Giải quyết khủng hoảng khí hậu: Việt Nam quyết tâm chung tay cùng thế giới

Hệ thống khí hậu toàn cầu ngày càng khó lường, cực đoan hơn. (Nguồn ảnh: NOAA)
Hệ thống khí hậu toàn cầu ngày càng khó lường, cực đoan hơn. (Nguồn ảnh: NOAA)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Trong bối cảnh hệ thống khí hậu toàn cầu ngày càng khó lường, cực đoan hơn, Việt Nam là một trong những quốc gia có nhiều cam kết và hành động mạnh mẽ nhằm đạt các mục tiêu phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050.

Nỗ lực của Việt Nam

Hội nghị Thượng đỉnh hành động khí hậu thế giới lần thứ 28 (COP28) diễn ra vào thời điểm then chốt cho hành động của toàn cầu về chống biến đổi khí hậu. Đây cũng được xem là Hội nghị COP lớn nhất trong lịch sử, với sự tham dự đông đảo của gần 140 nguyên thủ, người đứng đầu chính phủ và khoảng 90.000 đại biểu.

Phát biểu tại Hội nghị COP28, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh: Hệ thống khí hậu toàn cầu gần đến giới hạn đỏ. Trong một năm nóng nhất lịch sử đương đại, băng đang tan nhanh chưa từng có. Nước biển dâng, hạn hán, lũ lụt, sạt lún, sạt lở, cháy rừng đang trở nên tàn khốc hơn. Nhiều lãnh thổ, cộng đồng có nguy cơ bị ngập lụt, nhấn chìm. An ninh lương thực, an ninh năng lượng bị đe dọa, thành quả phát triển có nguy cơ bị đẩy lùi. Bên cạnh đó, vấn đề già hóa dân số, cạn kiệt tài nguyên là những vấn đề cộng hưởng làm gia tăng khó khăn, thách thức cho toàn cầu. Khoảng cách giữa cam kết và hành động khí hậu vẫn còn xa. Sự cạnh tranh, chia rẽ, phân tách, chiến tranh, xung đột, dịch bệnh càng làm phân tán nguồn lực cho biến đổi khí hậu. Sau 14 năm, chúng ta vẫn chưa đạt được cam kết 100 tỉ USD mỗi năm cho các hành động về biến đổi khí hậu. Vì vậy, việc đã nói là làm, đã cam kết phải thực hiện là “chìa khoá” để củng cố lòng tin giữa các quốc gia và khai thông bế tắc trong đàm phán về biến đổi khí hậu.

Trong bối cảnh này, Việt Nam là một trong những quốc gia có nhiều cam kết và hành động mạnh mẽ nhằm đạt các mục tiêu phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050. Kể từ sau Hội nghị COP26, Việt Nam đã xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện nhiều chiến lược, quy hoạch theo hướng xanh, giảm phát thải, phát triển ngành công nghiệp năng lượng tái tạo. Đơn cử Chiến lược biến đổi khí hậu; Chiến lược tăng trưởng xanh; Quy hoạch điện VIII tiến đến năng lượng tái tạo là chủ đạo; Đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC); Kế hoạch phát triển 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp… Bên cạnh đó, chỉ trong vòng 1 năm, Việt Nam đã thành lập Ban Thư ký; công bố Kế hoạch thực hiện và Kế hoạch huy động nguồn lực thực hiện Tuyên bố chính trị thiết lập quan hệ đối tác chuyển đổi năng lượng công bằng (JETP) giữa Việt Nam và Nhóm các Đối tác quốc tế (IPG).

Tiếp tục thúc đẩy các cam kết mới

Trong khuôn khổ Hội nghị COP28, Việt Nam cũng là một trong 63 quốc gia đầu tiên tham gia “Cam kết làm mát toàn cầu” (Global Cooling Pledge) - sáng kiến do Chủ tịch COP28 Sultan Ahmed al-Jaber của Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) đề xuất.

Mỗi năm, gần 1/3 dân số thế giới phải hứng chịu những đợt nắng nóng chết người kéo dài hơn 20 ngày. Các hoạt động làm mát giúp giảm các vấn đề sức khỏe do nắng nóng, đồng thời, đóng vai trò thiết yếu trong một số lĩnh vực quan trọng khác như bảo quản, phân phối thực phẩm hay phân phối vaccine. Tuy nhiên, hoạt động làm mát thông thường, chẳng hạn như sử dụng điều hòa không khí, lại gây phát thải hơn 7% khí nhà kính toàn cầu và là một trong nguyên nhân gây ra biến đổi khí hậu. Nếu không được quản lý, nhu cầu năng lượng để làm mát không gian sẽ tăng gấp 3 lần vào năm 2050, kéo theo làm tăng phát thải khí nhà kính. Con người càng làm mát thì Trái đất sẽ càng nóng lên. Bởi vậy, Cam kết làm mát toàn cầu đề ra mục tiêu lĩnh vực làm mát toàn cầu phải giảm ít nhất 68% phát thải khí nhà kính vào năm 2050 so với năm 2022. Ngoài ra, còn có mục tiêu thiết lập các tiêu chuẩn hiệu suất năng lượng tối thiểu vào năm 2030.

