Giải quyết kiến nghị cử tri: Giải pháp nào 'xóa' tình trạng 'đánh trống bỏ dùi'?

Ảnh minh họa: Báo Quảng Ngãi
Ảnh minh họa: Báo Quảng Ngãi
(PLO) -Trước thực trạng nhiều phản ánh, kiến nghị của cử tri không được giải quyết đến nơi đến chốn, dù đã được giám sát, nhiều ý kiến cho rằng cần phải đẩy mạnh hoạt động tái giám sát các kết luận giám sát. Bởi đây là biện pháp cần thiết nhằm giải quyết triệt để đối với những vấn đề đã có giám sát nhưng chậm chuyển biến.

Thông qua các cuộc tiếp xúc cử tri của các Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH), các cử tri mới có nhiều hơn cơ hội để được giãi bày, phản ánh tới cơ quan dân cử những bức xúc, khiếu nại chưa được quan tâm thấu đáo. Và đây cũng chính là kênh thông tin quan trọng để Quốc hội, Chính phủ, các bộ ngành và cấp chính quyền địa phương kịp thời nắm bắt, nghiên cứu, điều chỉnh việc hoạch định và thực thi chính sách cho phù hợp với tình hình thực tế. 

Mặc dù đã được quan tâm nhưng do nhiều nguyên nhân, công tác giải quyết đơn thư của các cấp có thẩm quyền vẫn còn bất cập; không ít kiến nghị của cử tri được trả lời chung chung, nặng về liệt kê quy định, biện pháp, giải pháp mà không đưa ra một câu trả lời hoặc lộ trình cụ thể, gây bức xúc trong nhân dân.

Chẳng hạn, tại Báo cáo kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XIV dẫn chứng: cử tri Nghệ An, Vĩnh Phúc yêu cầu xử lý các trường hợp lạm thu tại các cơ sở giáo dục công lập và tình trạng dạy thêm, học thêm; Bộ Giáo dục và Đào tạo lại trả lời: “Bộ đã chấn chỉnh các cơ sở giáo dục thực hiện thu, chi chưa đúng quy định, chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học, thi, kiểm tra; tăng cường quản lý giáo viên...”. Theo Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH), trả lời như vậy là quá chung chung, không rõ đã chấn chỉnh thế nào? Kết quả ra sao? Tăng cường quản lý giáo viên là nội dung gì?.

Không chỉ vậy, tại các kỳ họp Quốc hội, vẫn còn một vài bộ, ngành chậm trả lời, giải quyết kiến nghị của cử tri nên phần nào cũng ảnh hưởng đến chất lượng đánh giá, giám sát việc trả lời, giải quyết kiến nghị cử tri tại các kỳ họp Quốc hội. Theo Trưởng ban Dân nguyện Nguyễn Thanh Hải, việc giải quyết khiếu, nại tố cáo cũng như phản ánh về tham nhũng, lãng phí còn bất cập, cử tri nhiều tỉnh, thành phố cho rằng, các bộ, ngành, địa phương đã có nhiều nỗ lực trong công tác phòng, chống tham nhũng, nhưng số vụ việc phát hiện, xử lý còn chưa tương xứng với tình hình mà cử tri phản ánh; xử lý hành chính, kỷ luật nội bộ còn nhiều...Hiện tượng người dân phải “lót tay” để giải quyết công việc  còn xảy ra khá phổ biến ở nhiều cấp, nhiều ngành, trong phạm vi rộng, diễn biến phức tạp. 

Để việc giải quyết kiến nghị của cử tri có hiệu quả hơn, nhiều ý kiến đề nghị cần đẩy mạnh hoạt động giám sát của UBTVQH, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các cơ quan của Quốc hội và các Đoàn ĐBQH.  Không chỉ vậy, nhằm tránh tình trạng “đánh trống bỏ dùi”, các văn bản pháp luật phải tạo cơ chế thuận lợi cho ĐBQH, thông qua đoàn ĐBQH theo dõi, đôn đốc các cơ quan có trách nhiệm xem xét, giải quyết triệt để kiến nghị của cử tri. Song song với đó là đa dạng hóa các hình thức, phương thức giám sát, kết hợp giữa giám sát qua nghe báo cáo của các cơ quan, đơn vị chịu sự giám sát với việc khảo sát, giám sát thực tế tại cơ sở. Đặc biệt, trong công tác giám sát phải có sự so sánh, đối chiếu giữa các thông tin trong báo cáo của đơn vị được giám sát với những tư liệu thu thập được để có sự đánh giá, đề xuất một cách trung thực, khách quan.

Nhưng chỉ giám sát thôi thì chưa đủ. Bởi vậy, tái giám sát các kết luận giám sát cũng phải trở thành hoạt động thường xuyên của của các cơ quan dân cử. “Có những nội dung, vấn đề cần thiết phải tái giám sát, bởi đã có cam kết, giải pháp giải quyết rồi nhưng nếu không đôn đốc, thậm chí tái giám sát thì hiệu quả không cao.”- ông Đỗ Mạnh Hùng, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội nói.

