Giải quyết 'chuyện Thủ Thiêm': 'Ai sai phạm phải xử lý theo pháp luật'

Giải quyết 'chuyện Thủ Thiêm': 'Ai sai phạm phải xử lý theo pháp luật'
“Chúng tôi xác định rất rõ trách nhiệm của mình là giải quyết chuyện Thủ Thiêm trên cơ sở đảm bảo lợi ích cho người dân. Còn ai sai phạm phải xử lý theo pháp luật”,  Chủ tịch UBND TP HCM khẳng định tại buổi đối thoại trực tiếp với các hộ dân được cho là có nhà, đất trong ranh quy hoạch dự án Khu đô thị mới Thủ Thiêm, sáng nay, 14/11.

Tại buổi làm việc, bà Trần Thị Mỹ (77 tuổi, ngụ phường An Khánh) cho biết, sau 14 năm chờ đợi, thông báo 1483 của Thanh tra Chính phủ đã đề cập đến một số vấn đề. Bà Mỹ ghi nhận: "Chúng tôi thấy rằng đây cũng là sự dũng cảm vì lần đầu tiên chỉ ra một số sai phạm và thành phố cũng đã thừa nhận sai trước dân". Tuy nhiên, bà Mỹ cũng bày tỏ mong đợi "một kết luận toàn diện về tất cả các vấn đề người dân khiếu nại".

Theo bà Mỹ, đất tái định cư của người dân (khu 160 ha) đã bị giao cho doanh nghiệp nên UBND TP HCM thời điểm đó đã "chỉ đạo tìm kiếm 160 ha đất ở nhiều nơi thế vào, đẩy người dân phải tứ tán nhiều nơi", tới Rạch Chiếc, Cát Lái..., cách xa trung tâm Thủ Thiêm đến 15 km. "Ai là lãnh đạo TP HCM thời kỳ đó chịu trách nhiệm về việc này?", VnExpress dẫn lời bà Mỹ.

Bà Lê Thị Bạch Tuyết (trước đây ở phường Thủ Thiêm) đề nghị thành phố "trả lại 160 ha tái định cư" cho người dân, để gia đình bà và hàng nghìn người khác có đất xây nhà, không phải sống tạm bợ.

Trước khi trình bày ý kiến của mình, bà Lê Linh, một người dân khác của Thủ Thiêm, hát một bài về tương lai tươi sáng của vùng đất Thủ Thiêm, khẳng định người dân có quyền hy vọng ở một chính sách đô thị hóa đem lại cho họ cuộc sống đầy đủ hơn. Theo bà, 100% người Thủ Thiêm đồng thuận việc xây dựng khu đô thị mới chứ không phải đồng thuận với chính sách bồi thường giải tỏa. Lãnh đạo thành phố phải hiểu điều này để từ đó có cách giải quyết đúng.

Lắng nghe tất cả ý kiến của các hộ dân, ông Nguyễn Hồng Điệp, Trưởng ban tiếp dân - Thanh tra Chính phủ, cho biết, sẽ tiếp tục báo cáo các vấn đề Thủ Thiêm với Chính phủ. Ông Điệp đề nghị UBND thành phố cố gắng giải quyết cơ bản quyền lợi cho dân trước Tết Âm lịch, nhất là ổn định nơi ở, đảm bảo cuộc sống tối thiểu.

Trưởng ban tiếp dân - Thanh tra Chính phủ cũng khẳng định, Thanh tra chính phủ sẽ tiếp tục đồng hành cùng với thành phố, với bà con để giải quyết các khiếu nại ở Thủ Thiêm.

Cho biết đã tiếp thu cặn kẽ ý kiến người dân, Chủ tịch UBND TP HCM Nguyễn Thành Phong bày tỏ, lãnh đạo thành phố thông cảm với một số ý kiến bức xúc và mong bà con cùng hợp tác với chính quyền.

Theo ông Nguyễn Thành Phong, các buổi tiếp xúc cho thấy có rất nhiều ý kiến bức xúc về khu 160 ha đất tái định cư. Chính phủ đã thành lập tổ công tác để làm rõ vấn đề này.

Về việc một số hộ dân đề nghị thành lập đoàn Thanh tra Chính phủ để thanh tra toàn diện lại dự án; hay 5 khu phố (khu phố 1 phường Bình An; khu phố 5, 6 phường An Khánh; khu phố 1, 2 phường Bình Khánh) người dân cho là nằm ngoài ranh quy hoạch, ông Phong hứa sẽ báo cáo lại với Chính phủ.

Theo ông Nguyễn Thành Phong, nếu người dân chưa đồng tình với 10 vấn đề chính quyền TP HCM đưa ra, xin ý kiến TP HCM tại buổi đối thoại hôm nay thì cùng đề xuất để đề ra phương án giải quyết. Việc giải quyết các vấn đề ở khu đô thị mới Thủ Thiêm vì các lợi ích chính đáng của bà con và sự phát triển của thành phố.

“Chúng tôi xác định rất rõ trách nhiệm của mình là giải quyết chuyện Thủ Thiêm trên cơ sở đảm bảo lợi ích cho người dân. Còn ai sai phạm phải xử lý theo pháp luật”,  Chủ tịch UBND TP HCM nhấn mạnh.

