Giải quyết vụ việc về an ninh trật tự ngay từ đầu và tại cơ sở ở Bạc Liêu

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Dưới sự lãnh đạo, quản lý của cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương; sự chỉ đạo, hướng dẫn của Công an các cấp; lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự (ANTT) ở cơ sở tại Bạc Liêu đã nêu cao tinh thần trách nhiệm, làm tốt công tác nắm tình hình ANTT ở địa bàn, tham gia hòa giải kịp thời nhiều vụ mâu thuẫn, tranh chấp...
Các lực lượng tham gia diễn tập tình huống cho Lễ ra mắt Lực lượng tham gia bảo vệ ANTT ở cơ sở ngày 1/7/2024.

Các lực lượng tham gia diễn tập tình huống cho Lễ ra mắt Lực lượng tham gia bảo vệ ANTT ở cơ sở ngày 1/7/2024.

Luật Lực lượng tham gia bảo vệ ANTT có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2024, tạo cơ sở pháp lý cho việc củng cố, kiện toàn, bố trí lực lượng, tinh gọn đầu mối gắn với hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, mối quan hệ công tác của lực lượng tham gia bảo vệ ANTT ở cơ sở đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ bảo đảm ANTT trong tình hình mới.

Theo đó, lực lượng tham gia bảo vệ ANTT ở cơ sở tham gia hỗ trợ lực lượng Công an cấp xã trong công tác bảo đảm ANTT ở cơ sở với 6 nhóm nhiệm vụ gồm: Nắm tình hình về ANTT; Xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc; Phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ; Quản lý hành chính về trật tự xã hội; Vận động, giáo dục người đã có hành vi vi phạm pháp luật đang cư trú tại cơ sở; Tuần tra bảo đảm ANTT, an toàn giao thông; thực hiện nhiệm vụ bảo vệ ANTT khi được điều động.

Lực lượng Bảo vệ dân phố, Dân phòng thực sự trở thành “những cánh tay nối dài” của lực lượng Công an trong giữ gìn bình yên cơ sở.

Lực lượng Bảo vệ dân phố, Dân phòng thực sự trở thành “những cánh tay nối dài” của lực lượng Công an trong giữ gìn bình yên cơ sở.

Đại tá Lê Thanh Hùng - Phó Giám đốc Công an tỉnh Bạc Liêu chia sẻ: “Với lợi thế là người ở địa phương, thông thuộc địa bàn, nắm rõ các thông tin về dân cư, lực lượng tham gia bảo vệ ANTT ở cơ sở đã kịp thời phát hiện, tham mưu xử lý các vụ việc phát sinh ngay tại địa phương. Đồng thời, với sự hiểu biết sâu sắc về phong tục, tập quán, truyền thống cũng như uy tín trong khóm, ấp, dòng tộc, các chú, các anh Bảo vệ dân phố, Dân phòng đã thực hiện có hiệu quả công tác vận động quần chúng nhân dân phát hiện, tố giác các hành vi vi phạm pháp luật; Nhất là tại các địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số”.

Để lực lượng tham gia bảo đảm ANTT ở cơ sở nhanh chóng nắm bắt được nhiệm vụ cũng như cọ xát thực tiễn, thời gian tới, Giám đốc Công an tỉnh Bạc Liêu chỉ đạo các đơn vị chức năng xây dựng 3 tình huống liên quan ANTT để lực lượng này trực tiếp tham gia xử lý cùng lực lượng Công an chính quy. Cụ thể: Tình huống 1: Xử lý phương án các đối tượng quá khích sử dụng hung khí, vật liệu gây cháy nổ, phương tiện để tổ chức đua xe trái phép, phá rối ANTT địa phương; Tình huống 2: xử lý phương án 2 nhóm đối tượng tụ tập tổ chức thanh toán lẫn nhau, gây mất ANTT địa bàn; Tình huống 3 sẽ xử lý phương án giải quyết vụ bạo lực gia đình, đe dọa giết người.

