Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh làm việc với Tỉnh ủy Hà Tĩnh

Ông Nguyễn Xuân Thắng - Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương và đoàn công tác làm việc với Tỉnh ủy Hà Tĩnh. Ảnh: PV
Ông Nguyễn Xuân Thắng - Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương và đoàn công tác làm việc với Tỉnh ủy Hà Tĩnh. Ảnh: PV
(PLVN) - Sáng 16/4, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh có buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hà Tĩnh về tổng kết 40 năm thực hiện công cuộc đổi mới, kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025; kết quả công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công tác triển khai thực hiện Quy định số 11-QĐ/TW của Ban Bí thư về trường chính trị chuẩn.

Chủ trì buổi làm việc có ông Nguyễn Xuân Thắng - Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; ông Hoàng Trung Dũng - Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Hà Tĩnh.

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Hà Tĩnh - Trần Thế Dũng báo cáo những nét cơ bản về kết quả sau gần 40 năm thực hiện công cuộc đổi mới của tỉnh Hà Tĩnh. Cụ thể: Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 1991-2023 đạt gần 10%. Quy mô nền kinh tế trước năm 1991 đạt 885 tỷ đồng, đến năm 2023 đạt gần 100.000 tỷ đồng. GRDP bình quân đầu người tăng từ 0,7 triệu đồng (năm 1991) lên trên 77 triệu đồng (năm 2023).

Sản xuất công nghiệp trở thành động lực tăng trưởng chính của nền kinh tế (chiếm trên 30%). Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được đầu tư xây dựng, bộ mặt đô thị, nông thôn có nhiều khởi sắc. Thực hiện chương trình MTQG xây dựng NTM, đến nay, toàn tỉnh có 100% xã đạt chuẩn, 70 xã NTM nâng cao, 13 xã NTM kiểu mẫu; 9/13 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn/hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM; đời sống người dân nông thôn được cải thiện. Hiện nay Hà Tĩnh đang xây dựng tỉnh đạt chuẩn NTM. Thu nhập bình quân đầu người đạt 47,7 triệu đồng; đời sống vật chất và tinh thần Nhân dân không ngừng được nâng lên.

Công tác xúc tiến, thu hút đầu tư được chú trọng; cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư có nhiều chuyển biến. Toàn tỉnh hiện có 1.500 dự án trong và ngoài nước với tổng mức đầu tư hơn 22 tỷ USD.

Công tác xây dựng Đảng luôn được tỉnh tập trung hàng đầu nhằm xây dựng tổ chức cơ sở đảng vững mạnh. Chú trọng công tác giáo dục chính trị tư tưởng; công tác tổ chức; kiểm tra, giám sát; dân vận... Năm 1992, từ hơn 62.000 đảng viên, đến nay, đảng bộ đã có 99.903 đảng viên sinh hoạt ở 4.161 chi bộ thuộc 624 tổ chức cơ sở đảng của 17 đảng bộ trực thuộc Tỉnh ủy.

Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ từ đầu nhiệm kỳ đến nay luôn được tỉnh thực hiện chặt chẽ và nghiêm túc, góp phần nâng cao trình độ chuyên môn, lý luận chính trị, năng lực quản lý, kỹ năng thực hiện nhiệm vụ và chất lượng đội ngũ cán bộ; từng bước hoàn thiện tiêu chuẩn ngạch, chức vụ, chức danh theo quy định.

Đối với kết quả thực hiện Quy định số 11-QĐ/TW, ngày 19/05/2021 của Ban Bí thư về trường chính trị chuẩn, với sự quyết tâm, vượt lên mọi khó khăn, cùng sự chỉ đạo, hướng dẫn sát sao về chuyên môn của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, sự phối hợp, giúp đỡ của các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh và các đơn vị địa phương, đến nay, Trường Chính trị Trần Phú đã đạt 47/55 tiêu chí mức 1.

Phát biểu tại buổi làm việc ông Nguyễn Xuân Thắng - Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương đánh giá cao quá trình quán triệt, tổ chức, thực hiện các nghị quyết, chỉ thị của Trung ương, của tỉnh sát hợp thực tiễn của địa phương. Mặc dù địa phương chịu nhiều ảnh hưởng của thiên tai, dịch bệnh nhưng tỉnh luôn nỗ lực linh hoạt, sáng tạo vượt qua khó khăn, thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ chính trị, duy trì ổn định kinh tế, chính trị, đảm bảo an sinh xã hội.

Thực tiễn, các bài học trong quá trình đổi mới ở Hà Tĩnh sẽ được Ban Chỉ đạo Tổng kết một số vấn đề lý luận và thực tiễn về công cuộc đổi mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa trong 40 năm qua tiếp thu, nghiên cứu

Tại buổi làm việc, các đại biểu chia sẻ về một số bài học kinh nghiệm trong quá trình lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị, công tác đào tạo cán bộ.

Đọc thêm

Việt Nam luôn tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người

Toàn cảnh Hội nghị tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Sáng 11/12, Hà Nội và các điểm cầu trực tuyến tại 63 tỉnh, thành phố diễn ra Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị.

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước
(PLVN) -  Sáng 10/12, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam tổ chức hội nghị đánh giá kết quả 15 năm thực hiện Chương trình hành động triển khai Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 28/1/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về “Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh
HĐND tỉnh Quảng Ninh nhất trí bầu bà Trịnh Thị Minh Thanh – Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Quảng Ninh, làm Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ninh; ông Phạm Đức Ấn - Phó Bí thư Tỉnh ủy làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh khóa XIV...

Hiệu quả từ tư duy đổi mới, đột phá

Hiệu quả từ tư duy đổi mới, đột phá
(PLVN) -  Tại cuộc họp Chính phủ thường kỳ tháng 11/2024 tổ chức ngày 7/12 vừa qua, nhìn lại 11 tháng của năm 2024, cho thấy cả nước đã vượt qua nhiều khó khăn, thử thách, nên tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội của đất nước đều phục hồi và phát triển tốt. Đặc biệt, kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định, lạm phát được kiểm soát, các cân đối lớn được bảo đảm và có thặng dư cao.

Hình thành thiết chế luật sư công tại Việt Nam từ góc nhìn thực tiễn hành nghề

Luật sư Nguyễn Thị Thu Hoài. (Ảnh: Nhân vật cung cấp)
(PLVN) - Đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế và phát triển kinh tế - xã hội hiện nay, hệ thống pháp luật Việt Nam ngày càng hoàn thiện. Tuy nhiên, một thực tế không thể phủ nhận là quyền tiếp cận công lý của người dân, đặc biệt là những nhóm yếu thế còn những hạn chế. Từ góc nhìn thực tiễn hành nghề luật sư, việc hình thành thiết chế luật sư công trong hoạt động trợ giúp pháp lý là một giải pháp cần thiết để bảo đảm quyền lợi pháp lý cho mọi tầng lớp Nhân dân.