Giai thoại mối tình đầu của vua Lý Nam Đế

Cuộc đối đáp giữa Lý Bí và cô gái xinh đẹp (Hình minh họa)
Cuộc đối đáp giữa Lý Bí và cô gái xinh đẹp (Hình minh họa)
(PLO) -Trong lịch sử Việt Nam, Lý Nam Đế là người Việt đầu tiên xưng đế, đặt nhiều nền móng xây dựng chính quyền và quản lý đất nước, sự nghiệp huy hoàng lưu dấu đến ngàn năm. Và hậu thế cũng nên biết về những câu chuyện hay quanh mối tình đầu của ông.

Theo các giai thoại dân gian lưu truyền ở vùng Thái Bình và ghi chép trong một số thần tích, ngọc phả thì người vợ đầu tiên của Lý Nam Đế là Đỗ Thị Khương, quê ở trang An Để còn gọi là hương Màn Để (thời phong kiến là làng An Để, châu Hoàng, phủ Kiến Xương, xứ Sơn Nam Hạ, nay là thôn Hữu Lộc, xã Xuân Hòa, huyện Vũ Thư, Thái Bình).

Người đẹp cõi tiên

Theo truyền tích, ở trang An Để có gia đình ông Đỗ Công Cần và bà Đào Thị Hoan làm thuốc chữa bệnh, ăn ở nhân đức, hiền hậu. Hai vợ chồng tuổi đã cao mà vẫn chưa có con nên thường đi cầu khẩn tại nhiều nơi. Một lần, sau khi đi lễ chùa  Hương Tích về, bà Đào Thị Hoan nằm mộng, thấy một cụ già tướng mạo phúc hậu đến trao cho một chiếc gương tứ diện.

Sau đó bà thụ thai, đến mùa đông năm Đinh Sửu, ngày 10 tháng 11 thì sinh hạ một người con gái bụ bẫm, hai vợ chồng vui mừng khôn xiết đặt tên con là Đỗ Thị Khương, thường gọi là Khương Nương (nàng Khương). 

Từ nhỏ nàng Khương đã thông minh, sáng dạ, chăm chỉ, ngoan ngoãn, cha mẹ rất yêu quý; đến tuổi trưởng ngày càng đẹp, năm 16 tuổi nổi tiếng nhan sắc tuyệt trần, má phấn, môi son, mắt phượng, mày ngài..., tiếng đồn nức tiếng khắp vùng. Một buổi Lý Bí cưỡi ngựa đi trên cánh đồng, bỗng như thấy rực ánh hào quang và nghe tiếng người từ xa vọng lại. Thúc ngựa đi tới, nhận ra một người con gái vừa cắt cỏ vừa hát:

Tay cầm bán nguyệt giật vào,

Muôn ngàn hoa thảo biết vào tay ai.

Yêu cảnh mến người, Lý Bí liền mang lễ vật đến hỏi cưới Đỗ Thị Khương về làm vợ, phong làm Đệ nhất phu nhân.

Thuyết khác thì kể, một hôm trên đường đi về một đồn trại ở Tây Để (nay là Hữu Lộc thuộc xã Xuân Hòa, huyện Vũ Thư, Thái Bình), Lý Bí bỗng thấy một ánh hào quang dưới cánh đồng sau đồn trại. Thấy lạ, ông sai vệ sĩ đến xem sự thể thế nào, thì chỉ thấy một cô gái xinh đẹp đang cắt cỏ, be bờ giữ nước mới nói rằng: “- Cô gái kia, sao chủ tướng ta tới đây mà cô không đến làm lễ cho đúng đạo trên dưới”.

Cô gái ấy chính là Đỗ Thị Khương, nghiêm nét mặt chỉ tay xuống bờ ruộng mà nói: “- Tôi còn đang bận diệt giặc cỏ, be bờ để giữ nước, các anh không thấy sao?”

