Giám đốc Công ty Hoa quả Phương Toản: Khởi nghiệp từ hai bàn tay trắng đến nữ doanh nhân đậm chất “Nông dân”

Bà Nguyễn Thị Phương trao tặng xe đạp và quà tặng cho các học sinh vượt khó học giỏi năm học 2023 - 2024 trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm, TP Hà Nội
Bà Nguyễn Thị Phương trao tặng xe đạp và quà tặng cho các học sinh vượt khó học giỏi năm học 2023 - 2024 trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm, TP Hà Nội
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Nhắc đến nữ đại gia ngành hoa quả nhiều người sẽ nghĩ ngay đến nữ doanh nhân Nguyễn Thị Phương - Tổng Giám đốc Công ty hoa quả Phương Toản. Khởi nghiệp từ khi còn rất trẻ, với tư duy kinh doanh nhạy bén, am hiểu thị trường, từng bước bà đã xây dựng thương hiệu Hoa quả Phương Toản được nhiều người biết đến. Không chỉ vậy, người tiêu dùng còn ấn tượng bởi sự thẳng thắn, thật thà và tính cách mộc mạc, đậm chất nông dân của bà.

“Nếu người khác thồ một tạ hàng thì tôi phải thồ tạ rưỡi”

Sinh ra tại Thanh Miện, Hải Dương vào năm 1963, bà Nguyễn Thị Phương đã bắt đầu con đường buôn bán từ năm 9 tuổi. Từ bé bà Phương đã biết đi vào những khu chợ đầu mối, mua hoa quả rồi đi bán rong khắp các ngả đường ở Hà Nội. Sáng thì đi bán rong hoa quả, chiều về phụ bố làm bánh gối để ông đi bán rong. Năm 13 tuổi không may, bố của bà Phương bị đột quỵ, đi bán hàng nhưng không về. Sau hơn một tuần cả nhà đi tìm, thì tìm được ông nằm ở trong bệnh viện. Còn nước còn tát, cả nhà bán hết những gì có thể bán để có tiền chạy chữa cho ông. Bà Phương cũng nghỉ học để vào viện chăm bố. Lúc đó vừa chăm bố, bà vừa tranh thủ đi mua bánh mì bán rong ở trong bệnh viện để kiếm vài đồng bố ăn, con ăn. Rồi bà đến chợ Đồng Xuân mua hoa quả, đi bán rong khắp các con ngõ ở Thủ Đô. Thế nhưng có một chuyện khiến bà nghẹn lòng mỗi khi nhớ đến, cũng chính vì chuyện đó bà Phương quyết tâm phải thành công.

Doanh nhân Nguyễn Thị Phương, Giám đốc Công ty hoa quả Phương Toản

Doanh nhân Nguyễn Thị Phương, Giám đốc Công ty hoa quả Phương Toản

“Ngày đó tôi đi bán rong hoa quả, khi bán rong trên phố Hàng Ngang, Hàng Đào tôi có ngồi nhờ ở vỉa hè của một gia đình. Vì bán hàng và lại ngồi trước cửa hàng họ vào buổi trưa, nên chắc gia đình đó tức tối. Họ mở cửa nhà và thẳng tay dội một chậu nước làm ướt từ đầu đến chân và thúng hoa quả tôi đang bán. Ngày đó một con bé mới hơn 10 tuổi, ngồi nép ở vỉa hè nhờ mà họ nỡ lòng nào làm như thế. Chính vì những sự coi thường đó, nên tôi quyết tâm phải làm, phấn đấu để thành công”, bà Phương tâm sự.

Sau đó không lâu, khi bố mất, bà Phương quyết định chuyển sang đi xe thồ mua hàng đi buôn. Khắp các khu chợ đầu mối, người ta thấy một cô bé đen nhẻm, nhưng đôi mắt nhanh nhẹn, đôi tay thoăn thoắt và đặc biệt rất khỏe. “Ngày đấy đi xe thồ, người ta mà thồ một tạ hàng thì tôi phải thồ một tạ rưỡi. Mình phải phấn đấu hơn họ thì mới mong có ngày đổi đời”, bà Phương nói.

Khởi nghiệp với nghề nhập khẩu và phân phối hoa quả tươi trên thị trường Việt Nam và sau đó bà tiếp tục mở rộng thị trường nhập khẩu ra nhiều nước khác nhau như: Hàn Quốc, Úc, Mỹ, Trung Quốc, Thái Lan, Canada, New Zealand… Qua nhiều thập kỷ gắn bó với công việc buôn bán, bà đã thành lập Công ty Hoa Quả Phương Toản, trở thành tổng giám đốc và xây dựng thương hiệu trở thành một trong những công ty hàng đầu trong lĩnh vực hoa quả nhập khẩu.

