Giám đốc Sở Nông nghiệp Thừa Thiên – Huế nói về sai phạm của cấp dưới: 'Trồng rừng mà không thành rừng là… chuyện bình thường'

Chất lượng rừng tại một số khu vực BQL Bắc Hải Vân quản lý là rất kém
Chất lượng rừng tại một số khu vực BQL Bắc Hải Vân quản lý là rất kém
(PLVN) - Mới đây, Báo PLVN có bài viết phản ánh Ban Quản lý Rừng phòng hộ (BQLRPH) Bắc Hải Vân (đóng ở huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên - Huế) đã để diện tích rừng do mình quản lý sinh trưởng và phát triển kém. Ngoài ra, vị Giám đốc BQLRPH cùng với Trưởng phòng Quản lý bảo vệ rừng bị tố chiếm rừng làm của riêng gây bức xúc dư luận. 

Mới đây, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Thừa Thiên – Huế đã ra quyết định thu hồi rừng trồng ở đất lấn chiếm trên. Tuy nhiên, mức xử lý của Sở với những người vi phạm, theo người dân là chưa tương xứng.

Theo tin từ Sở Nông nghiệp, cơ quan này vừa có kết luận về những sai phạm tại BQLRPH Bắc Hải Vân. Theo đó, Sở này phát hiện ông Trần Văn Lộc (Giám đốc BQL) và ông Nguyễn Ngọc Vấn (Trưởng phòng Quản lý bảo vệ rừng) đã sử dụng đất rừng phòng hộ ban này được giao quản lý để trồng rừng cho riêng mình.

Lấy lý do “ngăn việc người dân lấn chiếm đất rừng phòng hộ”, ông Lộc cùng ông Vấn tự bỏ tiền đầu tư trồng và chăm sóc gần 3 ha rừng cho riêng mình. Sở Nông nghiệp khẳng định ông Lộc và ông Vấn không báo cáo cho Sở về việc trồng trên diện tích rừng nói trên, và việc làm của hai ông này là trái với quy định của pháp luật.

Trao đổi với PLVN, ông Hồ Sỹ Nguyên (Giám đốc Sở NN&PTNT Thừa Thiên - Huế) cho biết, ngoài thu hồi cây trên diện tích rừng nói trên, Sở cũng đã giao cho BQLRPH Bắc Hải Vân rà soát lại toàn bộ diện tích quản lý, xem có trường hợp nào như vậy không. “Nếu sau này, phát hiện ra chỗ nào làm như thế, lúc đấy là chuyện khác”, ông Nguyên nói.

Ông Nguyên nói: “Anh làm như vậy không đúng quy định Nhà nước và nếu anh có phương án thì phải xin ý kiến, ít nhất là Sở Nông nghiệp. Nếu không có kiện tụng thì anh khai thác, đem cây đi bán… Sở cũng đã có quyết định thu hồi rừng nói trên, đây là cây rừng của Nhà nước và không ai được chặt hết. Rừng rú mênh mông, nếu không có người dân, không có cộng đồng tham gia làm sao quản lý nổi”.

Còn việc để chất lượng rừng ở đây kém, ông Nguyên cho rằng rừng ở đây được trồng vào năm 2000, ngân sách từ Trung ương “Trồng phủ xanh đất trống, đồi núi trọc”. “Rừng ở đây kém chất lượng là đúng, muốn trồng rừng thì phải có dự án. Đã xác định rừng phòng hộ thì chưa trồng cây được cũng phải giữ đất, để đến khi có dự án, có tiền… sẽ trồng”, ông Nguyên nói.

Ông Nguyên cho rằng: “Trồng rừng mà không thành rừng thì là chuyện phổ biến, bình thường. Ban cũng thế thôi, không có tiền thì làm gì được”.

Vị Giám đốc Sở cho biết, đã yêu cầu những người vi phạm ở BQL “rút kinh nghiệm tại Ban”.

Người đã dày công đưa sự việc ra ánh sáng là ông Phan Đình Thành (50 tuổi, ngụ tổ dân phố Loan Lý, thị trấn Lăng Cô, huyện Phú Lộc), phản bác những quan điểm trên của Giám đốc Sở Nông nghiệp: “Với sai phạm trên nhưng Sở Nông nghiệp chỉ yêu cầu những người có trách nhiệm tại BQLRPH Bắc Hải Vân “rút kinh nghiệm tại Ban” là nhẹ. Nếu cơ quan quản lý rừng nào cũng sai phạm như ở đây thì làm gì còn rừng? Giao đất cho rồi, sau đó trồng và chăm sóc không tốt mà coi là chuyện bình thường được sao? Vì điều này, nên tôi vừa gửi đơn tố cáo lên Bộ NN&PTNT để yêu cầu tiếp tục làm rõ trách nhiệm của những người liên quan, mong cơ quan chức năng sẽ công tâm trong sự việc này, làm tới nơi tới chốn, là bài học cho những đơn vị khác”.