Nghe chuyện, Lý Bí rất ngạc nhiên, liền tự mình đến chỗ nàng Khương đang làm ruộng, cất tiếng hỏi: “- Nàng đang làm gì mà trên tay cầm gì vậy?” Nàng Khương nhẹ nhàng đáp lại bằng lời nói thánh thót như thơ: “- Tay cầm bán nguyệt thênh thanh. Em đang giữ nước sửa sang cõi bờ”. Trở về, Lý Bí cho người sắm sửa lễ vật để cầu hôn với cô gái xinh đẹp, nết na, chăm chỉ và thông minh ấy. 

Lý Nam Đế và Hoàng hậu họ Đỗ (Hình minh họa)
Lý Nam Đế và Hoàng hậu họ Đỗ (Hình minh họa)

Cô gái bán tơ

Ngày nay, tại làng Cổ Trai, xã Hồng Minh, huyện Hưng Hà (Thái Bình) vẫn lưu truyền câu ca về mối tình đẹp giữa chàng trai làng Cổ Trai với cô gái làng An Để:

Ngàn năm in bóng hồng quần,

Sông Giai tấp nập, bến Trần lưu thông.

Tơ vàng quấn mái chèo ông,

Vải tơ An Để, lụa hồng làng Giai.

Làng Cổ Trai xưa kia được gọi là Kẻ Giai, rồi làng Giai, sau thì đổi thành Cổ Trai thuộc xã Thọ Duyên, tổng Diên Hà, huyện Diên Hà, phủ Tiên Hưng, trấn Sơn Nam Hạ.

Theo người dân Cổ Trai, Hoàng hậu Đỗ Thị Khương thuở hàn vi từng đi buôn bán tơ trên sông nước. Một lần đi thuyền buôn, bà gặp thuyền chiến của quân Lương đánh nhau với thuyền nghĩa quân Lý Bí trên sông Bộ, khi trận chiến đang diễn ra ác liệt thì bỗng thuyền của Lý Bí bị đứt quai chèo.

Đỗ Thị Khương nhanh trí thả hết tơ trên thuyền cho trôi sông, nghĩa quân của Lý Bí vớt lấy tơ để buộc lại quai chèo tiếp tục đánh giặc. Khu vực bến sông mà quân Lương bị quân ta lừa vào trận địa mai phục rồi đổ ra đánh sau này được gọi là bến Hợm, nơi chôn xác giặc được gọi là Mả Ngô (sau đọc chệch đi gọi là Mả Ngộ). 

Góp một phần vào chiến thắng ấy có công của Đỗ Thị Khương. Sau trận chiến, Lý Bí cho quân lính đi dò hỏi tung tích của cô gái bán tơ thì được biết nàng tên là Khương, quê ở trang An Để (hương Màn Để), ông khâm phục và yêu mến nên đã đến xin hỏi cưới làm vợ.

Trở thành vợ của Lý Bí, Đỗ Thị Khương đã giúp chồng rất nhiều trong việc chiêu binh mãi mã, xây dựng đồn lũy, lập căn cứ chống quân Lương. Không chỉ vậy, nàng còn mang nghề trồng dây chăn tằm, ươm tơ dệt vải dạy cho người dân quê chồng ở Cổ Trai. Con gái Cổ Trai nhờ nghề nuôi tằm, kéo tơ, dệt lụa mà nổi tiếng về khéo tay, đảm đang, xinh đẹp, bởi vậy mới có câu:

Trai Ô Cách, gái Kẻ Giai,

Đều là những bậc anh tài, trung quân.

Nhớ công ơn đó, sau này người làng Cổ Trai đã dựng đền, lập miếu thờ phụng Lý Nam Đế, Hoàng hậu Đỗ Thị Khương và một số nhân vật đương thời của nhà Tiền Lý; hàng năm dân chúng mở hội để tri ân và nhắc nhở con cháu rằng:

Cổ Trai con cháu đi xa,

Nhớ hội Tiền Lý tháng ba thì về.

