngành VKSNDTC, TANDTC và Bộ Công an đã giám sát vụ án này. Tháng 3/2015, đoàn kết luận cho rằng việc kết án tử hình với Hải về các tội danh trên là “có căn cứ pháp luật, quá trình điều tra còn có một số vi phạm, thiếu sót nhưng không làm thay đổi bản chất vụ án”.

Song song đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng có chương trình giám sát về “Tình hình oan, sai trong việc áp dụng pháp luật về hình sự, tố tụng hình sự và việc bồi thường thiệt hại cho người bị oan trong hoạt động tố tụng hình sự theo quy định của pháp luật”, trong đó có vụ Hồ Duy Hải. 

Chia sẻ với báo chí, mẹ của Cao Duy Hải là bà Nguyễn Thị Loan cho biết đã đi kêu oan cho con trong nhiều năm trời. “Từ ngày gia đình tôi nhận bản án oan sai cho con, 12 năm qua, gian nan kéo dài như vậy, gia đình tôi buồn và bức xúc, không mần ăn được gì hết”, bà Loan nói và cho biết gia đình bà đã bán đất hết rồi, thậm chí bán nhà luôn, chỉ mong minh oan được cho con. “Không có con, tôi sống không được. Tôi đòi công bằng, công lý cho con tôi”, người mẹ xúc động chia sẻ.

Sau phần khai mạc phiên tòa, Thẩm phán Bùi Ngọc Hòa đã đọc tờ trình và nội dung vụ án Hồ Duy Hải. Tiếp đó, đại diện VKSND tối cao đọc lại toàn bộ nội dung kháng nghị trước Hội đồng thẩm phán.

Đây là vụ án đặc biệt nghiêm trọng, trải qua hai phiên tòa sơ thẩm và phúc thẩm, HĐXX đều tuyên án tử hình đối với Hồ Duy Hải về tội “Giết người” và "Cướp tài sản”. Bản án đã có hiệu lực pháp luật, sau đó Viện trưởng VKSND tối cao, Chánh án TAND tối cao không có quyết định kháng nghị, Chủ tịch nước bác đơn xin ân xá và đã có quyết định thi hành án tử hình đối với bị cáo Hồ Duy Hải.

Cuối năm 2019, Viện trưởng VKSND tối cao đã ban hành Quyết định kháng nghị giám đốc thẩm đối với bản án sơ thẩm năm 2008 của TAND tỉnh Long An và bản án phúc thẩm năm 2009 của Tòa phúc thẩm TAND cấp cao tại TP. Hồ Chí Minh. Theo đó, đề nghị HĐTP TAND tối cao xét xử giám đốc thẩm, hủy toàn bộ 2 bản án đã xét xử Hồ Duy Hải về tội “Giết người”, “Cướp tài sản” để điều tra lại, đồng thời tạm đình chỉ thi hành bản án hình sự phúc thẩm đối với Hồ Duy Hải.

Bị hại trong vụ án gồm: Chị Nguyễn Thị Ánh Hồng (SN 1985) và Nguyễn Thị Thu Vân (SN 1987), cùng là nhân viên Bưu điện Cầu Voi (tỉnh Long An).

Theo các bản án sơ thẩm, phúc thẩm, khoảng tháng 10/2007, Hồ Duy Hải đi mua điện thoại di động từ TP. Hồ Chí Minh về Tân An thì quen chị Nguyễn Thị Thu Vân (nhân viên Bưu điện Cầu Voi) đi cùng xe khách. Qua tìm hiểu, Hải biết số điện thoại ở Bưu điện Cầu Voi nên đã sử dụng số điện thoại di động của mình điện vào số điện thoại của Bưu điện để đặt mua báo với chị Vân. Qua các lần đến nhận báo, Hải biết thêm chị Nguyễn Thị Ánh Hồng.

Tối ngày 13/01/2008, Hồ Duy Hải điều khiển xe máy đến Bưu điện Cầu Voi, đi vào phòng giao dịch gặp chị Vân đang ngồi trực, sau đó vào phòng trong ngồi thì gặp chị Hồng đi ra nói chuyện và mời Hải uống nước.