Ông Phạm Văn Thiều - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu nhấn mạnh, lực lượng tham gia bảo vệ ANTT ở cơ sở phải nhận thức sâu sắc về vị trí, chức năng, nhiệm vụ hỗ trợ Công an cấp xã trong bảo vệ ANTT và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc. Từng thành viên trong Tổ bảo vệ ANTT phải tu dưỡng, rèn luyện bản lĩnh chính trị vững vàng, nêu cao tinh thần yêu nước, rèn luyện đạo đức chuẩn mực, lối sống trong sáng, gương mẫu trong công tác, thật sự trọng dân, gần dân, hiểu dân, vì Nhân dân phục vụ; Thực hiện tốt chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước. Đặc biệt, phải thực hiện tốt mối quan hệ phối hợp với Trưởng khóm, Trưởng ấp, Trưởng ban công tác Mặt trận, các đoàn thể, lực lượng dân quân tự vệ, hòa giải viên cơ sở trong bảo vệ ANTT, xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc. Từ đó tạo thành sức mạnh tổng hợp, thế trận an ninh nhân dân vững chắc để bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội.

Trước đây, toàn tỉnh Bạc Liêu có 15 Ban Bảo vệ dân phố, gồm 111 Tổ với 527 thành viên; 428 Đội Dân phòng, với 3.298 thành viên, được tổ chức hoạt động ở địa bàn xã, phường, thị trấn, gọi chung là lực lượng tham gia bảo vệ ANTT ở cơ sở.

Kể từ ngày 1/7, mỗi khóm, ấp thuộc xã, phường, thị trấn được thành lập 1 Tổ bảo vệ ANTT, có Tổ trưởng, Tổ phó và các Tổ viên. Đối với khóm, ấp có dưới 3.000 người, bố trí 3 thành viên; đối với khóm, ấp có từ 3.000 người đến dưới 4.000 người, bố trí 4 thành viên; đối với khóm, ấp có từ 4.000 người trở lên, bố trí 05 thành viên. Hiện toàn tỉnh có 512 Tổ bảo vệ ANTT, với 1.628 thành viên; trong đó có 512 Tổ trưởng, 512 Tổ phó và 604 thành viên. Bên cạnh đó, Công an tỉnh cũng mở 3 lớp bồi dưỡng nghiệp vụ, 140 lớp tập huấn kiến thức pháp luật cho lực lượng tham gia bảo vệ ANTT ở cơ sở, góp phần nâng cao trình độ pháp luật, chuyên môn nghiệp vụ, đủ khả năng xử lý những vụ việc ANTT phát sinh ngay từ đầu và tại cơ sở.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Quảng Ngãi hiện thực hóa giấc mơ nhà ở cho người nghèo

Quảng Ngãi hiện thực hóa giấc mơ nhà ở cho người nghèo
(PLVN) - Với sự đồng lòng của cả hệ thống chính trị, người dân, các mạnh thường quân, tỉnh Quảng Ngãi đang tích cực hiện thực hóa giấc mơ nhà ở cho người nghèo trên địa bàn. Đây không chỉ là những ngôi nhà được xây dựng bằng gạch ngói xi măng… mà còn được xây bởi những tấm lòng.

Cụm Trại Tạm giam Công an 11 tỉnh thành khu vực ĐBSCL trao đổi nghiệp vụ

Quang cảnh Hội nghị
(PLVN) - Tại TP Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang, Cụm Trại Tạm giam Công an 11 tỉnh, thành phố khu vực ĐBSCL gồm: An Giang, Bạc Liêu, Bến Tre, Cần Thơ, Đồng Tháp, Hậu Giang, Kiên Giang, Sóc Trăng, Tiền Giang, Trà Vinh và Vĩnh Long (do Trại Tạm giam Công an Kiên Giang làm Cụm trưởng), mới tổ chức Hội nghị trao đổi nghiệp vụ trong công tác thi hành tạm giữ, tạm giam, thi hành án phạt tù và xây dựng Đảng, xây dựng lực lượng Trại Tạm giam giai đoạn 2023 - 2024.

Tín dụng chính sách góp phần đưa Quảng Bình phát triển toàn diện

Tín dụng chính sách góp phần đưa Quảng Bình phát triển toàn diện
(PLVN) - Nhờ được vay vốn ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), người dân nghèo tỉnh Quảng Bình có thêm nguồn lực đầu tư phát triển kinh tế. Nguồn vốn tín dụng chính sách trở thành “đòn bẩy” giúp người dân phát triển sản xuất, góp phần giảm nghèo bền vững, từng bước làm giàu, bảo đảm an sinh xã hội gắn với xây dựng nông thôn mới.