Chính sử chép rằng, ngày 10 tháng 3 năm Nhâm Tuất (542), Lý Bí chính thức phát động cuộc khởi nghĩa, thanh thế rất lớn, Thứ sử Tiêu Tư khiếp sợ cùng quân tướng kéo nhau bỏ chạy về phương Bắc và chỉ sau 3 tháng, cuộc khởi nghĩa đã giành thắng lợi, đất nước sạch bóng giặc thù.

Sau đó, Lý Bí tiếp tục chỉ huy đánh bại cuộc tấn công của quân Lương ở phía Bắc vào tháng 12 năm Nhâm Tuất (542) và sai tướng Phạm Tu đánh tan quân Lâm Ấp xâm phạm biên cương ở phía Nam tháng 4 năm Qúy Hợi (543). Đến tháng giêng năm Giáp Tý (544) Lý Bí lên ngôi xưng làm hoàng đế, đặt quốc hiệu là Vạn Xuân, lấy niên hiệu là Thiên Đức, đóng đô ở thành Long Biên… Thực là:

Cứu dân đã quyết lời thề,

Văn thần, vũ tướng ứng kỳ đều ra.

Tiêu Tư nghe gió chạy xa,

Đông tây muôn dặm quan hà quét thanh.

Vạn Xuân mới đặt quốc danh,

Cải nguyên Thiên Đức, đô thành Long Biên.

Lịch đồ vừa mới kỷ niên,

Hưng vương khí tượng cũng nên một đời.

(Trích: Đại Nam quốc sử diễn ca)

Tranh thờ Lý Nam Đế và Hoàng hậu Đỗ Thị Khương tại miếu Hai Thôn (Hình minh họa)
Tranh thờ Lý Nam Đế và Hoàng hậu Đỗ Thị Khương tại miếu Hai Thôn (Hình minh họa)

Hoàng hậu đầu tiên

Sau khi lên ngôi Hoàng đế, Lý Bí đã cho người đón Đỗ Thị Khương về Long Biên phong làm Hoàng hậu hiệu là Linh Nhân và bà chính Hoàng hậu đầu tiên của nước ta.

Ở trong cung được 4 năm thì cha lâm bệnh mất, Hoàng hậu Đỗ Thị Khương xin vua được về quê chịu tang. Tang lễ vừa xong, thì thân mẫu hoàng hậu là bà Đào Thị Hoan, vì tuổi già, lại đau buồn trước cái chết của chồng nên cũng lâm bệnh nặng, chẳng bao lâu cũng qua đời. Đau buồn khi mất cha mất mẹ, Hoàng hậu Đỗ Thị Khương viết biểu tâu vua cho phép ở lại quê chịu tang cha mẹ và được chấp thuận. 

Trong khi hoàng hậu đang ở quê nhà chịu tang, thì việc nước lại gặp cơn sóng gió. Quân Lương do tướng Trần Bá Tiên cầm đầu kéo sang đánh báo thù nhằm tái lập ách đô hộ ở nước ta. Thế giặc rất mạnh, sau nhiều trận kịch chiến, quân ta yếu thế hơn nên vào cuối năm Bính Dần (546), Lý Nam Đế rút về động Khuất Lão (nay thuộc làng Đào Xá, huyện Tam Nông, Phú Thọ) rồi ủy thác việc chống giặc cho tướng quân Triệu Quang Phục. Gần hai năm sau, vua nhiễm cảm mạo, mất vào ngày 9 tháng 3 năm Mậu Thìn (548).

Nghe tin chồng mất, Hoàng hậu Đỗ Thị Khương đau đớn, kêu khóc thảm thiết. Mặc cho giặc giã, Hoàng hậu quyết định tự mình đi tới động Khuất Lão viếng mộ chồng, chỉ mang theo 6 nữ thị tì thân tín. Ngày 16 tháng 2 Kỷ Tị (549) bà đến được động Khuất Lão rồi cùng các bô lão, dân chúng trong vùng dâng hương làm lễ.