Bà Nguyễn Thị Phương trong chuyến thiện nguyện đến các vùng bị ảnh hưởng nặng sau bão số 3.

Bà Nguyễn Thị Phương trong chuyến thiện nguyện đến các vùng bị ảnh hưởng nặng sau bão số 3.

Kể từ ngày thành lập, công ty Hoa quả Phương Toản luôn mang trong mình 3 tiêu chí ngon - bổ - rẻ, nhờ vậy mà các sản phẩm được các tiểu thương chợ đầu mối tin tưởng lựa chọn. Để có được vị trí hiện nay trên thị trường, bà Nguyễn Thị Phương đã nỗ lực không ngừng nghỉ, nhạy bén với xu thế thị trường, luôn lựa chọn những sản phẩm hoa quả tươi ngon nhất đến tay người tiêu dùng.

Sau thành công ở thị trường bán buôn, năm 2023, Công ty hoa quả Phương Toản chính thức tiến sang lĩnh vực bán lẻ. Đồng thời bà Phương cũng xây dựng trang Fanpage Hoa quả Phương Toản đã thu hút được hơn 310.000 người theo dõi và kênh TikTok Phương Toản Long Biên đã thu hút được hơn 332.900 người theo dõi.

Bước sang tuổi 61, lẽ ra bà Phương đã có thể nghỉ ngơi để vui vầy bên con cháu, nhưng vẫn hàng ngày bà Phương làm việc 20-22 giờ. Bà Phương tâm sự: “Mỗi người sinh ra có một trách nhiệm riêng, số mệnh tôi sinh ra là để phục vụ nhân dân, vì vậy đến giờ dù có thể nghỉ ngơi, nhưng tôi vẫn muốn làm. Tôi kinh doanh không phải chỉ vì lợi nhuận mà còn hướng đến tạo giá trị cho cộng đồng. Làm sao đó để tạo công ăn việc làm cho công nhân, mang đến sản phẩm chất lượng cho khách hàng. Và đặc biệt là chia sẻ khó khăn với nhiều hoàn cảnh khó khăn khác”.

Bà Nguyễn Thị Phương trong chuyến thiện nguyện đến các vùng bị ảnh hưởng nặng sau bão số 3.

Bà Nguyễn Thị Phương trong chuyến thiện nguyện đến các vùng bị ảnh hưởng nặng sau bão số 3.

Những chuyến thiện nguyện trong âm thầm

Xuất thân từ gia đình nghèo, cuộc đời bà Phương cũng không ít lần mất trắng, nên bản thân bà luôn hiểu rõ nỗi khổ của người nông dân. Suốt bao năm lăn lộn ở thương trường, bà Phương luôn tâm niệm, mình cứ bán rẻ chút, cho người dân được lợi. Để rồi rất nhiều những chuyến hàng từ thiện đã được Công ty Hoa quả Phương Toản chở đi khắp mọi miền tổ quốc. “Tôi thương người dân nghèo lắm, vì tôi cũng là dân nghèo đi lên. Đi buôn hoa quả, tôi bán rẻ lắm, chỉ gọi là lấy công làm lãi, nhưng vì bán rẻ và bán với số lượng nhiều nên tôi vẫn có lãi. Hiểu những vất vả của người dân nghèo, tôi và các con thường tổ chức những chuyến thiện nguyện. Tôi muốn các con mình nhận lại được những ánh mắt, nụ cười của những người được nhận quà, lấy đó làm động lực phấn đấu vươn lên trong cuộc sống”, Giám đốc Công ty Hoa quả Phương Toản chia sẻ.

Bà Nguyễn Thị Phương trao tặng xe đạp và quà tặng cho các học sinh vượt khó học giỏi năm học 2023 - 2024 trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm, TP Hà Nội.

Bà Nguyễn Thị Phương trao tặng xe đạp và quà tặng cho các học sinh vượt khó học giỏi năm học 2023 - 2024 trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm, TP Hà Nội.

Điển hình như gần đây nhất, cơn bão Yagi hồi đầu tháng 9 đã tàn phá nhiều địa phương ở miền Bắc. Hàng nghìn ngôi nhà bị nhấn chìm trong biển nước, hàng trăm người chết và mất tích, nhiều gia đình lâm vào cảnh trắng tay chỉ trong chớp mắt... đã thúc giục Công ty hoa quả Phương Toản ngay lập tức lên đường để chia sẻ phần nào nỗi đau mất mát với bà con. Một tuần sau bão Yagi, nhiều chuyến xe cứu trợ của Công ty hoa quả Phương Toản đã lần lượt lên đường đến các tỉnh Bắc Giang, Phú Thọ, Lào Cai, Yên Bái, Tuyên Quang Hà Nội. Mỗi chuyến hàng cứu trợ từ 5 - 8 tấn gồm nhu yếu phẩm, sữa, bánh ngọt, hoa quả, quần áo và tiền mặt đã đến với bà con. Bất chấp thời tiết và di chuyển vô cùng khó khăn, nguy hiểm, doanh nhân Nguyễn Thị Phương đã cùng đội ngũ nhân viên của công ty vượt mưa gió, nước lũ để đến với bà con, tận tay trao những phần quà thiết thực đó.