Tại nước ta, nhu cầu sử dụng các thiết bị làm mát đã tăng đáng kể trong những năm gần đây. Thực tế cho thấy, làm mát không bền vững sẽ tiêu thụ nhiều năng lượng, nhiên liệu trong vận hành đô thị và làm gia tăng phát thải khí nhà kính. Trong khí đó, Việt Nam là một trong những quốc gia chịu tác động nặng nề nhất của biến đổi khí hậu. Việc Việt Nam tham gia Cam kết làm mát toàn cầu là cơ hội để triển khai các chương trình, dự án hợp tác với các tổ chức quốc tế, doanh nghiệp trong và ngoài nước về làm mát bền vững. Cụ thể như chuyển đổi sang công nghệ hiệu suất năng lượng cao, sử dụng môi chất lạnh có giá trị tiềm năng nóng lên toàn cầu thấp, áp dụng các giải pháp làm mát thụ động, làm mát dựa vào tự nhiên…

Trong một cam kết khác của COP28, hơn 110 quốc gia, trong đó có Việt Nam, tán thành thông qua mục tiêu tăng gấp 3 sản lượng năng lượng tái tạo và tăng gấp đôi hiệu quả sử dụng năng lượng trên toàn thế giới vào năm 2030. Cơ quan

Năng lượng Quốc tế (IRENA) gọi đây là “đòn bẩy quan trọng nhất” để hạn chế lượng khí thải carbon và tránh điểm tới hạn trong sự nóng lên toàn cầu.

Tin cùng chuyên mục

Ảnh minh họa

Tăng cường công tác phòng chống thiên tai, không để bị động, bất ngờ

(PLVN) -  Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 19/CT-TTg về việc tăng cường công tác phòng, chống, khắc phục thiệt hại do thiên tai trước mùa mưa bão năm 2025. Theo đó, Thủ tướng nhấn mạnh tuyệt đối không để bị động, bất ngờ, không để gián đoạn trong chỉ đạo trong bối cảnh sắp xếp lại đơn vị hành chính và thực hiện chính quyền địa phương hai cấp.

Đọc thêm

Chuỗi hoạt động "Bước chân trở về - Vì một màu xanh Việt Nam" bảo vệ thiên nhiên

"Bước chân trở về" không chỉ là hành trình gợi nhắc về cội nguồn, mà còn là nền tảng cho các sáng kiến dài hạn vì cộng đồng như phủ xanh đất trống (ảnh B.C).
(PLVN) -  Với chủ đề "Trở về cội nguồn - Trở về thiên nhiên - Trở về bản thể", chuỗi hoạt động "Bước chân trở về - Vì một màu xanh Việt Nam" kêu gọi cộng đồng chung tay trồng cây gây rừng, bảo vệ thiên nhiên, tôn vinh giá trị văn hóa Việt và tạo nền tảng kết nối doanh nhân, chuyên gia, nghệ sĩ, người Việt trong và ngoài nước.

Biến đổi khí hậu không còn là nguy cơ xa vời mà là vấn đề cấp bách toàn cầu

Phó Tổng Biên tập Báo Kinh tế & Đô thị Nguyễn Xuân Khánh phát biểu tại Toạ đàm.
(PLVN) -  Đó là chia sẻ của Phó Tổng Biên tập Báo Kinh tế & Đô thị Nguyễn Xuân Khánh tại tọa đàm “Hoán đổi xanh: Cầu nối cho tài chính khí hậu và phát triển bền vững”, diễn ra vừa qua tại Trường Đại học Cần Thơ. Sự kiện nằm trong chuỗi hoạt động hướng tới kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2025), với mục tiêu thúc đẩy đối thoại, kết nối nguồn lực và truyền thông về thích ứng biến đổi khí hậu tại Việt Nam.

Bão số 1 suy yếu dần

Dự báo vị trí, hướng di chuyển của bão số 1.
(PLVN) - Vị trí tâm bão hiện trên khu vực bán đảo Lôi Châu (Trung Quốc). Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 10 (89-102km/h), giật cấp 12. Bão di chuyển theo hướng Đông Bắc với tốc độ 15-20km/h.

Việt Nam tiên phong trong bảo vệ môi trường và sinh kế gắn với biển

Nghề cá là một trong những trụ cột kinh tế của nhiều nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam, cần được quan tâm nhiều hơn ở góc độ hợp tác quốc tế. (Ảnh: VGP)
(PLVN) - Trong khuôn khổ Hội nghị Đại dương lần thứ ba của Liên hợp quốc (UNOC 3), Việt Nam đã thể hiện quyết tâm và trách nhiệm của mình bằng cách là một trong những quốc gia đầu tiên ký Hiệp định về bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học ở vùng biển nằm ngoài quyền tài phán quốc gia (Hiệp định Biển cả). Điều này gửi đi một thông điệp mạnh mẽ về việc Việt Nam là một thành viên tích cực, có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế, sẵn sàng chung tay giải quyết các vấn đề toàn cầu liên quan đến biển và đại dương.

Tin mới nhất về bão số 1

Dự báo trong 3 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Bắc Đông Bắc, tốc độ khoảng 10 km/h.
(PLVN) - Khoảng 6h hôm nay, bão số 1 cách đảo Bạch Long Vĩ khoảng 145km về phía đông. Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia dự báo, bão số 1 sẽ đổi hướng di chuyển sang hướng Bắc Đông Bắc và đến khoảng 16h hôm nay, bão sẽ suy yếu dần.

Chuyên gia nhận định mới nhất về cơn bão số 1

Dự báo vị trí, hướng di chuyển của bão số 1. Ảnh: Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia
(PLVN) - “Dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây Bắc với vận tốc 10km/h và có xu hướng mạnh thêm”, ông Phùng Tiến Dũng - Trưởng phòng Dự báo thuỷ văn, Trung tâm Dự báo KTTV Quốc gia cho hay.