Truyền rằng khi lễ vừa xong thì trời đất đổi màu, mây đen phủ kín, gió thổi mạnh, sấm chớp vang trời; sau khoảnh khắc đó, mây tan trời tạnh thì Hoàng hậu đã biến mất, còn bên cạnh phần mộ của Lý Nam Đế lại có thêm một gò đống lớn, ai nấy đều kinh sợ, biết rằng hoàng hậu đã “hóa”. 

Ghi nhớ ơn đức của Hoàng hậu Đỗ Thị Khương, sau này người dân ở quê hương và nhiều nơi khác đã lập đền thờ bà cùng với Lý Nam Đế; các triều đại đều ban sắc phong là Phúc thần thượng đẳng để tri ân đến vị hoàng đế đầu tiên trong lịch sử nước nhà và vị hoàng hậu đầu tiên, người đã giúp chồng dựng xây nhà nước Vạn Xuân độc lập trong lịch sử.

Đọc thêm

Trung tâm hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực: Nơi bình yên tìm về

Ngôi nhà Ánh Dương ở Thanh Hóa chính thức đi vào hoạt động từ tháng 1/2022. (Ảnh: HLHPNVN)
(PLVN) -  Với nạn nhân bị bạo lực giới nói chung và bạo lực gia đình nói riêng, để “bình yên tìm về” là cả một hành trình dài. Nhưng qua mô hình Trung tâm dịch vụ một cửa hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực - Ngôi nhà Ánh Dương, trong hành trình đó, họ không đơn độc. Với nhiều người, hạnh phúc, bình yên đã thực sự trở lại.

Ngăn chặn ma túy “núp bóng” thuốc lá điện tử

Hiện nay chỉ có một số ít cơ quan có năng lực xét nghiệm phát hiện ma túy tổng hợp được như: Viện Giám định Pháp y – Bộ Y tế, Viện Khoa học hình sự - Bộ Công an. (Nguồn ảnh: Thanh Loan)
(PLVN) -  Trong những năm gần đây, các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới hay còn gọi là thuốc lá mới đã xuất hiện trên toàn thế giới với hai dòng sản phẩm chính là thuốc lá điện tử và thuốc lá làm nóng. Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho hay, khoảng từ năm 2015, các sản phẩm thuốc lá mới bắt đầu du nhập vào Việt Nam và nhanh chóng thu hút giới trẻ.

Thuốc lá điện tử gây ảo giác, loạn thần

4 trường hợp là học sinh nhập viện do ngộ độc sau khi hút thuốc lá điện tử. (Ảnh: Bệnh viện Bãi Cháy)
(PLVN) - Thời gian qua, tại một số bệnh viện đã tiếp nhận một số bệnh nhân đến điều trị có liên quan đến hút thuốc lá điện tử. Điều đáng lưu ý là hầu hết, bệnh nhân đến bệnh viện do có dấu hiệu đau đầu, lo âu, mất ngủ, rối loạn hoảng sợ, có một vài trường hợp có dấu hiệu loạn thần, ảo giác. Vấn đề này ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe tâm thần của người sử dụng.

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu
(PLVN) - Hòa chung không khí thi đua sôi nổi của thiếu nhi cả nước, thiếu nhi Bạc Liêu đã và đang ra sức thi đua rèn luyện, học tập, thực hiện các công trình, phần việc Măng non lập thành tích chào mừng để kỷ niệm 82 năm Ngày thành lập Đội TNTP Hồ Chí Minh (15/5/1941 – 15/5/2023), làm quà nhân kỷ niệm 133 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2023).

Đừng coi thường say nóng, say nắng

Ảnh minh họa. (Nguồn: baochinhphu.vn)
(PLVN) -  Dù miền Bắc mới bước vào đợt nắng nóng gay gắt diện rộng thứ 2 kể từ đầu mùa nhưng nhiệt độ cao nhất ở nhiều nơi mấy ngày qua đều chạm hoặc vượt ngưỡng 40 độ C. Dự báo, thời gian tới sẽ xuất hiện nắng nóng nhiều hơn và gia tăng về cường độ trên phạm vi toàn quốc.