Buổi làm việc diễn ra trong hơn 3 tiếng đồng hồ, từ 8h hôm nay, 14/11, tại Trung tâm bồi dưỡng Chính trị quận 2. Chủ tịch UBND TP HCM Nguyễn Thành Phong trực tiếp đối thoại, trao đổi với 50 hộ ở 3 phường: An Khánh, Thủ Thiêm và An Lợi Đông. Những hộ này được cho là có nhà, đất trong ranh quy hoạch dự án Khu đô thị mới Thủ Thiêm. Nhiều người dân khác theo dõi buổi làm việc qua màn hình được bố trí phía dưới sảnh Trung tâm bồi dưỡng Chính trị quận 2. 

Đọc thêm

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo tổng kết thực hiện Nghị quyết sắp xếp bộ máy tinh gọn, hiệu quả

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo tổng kết thực hiện Nghị quyết 18-NQ/TW về sắp xếp bộ máy tinh gọn, hiệu quả.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính mới ký Quyết định thành lập Ban Chỉ đạo về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII "Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả".

Việt Nam đóng góp tích cực thúc đẩy chủ nghĩa đa phương

Việt Nam đóng góp tích cực thúc đẩy chủ nghĩa đa phương
Nhà báo Oliveira khẳng định chuyến thăm tới Brazil lần thứ hai của Thủ tướng Phạm Minh Chính cho thấy Việt Nam rất coi trọng các cuộc họp đa phương trong bối cảnh tình hình thế giới hiện nay, khi các nước đang phát triển nỗ lực thúc đẩy đoàn kết và hợp tác để tiếp tục phát triển, trên cơ sở tôn trọng chủ quyền của mỗi quốc gia và góp phần xây dựng một thế giới ngày càng công bằng hơn...

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình 'Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024'

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình 'Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024'
Tối 15/11, tại Cung Văn hóa Lao động hữu nghị Việt Xô, Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức Chương trình “Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024” - Tôn vinh các điển hình tiêu biểu toàn quốc trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu tại Chương trình.

Hoàn thiện pháp luật đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Kỳ 2: Tháo gỡ 'điểm nghẽn', khơi thông nguồn lực​

Phát biểu tại Phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, QH khóa XV, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh yêu cầu chuyển đổi tư duy xây dựng pháp luật theo hướng vừa bảo đảm yêu cầu quản lý nhà nước, vừa khuyến khích sáng tạo. (Ảnh: CTTĐTQH)
(PLVN) -   Đổi mới tư duy, quan điểm, quy trình xây dựng pháp luật là một trong những yêu cầu, nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách nhằm tháo gỡ “điểm nghẽn”, tạo đột phá mạnh mẽ hơn về thể chế phát triển, huy động và khơi thông mọi nguồn lực để đưa đất nước vững bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Sự phát triển mạnh mẽ của Việt Nam sẽ mở nhiều cơ hội mới cho cả doanh nghiệp trong nước và quốc tế

Phát biểu của Chủ tịch nước Lương Cường tại Hội nghị đã nhận được sự hưởng ứng, đánh giá cao của các Lãnh đạo APEC và cộng đồng doanh nghiệp. (Ảnh: Tuấn Anh/Báo Quốc tế)
(PLVN) - Chủ tịch nước Lương Cường khẳng định, sự phát triển mạnh mẽ của Việt Nam sẽ mở ra nhiều cơ hội mới cho cả doanh nghiệp trong nước và quốc tế trên các lĩnh vực. Thị trường Việt Nam đã, đang và sẽ mang đến nhiều lợi ích, ưu thế mà không mấy nơi có được cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư quốc tế.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tạo đột phá về thể chế để phát triển ngành giáo dục

Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp mặt đại diện các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục tiêu biểu - Ảnh VGP/Nhật Bắc
Gặp mặt đại diện các nhà giáo tiêu biểu năm 2024 nhân dịp kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, hướng tới kỷ nguyên mới, giáo dục tiếp tục là quốc sách hàng đầu, sự nghiệp giáo dục và đào tạo nước nhà phải quyết liệt đổi mới căn bản và toàn diện hơn nữa, tạo sự đột phá về thể chế, tạo cơ sở pháp lý vững chắc để phát triển ngành giáo dục.

Phải tiến hành đồng thời, thắng lợi quá trình 'đột phá kép'

Quang cảnh Hội thảo. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Công tác cán bộ, tổ chức bộ máy, xây dựng, hoàn thiện thể chế... là những vấn đề được các chuyên gia, nhà khoa học tập trung thảo luận tại Hội thảo khoa học quốc gia: “Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn”, do Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương chủ trì, phối hợp với Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản tổ chức sáng nay (15/11), tại Hà Nội.

Cân nhắc bổ sung đối tượng tham gia bảo hiểm y tế

Phiên họp thứ 39 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội vào sáng 15/11. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)
(PLVN) - Về đề xuất bổ sung cựu Công an nhân dân vào đối tượng tham gia bảo hiểm y tế, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh nêu rõ, trong quá trình thực hiện việc sửa đổi, bổ sung Luật Bảo hiểm y tế chưa có điều kiện đánh giá kỹ tác động về đối tượng này. Do đó, việc bổ sung đối tượng này sẽ được thực hiện khi sửa đổi toàn diện Luật Bảo hiểm y tế.

'Chìa khóa' để Việt Nam vươn mình, bứt phá vào kỷ nguyên mới

Quang cảnh Hội thảo. Ảnh: Vân Anh
(PLVN) - Sáng nay (15/11), tại Hà Nội, Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương phối hợp với Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia: “Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn”.