Giải rượu, giải nóng ngày Tết

Những ngày vui xuân, tiệc tùng, chúc tụng nhiều, phần lớn ai cũng “nạp” thức ăn và cả bia, rượu nhiều hơn thường ngày. Dưới đây là những cách giải rượu, giải độc, giải cái nóng của cơ thể trong theo cổ truyền và dân gian từ những cây trái có sẵn trong dịp Tết.
Giải rượu, giải độc
Để giải rượu, theo hướng dẫn của lương y Như Tá, chúng ta có thể dùng quả dưa hấu chín (được chưng rất nhiều ở mỗi gia đình) ép lấy một ly nước cốt thật to uống vài lần như vậy. Hoặc dùng một ít búp trà (búp chè tươi, độ 10 gr), một ít cà rốt (50 - 60 gr), và vỏ của quả bí xanh 10 - 15 gr đem nấu chung lấy nước để uống giải rượu. Hay có thể dùng cách lấy vỏ quýt phơi khô chừng 25 - 30 gr đem sao thơm tán nhỏ, cùng hai quả mơ chua bỏ hạt, cắt nhỏ, rồi đem cả hai nấu với khoảng một chén rưỡi nước đến chín, thì gạn lọc lấy nước (bỏ xác) để dùng.
Trường hợp không may bị bất tỉnh do uống rượu say có thể dùng một ít đậu đen nấu lấy nước uống và cho nôn ra thì khỏi. Hoặc dùng một ít búp chè tươi, vài quả quất (thường có trong các gia đình ngày tết) đem hãm với nước sôi (chưng cách thủy) lấy nước dùng. Dân gian còn có cách giải rượu bằng cách lấy bột sắn dây hòa với nước uống, hoặc hoa sắn dây đem nấu nước dùng. Nước chanh, nước cam cũng là cách đơn giản để giải bớt lượng rượu đã đưa vào cơ thể...
Vỏ quýt cũng có tác dụng giải rượu
 Vỏ quýt cũng có tác dụng giải rượu
Nếu ăn uống quá nhiều và bị bội thực hay ngộ độc, nhất là ngộ độc sau ăn cua, cá thì dùng nước lá tía tô tươi chừng 30 gr vắt lấy nước uống để giải độc. Hoặc dùng đậu xanh hạt đem nghiền nhuyễn rồi hòa với nước để uống, uống thật nhiều cho nôn ra để giải độc chất, và cả giải rượu (đây là bài thuốc cổ phương). Hoặc dùng 200 gr củ cà rốt giã nát vắt lấy nước cốt (hoặc ép lấy nước cốt) để uống. Hoặc lấy rau muống tươi giã (hay ép) để lấy nước cốt uống ngay.
Tăng sức, giải nóng
Theo lương y Như Tá, y học cổ truyền và dân gian cũng có những phương cách giúp cơ thể hóa giải tình trạng nóng bức. Khi cơ thể nóng bức gây táo bón, người khó chịu thì dùng một ít thịt bò (lượng tùy dùng) nấu với cải xanh, gia thêm một tí gừng để dùng. Món này còn giúp tiêu hóa tốt hơn.
Để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, có thể dùng 100g đu đủ chín, một quả cam, 50 gr dưa gang, nửa trái chanh tươi, 100 gr dâu tây, 2 muỗng mật ong, nửa ly sữa chua, nước đá (lượng vừa dùng). Cách chế biến: đu đủ, dưa gang gọt bỏ vỏ, bỏ hạt, cắt nhỏ. Cam và chanh gọt bỏ vỏ. Dâu tây rửa sạch, bỏ cuống. Cho tất cả bỏ vào máy ép trái cây ép lấy nước. Thêm sữa chua, mật ong, nước đá vào để dùng.

Đọc thêm

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025
(PLVN) - Trao đổi với các đối tác tại Việt Nam, Giám đốc cao cấp chương trình Sức khỏe cộng đồng của Quỹ Sáng kiến Bloomberg, công tác phòng, chống tác hại thuốc lá ở Việt Nam còn nhiều khó khăn, thách thức phía trước. Bộ Y tế cần xây dựng thêm công cụ và hướng dẫn để ngăn ngừa sự xuất hiện của các sản phẩm thuốc lá mới, cũng như việc sử dụng thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng...

Cẩn trọng với "thầy thuốc" online

Người dân nên tiếp cận thông tin trên mạng xã hội từ các nguồn uy tín. (Ảnh: PV)
(PLVN) -  Việc tiếp nhận thông tin chưa được kiểm chứng, không bảo đảm độ chính xác tiềm ẩn nhiều rủi ro. Đặc biệt trong lĩnh vực y tế và sức khỏe có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng, thậm chí ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng con người.

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới
(PLVN) - Trong khi hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ đứng thứ hai gây tử vong và bệnh tật, song Việt Nam vẫn là một trong những nước có tỷ lệ nam giới hút thuốc lá cao nhất trên thế giới. Trước thực trạng này, các chuyên gia đã trao đổi về những thách thức còn tồn tại để tìm ra các giải pháp thực hiện tốt hơn nữa mục tiêu phòng, chống tác hại của thuốc lá.

Hà Nội: Xử lý nghiêm các cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm

Đoàn kiểm tra liên ngành công tác ATTP kiểm tra tại một cơ sở. (Ảnh: Bích Hằng)
(PLVN) - Ông Đặng Thanh Phong - Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) cho biết, Thành phố hiện có hơn 72.000 cơ sở sản xuất, kinh doanh và chế biến thực phẩm, trong đó ngành Y tế quản lý khoảng 39.000 cơ sở. Cơ quan chức năng đã tăng cường thanh, kiểm tra và giám sát ATVSTP tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố, bếp ăn tập thể.

Dịch sốt xuất huyết lan rộng

Dịch sốt xuất huyết lan rộng
(PLVN) - Trước đây, sốt xuất huyết chủ yếu tập trung ở Đồng bằng sông Cửu Long và ven biển miền Trung, tuy nhiên hiện nay, dịch lan rộng ra Đông Nam Bộ, Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên. Đặc biệt, các địa phương miền Bắc như TP Hà Nội và một số tỉnh miền núi cũng đã ghi nhận dịch sốt xuất huyết lưu hành.