Liên quan đến BQLRPH Bắc Hải Vân, mới đây Đoàn thanh tra liên ngành tỉnh Thừa Thiên - Huế đã tiến hành thanh tra. Đơn vị này đã để xảy ra sai sót trong việc quản lý, sử dụng đất lâm nghiệp; như không đối chiếu, rà soát số liệu để giao đúng hiện trạng, đúng vị trí, bàn giao đất không đúng lô, khoảnh, chênh lệch diện tích…

Báo PLVN sẽ tiếp tục thông tin.

Liên quan đến lĩnh vực thiếu trách nhiệm trong quản lý rừng, Thanh tra tỉnh Gia Lai vừa kiến nghị UBND tỉnh Gia Lai chuyển hồ sơ sang công an tỉnh xử lý vụ việc liên quan đến trách nhiệm của BQLRPH Ia Puch (huyện Chư Prông) để mất hơn 1.200 ha rừng. 

Theo kết luận thanh tra, từ năm 2008 đến ngày 29/8/2019, BQLRPH Ia Puch đã để mất hơn 1.200 ha rừng thuộc 20 tiểu khu trong lâm phần quản lý. Tổng diện tích đất tự nhiên mà BQLRPH Ia Puch được UBND tỉnh giao quản lý là hơn 32.000 ha từ năm 2002, trong đó có hơn 13.000 ha diện tích đất lâm nghiệp phòng hộ. Tuy nhiên, khi kiểm tra thực tế rừng tự nhiên và rừng trồng do đơn vị này quản lý thì phát hiện từ năm 2008 đến nay có 868 ha rừng tự nhiên bị người dân chặt phá, lấn chiếm đất để làm nương rẫy, trồng cây nông nghiệp; 359 ha bị một số DN chặt phá, chiếm đất để trồng cao su.

Ngoài ra, qua kiểm tra hiện trạng đất lâm nghiệp tại các vị trí hành lang 100m dọc theo Quốc lộ 14C và thống kê của BQLRPH Ia Puch thì có 110 hộ gia đình (chủ yếu là công nhân của Công ty Quốc Cường, Công ty Bình Dương và một số hộ di dân tự do) lấn chiếm đất lâm nghiệp làm nhà ở, làm vườn với diện tích 12,4 ha dọc theo quốc lộ 14C.

Mặc dù diện tích rừng tự nhiên bị chặt phá, lấn chiếm hơn 1.200 ha, nhưng BQLRPH Ia Puch chỉ lập biên bản vi phạm hơn 62 ha. Diện tích còn lại không phát hiện kịp thời, không lập biên bản vi phạm, không có thống kê, không báo cáo diện tích rừng bị mất lên cơ quan có thẩm quyền, cấp trên để xử lý. 

Mặt khác, trong khi một số diện tích đất lâm nghiệp đã có quyết định tạm giao đất, quyết định giao đất cho các doanh nghiệp trồng cao su nhưng khi kiểm kê vào năm 2014, BQLRPH Ia Puch vẫn đưa vào diện tích rừng trồng do mình đang quản lý khiến con số được đẩy lên hơn 2.000 ha nhưng thực tế đơn vị này chỉ trồng hơn 200 ha rừng.

Thanh tra tỉnh xác định trách nhiệm để mất hơn 1.200 ha rừng thuộc về lãnh đạo BQLRPH Ia Puch qua các thời kỳ, UBND huyện Chư Prông, UBND các xã có rừng để mất và Sở NN&PTNT tỉnh Gia Lai. Thanh tra kiến nghị UBND tỉnh Gia Lai chuyển hồ sơ sang Công an tỉnh Gia Lai để xử lý.

Đọc thêm

Vụ nhân viên ngân hàng chiếm đoạt tài sản của khách: CQĐT thay đổi tội danh, bắt tạm giam nghi phạm

Văn bản 398/CV- CSĐT trả lời Báo Pháp luật Việt Nam của Công an TX Nghi Sơn.
(PLVN) - Trả lời Báo PLVN về vụ việc ông Lê Văn Huyên (ngụ phường Hải Ninh, TX Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa) tố bị một số cán bộ, nhân viên Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank) - Phòng giao dịch Nghi Sơn chiếm đoạt hàng trăm triệu đồng, Cơ quan CSĐT Công an TX Nghi Sơn (tỉnh Thanh Hóa) cho biết, sau khi khởi tố vụ án đã xác định lại tội danh, đồng thời bắt tạm giam Lê Thanh Quang để phục vụ điều tra.

