Giải quyết nỗi lo cho bệnh nhân ung bướu tại Đồng bằng sông Cửu Long

Đại biểu thực hiện nghi thức khởi công bệnh viện Ung bướu lớn nhất ĐBSCL.
Đại biểu thực hiện nghi thức khởi công bệnh viện Ung bướu lớn nhất ĐBSCL.
(PLO) - Khi Bệnh viện Ung bướu TP Cần Thơ đi vào hoạt động sẽ phần nào giải quyết “bài toán” quá tải của ngành Y tế. Đồng thời, với quy mô lớn và trang thiết bị hiện đại có thể đáp ứng nhu cầu khám, tầm soát và điều trị bệnh ung bướu của người dân.

Ngày 11/10, Sở Y tế TP Cần Thơ tổ chức Lễ khởi công Dự án xây dựng Bệnh viện Ung bướu TP Cần Thơ. Đến tham dự buổi lễ có nguyên Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng, ông Nguyễn Viết Tiến, Thứ trưởng Bộ Y tế; ngài Bus Szilvester, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao và kinh tế đối ngoại Hungary cùng đại diện lãnh đạo UBND TP Cần Thơ.

Bệnh viện Ung bướu lớn nhất ĐBSCL

Dự án Bệnh viện Ung bướu là dự án nhóm A, gồm 4 khối nhà chính, khối cao nhất 6 tầng, với tổng diện tích sàn 44.575m2 và gần 20.000m2 công trình phụ, mua sắm mới trang thiết bị xây lắp và trang thiết bị y tế, nội thất, văn phòng, đồng bộ trang bị cho bệnh viện và đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ, kỹ năng quản lý cho cán bộ của bệnh viện, nâng cao chất lượng dịch vụ và năng lực vận hành. Tổng mức đầu tư trên 1.727 tỷ đồng, tương đương 70,5 triệu Euro. Trong đó, vốn vay ODA của Chính phủ Hungary là 56,99 triệu Euro, chiếm 80,8%, phần còn lại là vốn đối ứng của địa phương. Dự án này được Bộ Tài chính bảo lãnh, nhận khoản vay của Ngân hàng Eximbank Hungary cấp phát lại cho chủ đầu tư. Tổng thầu EPC của dự án là liên danh 5 nhà thầu, gồm: MAGYAR-VMD của Hungary, Tổng Công ty Xây dựng Bạch Đằng, Công ty Cổ phần Tư vấn công nghệ thiết bị và thẩm định của Việt Nam và nhà thầu AZUSA của Nhật Bản.

Dự án được triển khai với mong muốn đồng bộ cả về cơ sở hạ tầng, nhân lực và trang thiết bị y tế, đáp ứng nhu cầu khám, kiểm soát và điều trị ung bướu của người dân ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Đồng thời đây là dữ liệu ung thư kết nối cơ sở dữ liệu quốc gia và quốc tế phục vụ cho nghiên cứu, đào tạo và nâng cấp chất lượng khám chữa bệnh, từng bước trở thành trung tâm đào tạo và nghiên cứu ung thư qua nâng cấp nguồn nhân lực, trang thiết bị và cơ sở hạ tầng.

Bà Bùi Thị Lệ Phi, Giám đốc Sở Y tế Cần Thơ cho biết, Bệnh viện Ung bướu Cần Thơ hiện tại tuy đạt chuẩn bệnh viện hạng 1, quy mô 350 giường, gồm 18 khoa, phòng nhưng do được cải tạo từ bệnh viện đa khoa cũ của thành phố nên cơ sở vật chất kể cả trang thiết bị không đáp ứng luôn trong tình trạng quá tải. Hàng ngày, bệnh viện khám ngoại trú 500-600 bệnh nhân và điều trị nội trú 450-550 bệnh nhân, trong đó gần70% bệnh nhân điều trị tại Bệnh viện đến từ các tỉnh vùng ĐBSCL. Bệnh viện tranh thủ nhiều nguồn, cố gắng sắp xếp khoa, phòng để kê thêm giường bệnh, mua sắm trang thiết bị nhưng do lượng bệnh tăng mỗi năm khoảng 30% nên cơ sở vật chất không kịp đáp ứng. Việc xây dựng một bệnh viện mới, quy mô lớn, với trang thiết bị hiện đại là nhu cầu cấp thiết của ngành Y tế Cần Thơ.