Bà Phương cho biết, trong lúc cao điểm cả nước đi cứu trợ, để gom đủ số hàng thực phẩm đến với bà con là điều không hề dễ dàng. Thay vì mua mì tôm, bánh chưng như nhiều đoàn khác, bà quay sang tìm nguồn ở các nhà máy để tìm bánh ngọt đóng gói. Vừa không khan hiếm, vừa để được lâu mà không sợ bị hỏng, mốc như các hàng thực phẩm khác. Bà con cũng dùng được ngay mà không cần phải nấu nướng vì bão lũ nhiều nơi mất điện, không có nước sạch. Sau đợt cứu trợ này, khi giao thông ổn định hơn, Công ty hoa quả Phương Toản sẽ thực hiện chuyến đi đến Cao Bằng. Hàng cứu trợ sẽ là gạo, các vật dụng gia đình như nồi niêu, bát đũa, chăn màn, dựng nhà… để bà con tái thiết cuộc sống. Ngoài ra, công ty cũng sẽ ủng hộ tiền mặt cho các gia đình bị ảnh hưởng nặng nề, gia đình khó khăn…

Dù Hà Nội không bị thiệt hại nặng nề như các tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Quảng Ninh, Tuyên Quang, Thái Nguyên… nhưng các vùng ven đê sông Hồng chịu rất nhiều ảnh hưởng và thiệt hại về tài sản do nước dâng lên quá nhanh và cao. Một số phường ở quận Tây Hồ đã phải cắt điện, cắt nước và thực hiện phương án di dời đến nhà văn hóa để tránh lũ. Chính vì thế, Giám đốc Công ty Hoa quả Phương Toản đã đồng hành cùng Hội chữ thập đỏ Quận Bắc Từ Liêm trao phần quà trị giá 240 triệu đồng, gồm 10 tấn gạo bắc hương, 200 thùng bánh.

Bà Nguyễn Thị Phương trao tặng xe đạp và quà tặng cho các học sinh vượt khó học giỏi năm học 2023 - 2024 trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm, TP Hà Nội

Bà Nguyễn Thị Phương trao tặng xe đạp và quà tặng cho các học sinh vượt khó học giỏi năm học 2023 - 2024 trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm, TP Hà Nội

Nhiều năm qua, làm thiện nguyện đã trở thành sứ mệnh của Giám đốc Nguyễn Thị Phương. Hàng năm, bà đều dành hàng tỷ đồng để làm thiện nguyện, chăm lo cho các Bà mẹ Việt Nam Anh hùng, người cao tuổi, người già neo đơn, gia đình thương binh, liệt sĩ và các cháu nhỏ; tặng quà, phát gạo, và tài trợ chi phí chữa bệnh; trao quà cho trẻ em vùng cao… Tuy nhiên, điểm chung của những chuyến thiện nguyện, chị đều làm trong âm thầm. “Tôi không muốn truyền thông rộng rãi, không muốn chụp ảnh đưa những người nhận quà lên truyền thông. Bởi họ cũng phải trong hoàn cảnh bất đắc dĩ mới phải nhận quà từ thiện, tôi không muốn họ cảm thấy ngại ngùng, xấu hổ khi nhận quà hay chụp ảnh”, Giám đốc Công ty Hoa quả Phương Toản nhấn mạnh.

Nhờ những nỗ lực không ngừng nghỉ trong công việc và các hoạt động xã hội, Công ty hoa quả Phương Toản đã và đang tạo nên ảnh hưởng tích cực, lan tỏa những giá trị nhân văn trong cộng đồng.

Đọc thêm

Kiên cố hóa trường lớp để nâng cao chất lượng giáo dục

Trường Trung học cơ sở Lê Lợi (xã Đắk N'Drót, huyện Đắk Mil, tỉnh Đắk Nông) được “thay áo mới” nhờ chương trình kiên cố hóa trường lớp. (Nguồn: THCS Lê Lợi)
(PLVN) - Nhà nước, Chính phủ đã đặc biệt quan tâm, đã dành nhiều nguồn lực cho công việc kiên cố hóa trường học. Nhưng vì số trường học trong cả nước rất lớn - trên 53.000 trường học, trong khi đất nước nguồn lực còn hạn chế, nên việc kiên cố hóa trường học luôn cần sự chung tay của toàn xã hội.

Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025: Cần có quy định gỡ vướng với đối tượng "người lao động có thu nhập thấp"

 Đề xuất bổ sung quy định về tiêu chí xác định người lao động có thu nhập thấp. (Ảnh: Lan Hương - ĐĐK )
(PLVN) - Theo báo cáo của 73 cơ quan Bộ, ngành, địa phương, tính đến 30/6/2024, có khoảng 167.980 lượt người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo được hỗ trợ đào tạo kỹ năng nghề; riêng đối tượng “người lao động có thu nhập thấp” chưa được hỗ trợ triển khai do chưa có văn bản xác định cụ thể.

Chương Mỹ (Hà Nội): Đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống cho người dân

Quá trình xây dựng nông thôn mới tại huyện Chương Mỹ đã làm thay đổi diện mạo các xã.
(PLVN) -  Với tầm nhìn hiện đại hóa nông thôn, huyện Chương Mỹ đang triển khai mạnh mẽ các chương trình xây dựng nông thôn mới, kết hợp tái cơ cấu ngành nông nghiệp để nâng cao đời sống người dân. Qua các mô hình kinh tế hiệu quả và đầu tư cơ sở hạ tầng, Chương Mỹ không chỉ đổi mới diện mạo nông thôn mà còn mở rộng cơ hội phát triển bền vững cho cộng đồng, hướng tới mục tiêu đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao và kiểu mẫu vào năm 2030.

Bão số 6 giật cấp 11 đang ở vùng ven biển Thừa Thiên Huế - Đà Nẵng

Dự báo vị trí và hướng di chuyển của bão số 6. Ảnh: Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia
(PLVN) - Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, hồi 10h ngày 27/10, vị trí tâm bão ở khoảng 16.3 độ Vĩ Bắc; 108.2 độ Kinh Đông, nằm trên vùng ven biển Thừa Thiên Huế - Đà Nẵng. Sức gió mạnh nhất đạt cấp 9 (75-88km/h), giật cấp 11. Dự báo, trong 3 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây Nam, tốc độ khoảng 10-15km/h.

Xây dựng kho dữ liệu mở di sản nghe nhìn: Khó nhưng cần làm vì thế hệ mai sau

Những thước phim quý giá về Chủ tịch Hồ Chí Minh. (Ảnh: TTXVN)
(PLVN) - Khối lượng phim, tài liệu ảnh, ghi âm, ghi hình đồ sộ qua các thời kỳ đang được lưu trữ, bảo quản tại các cơ quan, đơn vị là kho di sản nghe nhìn quý giá của quốc gia. Trong thời đại Cách mạng công nghiệp 4.0, việc tận dụng tốt những cơ hội công nghệ mang lại, đặc biệt là số hóa vật liệu nghe nhìn là xu hướng tất yếu nhằm bảo tồn và phát huy các khối di sản này. Tuy nhiên, hiện nay phần lớn “kho báu” phim nhựa, phim tài liệu ở Việt Nam được số hóa chưa nhiều để đưa vào khai thác, phục vụ nhu cầu nghe, nhìn và tiếp cận thông tin của quần chúng cũng như gìn giữ cho thế hệ mai sau.

Những thành phố đáng sống tốp đầu Việt Nam

Nhiều thành phố ở Việt Nam lọt tốp đầu thế giới, trở thành niềm tự hào cho người dân. (Ảnh: TP HCM - Nguồn: Bộ VH,TT&DL)
(PLVN) - Mỗi thành phố là niềm tự hào của người dân và đất nước. Vì vậy, ở bất kỳ nơi đâu, các thành phố cũng được chú trọng đầu tư, phát triển để đem lại cuộc sống tốt đẹp nhất đến cho các cư dân. Ngày 31/10 được đánh dấu là Ngày Thành phố trên Thế giới (World Cities Day). Cùng điểm lại những thành phố đáng sống, hấp dẫn nhất Việt Nam đối với bạn bè quốc tế và người dân “bản địa”.

Chuyện của vợ chồng TikTok Đại Bắc Kạn

Sức hút của Tiktok Đại Bắc Cạn là những bình dị đầm ấm cuộc sống vùng cao. (Ảnh: NVCC)
(PLVN) - Ngày nay, không khó để bắt gặp những “idol Tóp Tóp” là nông dân hay đồng bào vùng cao. Với gần 624 nghìn người theo dõi và hơn 12 triệu lượt yêu thích, Đại Bắc Kạn là một trong số đó. Nhờ livestream trên mạng xã hội bán các nông sản của địa phương, vợ chồng anh Đại Bắc Kạn đã có doanh thu tới 200 triệu đồng/tháng…