Đến giờ Bưu điện nghỉ, Hải đưa tiền cho chị Vân đi mua trái cây về ăn. Khi đó, Hải nảy sinh ý định “quan hệ” với chị Hồng nên đã nắm tay, kéo chị Hồng vào buồng. Tuy nhiên, chị Hồng phản ứng, dùng chân đạp vào bụng Hải, rồi chạy ra phía sau cầu thang. Khi đuổi kịp chị Hồng, Hải kéo tay nạn nhân, xô vào góc tường gần chân cầu thang và đẩy chị Hồng ngã xuống sàn gạch rồi lấy thớt tròn đập vào vùng mặt và đầu, làm chị Hồng bị ngất.

Sau đó, Hải dùng dao inox cắt qua cắt lại 2 cái vào cổ chị Hồng. Thấy chị Hồng nằm im, Hải đi vòng ra khu vực phía sau phòng vệ sinh rửa dao và tay cho sạch máu rồi dắt dao vào lưng quần phía trước bụng và đi vào nhà thì thấy chị Vân đi mua trái cây về.

Khi nhìn thấy chị Hồng bị cắt cổ chết, do sợ hãi nên chị Vân chạy ngược trở lại phòng khách thì Hải cầm ghế xếp inox thủ sẵn, đánh vào đầu làm chị Vân gục ngã xuống nền gạch rồi kéo chị Vân đến chỗ xác chị Hồng, lấy dao đã thủ sẵn trong người cắt cổ chị Vân từ 2 - 3 cái.

Do máu bắn vào tay và áo nên Hải ra phòng vệ sinh rửa tay, rửa dao và đi lên nhà bỏ dao vào tấm bảng lớn để sát vách tường gần cầu thang. Sau đó, Hải trở lên phòng giao dịch mở tủ lấy 1,4 triệu đồng, khoảng 40 - 50 cái sim điện thoại. Chưa dừng lại, Hải quay lại chỗ xác chết của Vân và Hồng, lấy của chị Vân 1 dây chuyền vàng không mặt, 1 chiếc vòng đeo tay bằng vàng và 1 nhẫn vàng; lấy của chị Hồng 1 đôi hoa tai vàng, 1 sợi dây chuyền vàng mặt hoa, 1 lắc tay vàng và 2 nhẫn vàng.

Sau khi gây án, Hải leo qua hàng rào ngăn giữa sân sau và sân trước, lấy xe rồi chạy về hướng nhà dì ruột. Sau đó, Hải tắm giặt quần áo, lấy số nữ trang rửa sạch rồi bọc nilon cất đi. Ngày 18/01/2008, Hải lấy số nữ trang, sim điện thoại lên TP. Hồ Chí Minh bán.

Sau khi gây án khoảng 1 tuần, sợ bị phát hiện nên Hải lấy quần áo đã mặc hôm gây án và dây thắt lưng ra đốt ở sau vườn nhà dì ruột.

Ngày 14/01/2008, Phòng Giám định pháp y Bệnh viện Đa khoa tỉnh Long An kết luận: “Nạn nhân Nguyễn Thị Ánh Hồng và Nguyễn Thị Thu Vân tử vong do vết thương hở làm đứt ngang vùng cổ phía trước gây choáng chấn thương, mất máu cấp và máu tụ dưới da đầu…”.

Quá trình giải quyết vụ án và tại Bản án hình sự sơ thẩm cho thấy, ngày 01/12/2008, TAND tỉnh Long An đã quyết định xử phạt Hồ Duy Hải tử hình về tội “Giết người” và 5 năm tù về tội “Cướp tài sản”, tổng hình phạt buộc Hồ Duy Hải phải chấp hành là tử hình (cho cả 2 tội danh). Sau đó, Hải kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt.

Tại Bản án hình sự phúc thẩm ngày 28/4/2009, Tòa phúc thẩm TAND cấp cao tại TP. Hồ Chí Minh không chấp nhận kháng cáo của Hồ Duy Hải, giữ nguyên các quyết định của Bản án hình sự sơ thẩm. Tuy nhiên, sau đó gia đình bị cáo này đã làm đơn kêu oan.

Dự kiến phiên giám đốc thẩm đối với bị cáo Hồ Duy Hải sẽ tiếp tục diễn ra đến ngày 8/5.