Quảng Bình: Nguyên Chủ tịch xã bị lập biên bản phá rừng

Ông Lê Quốc Khanh (áo sọc) và ông Lê Chánh Hợp (áo trắng), trú thôn Tân Đa, xã Tân Thủy tại hiện trường.
(PLVN) - Ông Trần Văn Lương, Chủ tịch UBND xã Tân Thủy (huyện Lệ Thủy, Quảng Bình) cho biết, với dự án rừng thông Việt Đức, hiện không có chủ trương khai thác rừng thông, trừ trường hợp hỏa hoạn, thiên tai thì cần phải xem xét. Với trường hợp của ông Lê Quốc Khanh, khi phát hiện ngày 27/3, Chủ tịch xã đã giao Phó Chủ tịch xã, kiểm lâm xã, thôn, lập biên bản để xử lý vi phạm hành chính.

Kỳ án sổ đỏ cấp chồng lấn ở Thái Bình

Kỳ án sổ đỏ cấp chồng lấn ở Thái Bình
(PLVN) - Một cá nhân nhận chuyển nhượng đất qua đấu giá, được cấp sổ đỏ từ 2012, nhưng đến 2021 người hàng xóm lại được chính quyền địa phương cấp sổ đỏ chồng lấn lên phần đất trên, dẫn đến tranh chấp.

Đống Đa (TP Hà Nội): Đất công bị chiếm dụng gần 30 năm

Khu vực được cho là đất công.
(PLVN) - Theo đơn của một số người dân phường Láng Hạ (quận Đống Đa, TP Hà Nội), một diện tích đất công do UBND phường quản lý đã bị một số cá nhân lấn chiếm. Sự việc đã nhiều lần được kiến nghị nhưng vẫn chưa giải quyết dứt điểm.

Vi phạm tài chính ở BV Hữu nghị Đa khoa Nghệ An

Bệnh viện Đa khoa Nghệ An.
(PLVN) - Thanh tra tỉnh Nghệ An vừa ban hành Kết luận thanh tra (KLTT) về công tác quản lý tài chính; chấp hành pháp luật về thuế, phí và lệ phí, các khoản nộp ngân sách Nhà nước trong hai năm 2020 - 2021 tại BV Hữu nghị Đa khoa Nghệ An (BVĐK); chỉ ra một số tồn tại cần khắc phục, xử lý.

Khu vực dự án hồ chứa nước Hố Khế (Quảng Nam): Ồ ạt xây nhà trái phép “đón đầu” bồi thường

Qua kiểm tra thực địa, hiện có gần 60 công trình, vật kiến trúc xây dựng trái phép nhằm trục lợi bồi thường.
(PLVN) - Thời gian qua, sau khi xuất hiện thông tin Nhà nước chuẩn bị xây dựng dự án hồ chứa nước Hố Khế, nhiều người dân huyện Tiên Phước (tỉnh Quảng Nam) đã cấp tốc mua, vận chuyển vật tư, ồ ạt xây dựng các công trình trái phép trên đất lâm nghiệp để chờ đền bù. Phó Chủ tịch UBND huyện cho biết, qua kiểm tra thực địa, hiện có gần 60 công trình, vật kiến trúc xây dựng trái phép nhằm trục lợi bồi thường.

Nghệ An: Nhường đất cho thủy điện rồi mỏi mòn chờ khu tái định cư

Khu tái định cư 17 hộ dân đầu tư nhiều tỷ đồng, đến nay mới chỉ có 4 hộ vào làm nhà ở.
(PLVN) - Hai khu tái định cư khẩn cấp cho người dân tại xã Lượng Minh, huyện Tương Dương (tỉnh Nghệ An) bị ảnh hưởng bởi nhà máy thuỷ điện; sau hơn 5 năm triển khai vẫn chưa xong. Có người dân đã không chờ được khu tái định cư (TĐC) để đến làm nhà ở, đến khi mất đi vẫn phải thờ trong các lều tạm bợ. Khu đất từng bỏ tiền tỷ ra làm mặt bằng để xây khu TĐC nhưng xảy ra sạt lở lại vẫn được lựa chọn làm dự án tái định cư lần thứ hai và tiếp tục xảy ra sạt lở.