Trung tâm y tế đào tạo, tập huấn chuyên môn sâu, chất lượng cao

Ông Bus Szilester, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao và kinh tế đối ngoại Hungary cho biết ông rất ấn tượng với sự phát triển năng động của Việt Nam, đặc biệt là TP Cần Thơ. Đồng thời, “chúng tôi, mong muốn bệnh viện này không chỉ chẩn đoán điều trị bệnh mà còn là một trung tâm y tế đào tạo, tập huấn chuyên môn sâu, chất lượng cao. Ngoài ra, Chính phủ Hungary cũng rất mong được đón tiếp các chuyên gia về ung bướu của Việt Nam sang học tập, trao đổi, chuyển giao những thành công quốc tế trong lĩnh vực ung thư”, ông Bus Szilester chia sẻ.

Phát biểu tại lễ khởi công, ông Võ Thành Thống, Chủ tịch UBND TP Cần Thơ cho rằng, Dự án xây dựng Bệnh viện Ung bướu Cần Thơ đã bày tỏ sự trân trọng đối với sự hợp tác đầu tư giữa Hungary với Việt Nam nói chung và Cần Thơ nói riêng, đồng thời cho biết đây là công trình mang ý nghĩa thiết thực trong chăm sóc sức khỏe cho người dân. “Việc đầu tư xây mới Bệnh viện Ung bướu Cần Thơ không chỉ là mong muốn của chính quyền, của ngành y tế mà còn là nguyện vọng của nhân dân. Qua đó sẽ đầu tư được bệnh viện với kỹ thuật chuyên sâu để khám, điều trị cho các bệnh nhân khu vực ĐBSCL và thành phố Cần Thơ nói riêng”.

Được biết, đây là một trong những kế hoạch quan trọng đã được thai nghén từ lâu và nhận được sự mong đợi, ủng hộ nhiệt tình của người dân ĐBSCL. Khi bệnh viện đi vào hoạt động sẽ là tin vui cho những bệnh nhân ung bướu ở Cần Thơ và các tỉnh ĐBSCL. Lễ khởi công Bệnh viện Ung bướu TP Cần Thơ thực sự là bước đi quan trọng trong kế hoạch phát triển phấn đấu trở thành trung tâm y tế tại vùng ĐBSCL của TP Cần Thơ. 

Đọc thêm

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025
(PLVN) - Trao đổi với các đối tác tại Việt Nam, Giám đốc cao cấp chương trình Sức khỏe cộng đồng của Quỹ Sáng kiến Bloomberg, công tác phòng, chống tác hại thuốc lá ở Việt Nam còn nhiều khó khăn, thách thức phía trước. Bộ Y tế cần xây dựng thêm công cụ và hướng dẫn để ngăn ngừa sự xuất hiện của các sản phẩm thuốc lá mới, cũng như việc sử dụng thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng...

Cẩn trọng với "thầy thuốc" online

Người dân nên tiếp cận thông tin trên mạng xã hội từ các nguồn uy tín. (Ảnh: PV)
(PLVN) -  Việc tiếp nhận thông tin chưa được kiểm chứng, không bảo đảm độ chính xác tiềm ẩn nhiều rủi ro. Đặc biệt trong lĩnh vực y tế và sức khỏe có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng, thậm chí ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng con người.

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới
(PLVN) - Trong khi hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ đứng thứ hai gây tử vong và bệnh tật, song Việt Nam vẫn là một trong những nước có tỷ lệ nam giới hút thuốc lá cao nhất trên thế giới. Trước thực trạng này, các chuyên gia đã trao đổi về những thách thức còn tồn tại để tìm ra các giải pháp thực hiện tốt hơn nữa mục tiêu phòng, chống tác hại của thuốc lá.

Hà Nội: Xử lý nghiêm các cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm

Đoàn kiểm tra liên ngành công tác ATTP kiểm tra tại một cơ sở. (Ảnh: Bích Hằng)
(PLVN) - Ông Đặng Thanh Phong - Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) cho biết, Thành phố hiện có hơn 72.000 cơ sở sản xuất, kinh doanh và chế biến thực phẩm, trong đó ngành Y tế quản lý khoảng 39.000 cơ sở. Cơ quan chức năng đã tăng cường thanh, kiểm tra và giám sát ATVSTP tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố, bếp ăn tập thể.

Dịch sốt xuất huyết lan rộng

Dịch sốt xuất huyết lan rộng
(PLVN) - Trước đây, sốt xuất huyết chủ yếu tập trung ở Đồng bằng sông Cửu Long và ven biển miền Trung, tuy nhiên hiện nay, dịch lan rộng ra Đông Nam Bộ, Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên. Đặc biệt, các địa phương miền Bắc như TP Hà Nội và một số tỉnh miền núi cũng đã ghi nhận dịch sốt xuất huyết lưu hành.