Đọc thêm

Vụ án tại Trung tâm R&D thuộc BQL Khu CNC TP HCM: Cựu lãnh đạo Sở KH&ĐT nhận tiền tỷ khi duyệt dự án

Bị cáo Minh tại một phiên tòa hồi tháng 7/2024. (Ảnh: Hải Duyên)
(PLVN) - Dự kiến từ ngày 15/1, TAND TP HCM sẽ đưa bị cáo Trần Thị Bình Minh (cựu PGĐ Sở KH&ĐT), Phan Tất Thắng (cựu Phó phòng Kinh tế) ra xét xử về tội Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong thi hành công vụ trong vụ án xảy ra tại Trung tâm nghiên cứu triển khai Khu công nghệ cao (Trung tâm R&D) thuộc Ban Quản lý Khu công nghệ cao (BQLKCNC) TP HCM và các đơn vị liên quan.

Từ bạn tù đến đồng bọn ma túy, bộ ba lĩnh án chung thân

Các bị cáo tại phiên xét xử.
(PLVN) - Ngày 10/1, Tòa án nhân dân tỉnh Nghệ An mở phiên tòa sơ thẩm xét xử vụ án mua bán trái phép chất ma túy đối với 3 bị cáo: Nguyễn Phú Long Thành (SN 1976, trú phường Văn Chương, quận Đống Đa, TP. Hà Nội); Vi Xuân Hoài (SN 1954, trú xã Lượng Minh, huyện Tương Dương, Nghệ An) và Kha Văn Minh (SN 1977, trú xã Xá Lượng, huyện Tương Dương, Nghệ An).

Phúc thẩm vụ án 'thuê người đánh ghen' ở Bến Tre

Các bị cáo tại phiên xử. (Ảnh: Bùi Yên)
(PLVN) - Ngày 7/1/2025, TAND tỉnh Bến Tre mở phiên xử phúc thẩm với các bị cáo Lê Thị Trang (SN 1982), Phạm Thành Lộc (SN 1998), Đinh Văn Chăng (SN 2004), Lê Đoàn Thiên Phúc (SN 2004) và Đinh Văn Hùng (SN 1978) cùng bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội “Cố ý gây thương tích”.

Bắt tạm giam chủ Mái ấm Hoa Hồng (TP HCM)

Tống đạt các quyết định tố tụng với hai bị can. (Ảnh: Công an cung cấp)
(PLVN) - Cơ quan CSĐT Công an TP HCM mới ra quyết định khởi tố bị can và lệnh bắt bị can để tạm giam với Giáp Thị Sông Hương (51 tuổi, ngụ quận Gò Vấp, chủ cơ sở Mái ấm Hoa Hồng tại quận 12) và quyết định khởi tố bị can, lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú đối với bà Trang Mỹ Nhanh (72 tuổi, ngụ quận 12; bảo mẫu tại Mái ấm Hoa Hồng) để điều tra hành vi "Hành hạ người khác".

Dùng dao chém mẹ vợ, con rể lãnh 9 năm tù

Bị cáo gần tại phiên tòa.
(PLVN) - Cuối phiên xử sơ thẩm ngày 2/1/2025, TAND tỉnh Kiên Giang tuyên phạt bị cáo Nguyễn Văn Gần (SN 1975, ngụ xã Hòa Thuận, huyện Giồng Riềng, Kiên Giang), 9 năm tù về tội "Giết người". Nạn nhân trong vụ án này là bà Trần Thị Tư (mẹ vợ của bị cáo).

Phạt tù 4 bị cáo chiếm đoạt hơn 300 triệu đồng của người dân qua mạng điện thoại

Các bị cáo Tài, Chương (hàng đầu), Thái và Phúc (hàng thứ 2) (từ trái sang) tại phiên tòa
(PLVN) - Ngày 23/12, TAND tỉnh Kiên Giang mở phiên tòa sơ thẩm xét xử vụ án đối với các bị cáo gồm Nguyễn Thông Thái (SN 1995), Dương Văn Tài (SN 2000), Trương Hán Chương (SN 2000) và Hồ Minh Phúc (SN 1995) về tội "Sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản". Các bị cáo cùng ngụ TP HCM.