Cẩn thận “bẫy” lừa đảo tuyển dụng

Hệ thống siêu thị Co.opmart cảnh báo tình trạng giả mạo Co.opmart để lừa đảo tuyển dụng. (Ảnh Co.opmart)
(PLVN) -  Lợi dụng nhu cầu tìm việc ngày càng tăng của người dân, nhiều đối tượng lừa đảo đã thực hiện các chiêu trò tuyển dụng ảo, dụ dỗ ứng viên khiến họ “sập bẫy”, mất tiền.

Tiếp vụ người mua trúng đấu giá đất bị từ chối cấp sổ đỏ: VKS Bình Dương ra quyết định kháng nghị

Lô đất bà Phượng đấu giá trúng nhưng bị từ chối cấp sổ đỏ.
(PLVN) -  Cho rằng bản án của TAND tỉnh Bình Dương trái với pháp luật, Viện trưởng VKSND tỉnh Bình Dương kháng nghị bản án này. Người có quyền và nghĩa vụ liên quan là Chi cục Thi hành án (THA) TP Thuận An cũng đã kháng cáo để bảo vệ quyền, lợi hợp pháp cho người mua trúng đấu giá tài sản.

Vụ “phù phép” giấy ủy quyền để lừa bán đất tại TP HCM: Còn một số tình tiết cần làm rõ

Vụ “phù phép” giấy ủy quyền để lừa bán đất tại TP HCM: Còn một số tình tiết cần làm rõ
(PLVN) - Như PLVN đã phản ánh trong số báo trước, dự kiến hôm nay (10/3), TAND TP HCM đưa vụ án Trịnh Trường Giang (SN 1971, ngụ phường 16, Gò Vấp) và Trần Thanh Hải (SN 1983, ngụ phường Tân Thới Nhất, quận 12) sử dụng hợp đồng ủy quyền (HĐUQ) bị “phù phép” để “lừa đảo chiếm đoạt tài sản” ra xét xử.

Trước phiên xử vụ “chiếm đoạt nhà đất” tại phố Bà Triệu (Hà Nội): LS đề nghị điều tra bổ sung một số vấn đề

Khu đất số 296, 298, 300 phố Bà Triệu.
(PLVN) -  Dự kiến hôm nay (9/3), TAND TP Hà Nội mở phiên tòa xử bị cáo Lương Thế Hiển (nguyên Phó Chánh Văn phòng Sở TN&MT Hà Nội, ngụ phường Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội) và Nguyễn Thị Liên (vợ Hiển) về tội “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”. Trước phiên xử, một số LS bào chữa đã có văn bản kiến nghị TAND TP Hà Nội trả hồ sơ điều tra bổ sung.

Kỳ án “phù phép” giấy ủy quyền để lừa bán đất

Khu đất trong vụ án.
(PLVN) -  TAND TP HCM đang chuẩn bị đưa vụ án Trịnh Trường Giang (SN 1971, ngụ phường 16, Gò Vấp) và Trần Thanh Hải (SN 1983, ngụ phường Tân Thới Nhất, quận 12) sử dụng hợp đồng ủy quyền (HĐUQ) trái luật để “lừa đảo chiếm đoạt tài sản” ra xét xử.

Phát hiện bãi tập kết gỗ trái phép tại Kon Tum

Gỗ hộp lớn được phát hiện tại tại mỏ khai thác cát, sỏi Công ty Trách nhiệm hữu hạn 87, huyện Đăk Hà, Kon Tum.
(PLVN) - Công an tỉnh Kon Tum vừa phát hiện khối lượng gỗ lậu trái phép được giấu trong bãi cát tập kết khoáng sản của một điểm mỏ khai thác cát, sỏi trên sông Đăk Pxi thuộc xã Đăk Pxi, huyện Đăk Hà, Kon Tum.

Bạc Liêu: Đề nghị xử lý chủ công trình không phép “nhốt” cán bộ khi bị kiểm tra

Ông Đ.C.T. khóa cửa khi cán bộ của đoàn kiểm tra đang ở trong công trình. (ảnh cắt từ clip)
(PLVN) -  Liên quan đến vụ ông Đ.C.T. (khóm 4, phường 7, TP Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu) khóa cửa “nhốt” cán bộ trong công trình không phép khi bị kiểm tra, bà Lê Kim Thúy - Chủ tịch UBND TP Bạc Liêu (tỉnh Bạc Liêu) cho biết, UBND TP Bạc Liêu đã đề nghị Cơ quan Cảnh sát điều tra củng cố hồ sơ, làm rõ vi phạm để xử lý nghiêm.