Cùng quan điểm này, luật sư Lê Thiên, Giám đốc Công ty Luật Lê và Liên danh cho rằng: “Các cơ quan chức năng phải tăng cường tái giám sát. Tái giám sát nhằm mục đích gì? Đó là để kiểm tra lại những kiến nghị được trả lời đã đúng và rõ chưa, nếu chưa thì tiếp tục đề nghị bổ sung cho đầy đủ. Thậm chí, dù đã đúng và đầy đủ rồi nhưng nếu chưa được thực hiện thì hoạt động tái giám sát chính là để thúc đẩy nhanh quá trình đưa những kết luận đó vào thực tiễn”. 

Đọc thêm

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo tổng kết thực hiện Nghị quyết sắp xếp bộ máy tinh gọn, hiệu quả

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo tổng kết thực hiện Nghị quyết 18-NQ/TW về sắp xếp bộ máy tinh gọn, hiệu quả.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính mới ký Quyết định thành lập Ban Chỉ đạo về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII "Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả".

Việt Nam đóng góp tích cực thúc đẩy chủ nghĩa đa phương

Việt Nam đóng góp tích cực thúc đẩy chủ nghĩa đa phương
Nhà báo Oliveira khẳng định chuyến thăm tới Brazil lần thứ hai của Thủ tướng Phạm Minh Chính cho thấy Việt Nam rất coi trọng các cuộc họp đa phương trong bối cảnh tình hình thế giới hiện nay, khi các nước đang phát triển nỗ lực thúc đẩy đoàn kết và hợp tác để tiếp tục phát triển, trên cơ sở tôn trọng chủ quyền của mỗi quốc gia và góp phần xây dựng một thế giới ngày càng công bằng hơn...

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình 'Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024'

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình 'Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024'
Tối 15/11, tại Cung Văn hóa Lao động hữu nghị Việt Xô, Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức Chương trình “Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024” - Tôn vinh các điển hình tiêu biểu toàn quốc trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu tại Chương trình.

Hoàn thiện pháp luật đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Kỳ 2: Tháo gỡ 'điểm nghẽn', khơi thông nguồn lực​

Phát biểu tại Phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, QH khóa XV, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh yêu cầu chuyển đổi tư duy xây dựng pháp luật theo hướng vừa bảo đảm yêu cầu quản lý nhà nước, vừa khuyến khích sáng tạo. (Ảnh: CTTĐTQH)
(PLVN) -   Đổi mới tư duy, quan điểm, quy trình xây dựng pháp luật là một trong những yêu cầu, nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách nhằm tháo gỡ “điểm nghẽn”, tạo đột phá mạnh mẽ hơn về thể chế phát triển, huy động và khơi thông mọi nguồn lực để đưa đất nước vững bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Sự phát triển mạnh mẽ của Việt Nam sẽ mở nhiều cơ hội mới cho cả doanh nghiệp trong nước và quốc tế

Phát biểu của Chủ tịch nước Lương Cường tại Hội nghị đã nhận được sự hưởng ứng, đánh giá cao của các Lãnh đạo APEC và cộng đồng doanh nghiệp. (Ảnh: Tuấn Anh/Báo Quốc tế)
(PLVN) - Chủ tịch nước Lương Cường khẳng định, sự phát triển mạnh mẽ của Việt Nam sẽ mở ra nhiều cơ hội mới cho cả doanh nghiệp trong nước và quốc tế trên các lĩnh vực. Thị trường Việt Nam đã, đang và sẽ mang đến nhiều lợi ích, ưu thế mà không mấy nơi có được cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư quốc tế.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tạo đột phá về thể chế để phát triển ngành giáo dục

Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp mặt đại diện các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục tiêu biểu - Ảnh VGP/Nhật Bắc
Gặp mặt đại diện các nhà giáo tiêu biểu năm 2024 nhân dịp kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, hướng tới kỷ nguyên mới, giáo dục tiếp tục là quốc sách hàng đầu, sự nghiệp giáo dục và đào tạo nước nhà phải quyết liệt đổi mới căn bản và toàn diện hơn nữa, tạo sự đột phá về thể chế, tạo cơ sở pháp lý vững chắc để phát triển ngành giáo dục.

Phải tiến hành đồng thời, thắng lợi quá trình 'đột phá kép'

Quang cảnh Hội thảo. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Công tác cán bộ, tổ chức bộ máy, xây dựng, hoàn thiện thể chế... là những vấn đề được các chuyên gia, nhà khoa học tập trung thảo luận tại Hội thảo khoa học quốc gia: “Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn”, do Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương chủ trì, phối hợp với Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản tổ chức sáng nay (15/11), tại Hà Nội.

Cân nhắc bổ sung đối tượng tham gia bảo hiểm y tế

Phiên họp thứ 39 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội vào sáng 15/11. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)
(PLVN) - Về đề xuất bổ sung cựu Công an nhân dân vào đối tượng tham gia bảo hiểm y tế, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh nêu rõ, trong quá trình thực hiện việc sửa đổi, bổ sung Luật Bảo hiểm y tế chưa có điều kiện đánh giá kỹ tác động về đối tượng này. Do đó, việc bổ sung đối tượng này sẽ được thực hiện khi sửa đổi toàn diện Luật Bảo hiểm y tế.

'Chìa khóa' để Việt Nam vươn mình, bứt phá vào kỷ nguyên mới

Quang cảnh Hội thảo. Ảnh: Vân Anh
(PLVN) - Sáng nay (15/11), tại Hà Nội, Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương phối hợp với Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia: “Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn”.