Giải pháp xóa “xe dù, bến cóc”: Cần xử lý tốt hạ tầng, xử nghiêm tình trạng “bảo kê”

Các khách mời tại buổi tọa đàm.
Các khách mời tại buổi tọa đàm.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Nhiều ý kiến cho rằng, nguyên nhân rất cơ bản dẫn tới tình trạng “xe dù, bến cóc” là tổ chức cơ sở hạ tầng và tổ chức hệ thống giao thông chưa hợp lý. Đặc biệt là vẫn tồn tại tình trạng “bảo kê” cho “xe dù, bến cóc” lộng hành…

Phân tích những nguyên nhân căn bản dẫn tới tình trạng “xe dù, bến cóc” có “đất” sống trong thời gian dài, tại Tọa đàm “Giải pháp nào để xóa xe dù, bến cóc” do Cổng thông tin điện tử Chính phủ tổ chức, hôm qua (23/11) ông Lưu Bình Nhưỡng, Phó Trưởng Ban Dân nguyện thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhấn mạnh, đó là do “hội chứng” lợi ích. Bên cạnh đó, những người có nhiệm vụ giữ gìn pháp luật, ví dụ, cơ quan quản lý về mặt giao thông - kể cả một số cá nhân thuộc lực lượng cảnh sát giao thông, cơ quan quản lý địa bàn, địa phương… chưa làm hết trách nhiệm. Như vậy, có cả yếu tố bên trong và bên ngoài.

Tán đồng với quan điểm này, ông Khuất Việt Hùng, Phó Chủ tịch chuyên trách Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia cũng nêu thêm một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng bất cập trên. Thứ nhất là việc chúng ta tổ chức và bố trí những bến xe tương đối khó, tương đối xa khu vực mà người dân đang sinh sống. Thứ hai là rất nhiều địa phương, đặc biệt là các thành phố lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh không quan tâm bố trí các điểm đón, trả khách... Nguyên nhân tiếp theo là vấn đề quy định pháp luật và thực thi pháp luật.

Theo ông Hùng, doanh nghiệp là người kinh doanh nên thường cầu lợi. Tuy nhiên, những lực lượng chức năng như Công an, Thanh tra giao thông… phải thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình. Hiện nay chúng ta khai thác tốt dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình thì sẽ biết xe nào đăng ký vào bến, vào tuyến hay không; còn lại những xe khác, như “xe dù” chạy ở đâu, đón ở đâu, trong chừng mực nào đó chúng ta cũng sẽ xác định được…

Ông Nguyễn Sỹ Dũng, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội đặt vấn đề: đã là quy định pháp luật thì phải tuân thủ, nhưng nhiều khi những chính sách, biện pháp đề ra có khi hợp pháp nhưng chưa hợp lý, mà cái cuối cùng cuộc sống chiến thắng là cái hợp lý. Cùng với đó, một nguyên nhân rất cơ bản dẫn tới tình trạng “xe dù, bến cóc” là tổ chức cơ sở hạ tầng và tổ chức hệ thống giao thông chưa hợp lý, thường đẩy cái khó cho người dân. Đặc biệt, một số ý kiến cho rằng có tình trạng “bảo kê” cho “xe dù, bến cóc” lộng hành…

Đề cập tới những biện pháp sẽ được Cục Đường bộ triển khai mạnh mẽ trong thời gian tới nhằm lành mạnh hóa lĩnh vực vận tải hành khách công cộng, bà Phan Thị Thu Hiền, Phó Cục trưởng Cục Đường bộ (Bộ GTVT) cho biết, thời gian vừa qua, Cục Đường bộ đã tham gia vào việc tham mưu xây dựng các văn bản pháp luật, trong đó có Nghị định số 10 về việc kinh doanh vận tải bằng ô tô, có bổ sung thêm điều kiện về kinh doanh vận tải. Tuy nhiên, nhiều nơi chưa thực hiện hiệu quả. Cục Đường bộ Việt Nam cũng thường tiếp nhận những thông tin liên quan đến “xe dù, bến cóc” từ phía người dân để chỉ đạo, yêu cầu lực lượng thanh tra giao thông xử lý. Đó là những giải pháp mang tính thời điểm.

“Liên quan đến việc xử lý vi phạm qua thiết bị giám sát hành trình, chúng tôi có mở những đợt cao điểm… Việc xử lý vi phạm thông qua thiết bị giám sát hành trình hiện nay là một công cụ rất hiệu quả. Theo báo cáo từ các Sở GTVT, lũy kế đến hết ngày 15/11/2022, đã xử lý thu hồi phù hiệu đối với 14.843 phương tiện, thực hiện chấn chỉnh, nhắc nhở 76.857 phương tiện” - bà Hiền cho hay.

Tuy nhiên, bà Hiền cho rằng tình trạng vẫn tồn tại “xe dù, bến cóc” có nguyên nhân từ rất nhiều khâu. Đặc biệt, quy hoạch trong các đô thị lớn vẫn là “bài toán” không chỉ giải quyết trong ngày một, ngày hai, vì nó liên quan đến quỹ đất, điều kiện đầu tư, nguồn vốn và liên quan cả đến nhiều ngành.

Không có một giải pháp chung áp dụng cho mọi thành phố

Khẳng định “xe dù, bến cóc” là một chủ đề “biết rồi, khổ lắm, nói mãi” mà vẫn chưa có biện pháp hữu hiệu để xử lý dứt điểm, bà Phan Thị Thu Hiền, Phó Cục trưởng Cục Đường bộ (Bộ GTVT) nhận định, trong thực tế, không có một giải pháp chung áp dụng cho mọi thành phố hay mọi tỉnh, mà mỗi địa phương tùy theo điều kiện giao thông của mình để đưa ra các giải pháp phù hợp.

Đọc thêm

Bài học từ buýt nhanh BRT

Ảnh minh họa
(PLVN) - Thông tin tuyến buýt nhanh BRT của Hà Nội sẽ chấm dứt hoạt động, chính thức được đưa ra mới đây, khi đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) làm việc với UBND TP Hà Nội về việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông từ 2009 - 2023.

Xe tải va chạm xe khách, 23 người thương vong

Hiện trường vụ tai nạn giao thông khiến 1 người chết, 22 người bị thương.
(PLVN) - Chiều 13/4, Phòng Cảnh sát giao thông Công an tỉnh Kon Tum cho biết, trên tuyến đường Quốc lộ 24 đoạn qua địa bàn huyện Kon Rẫy, tỉnh Kon Tum vừa xảy ra vụ tai nạn giao thông giữa xe tải và xe khách khiến một người chết, 22 người bị thương.

Thông xe tuyến đường kết nối cầu vượt sông Cầu, kết nối vùng Hà Nội - Bắc Giang

Các đại biểu thực hiện nghi thức cắt băng thông xe kỹ thuật tuyến đường.
Dự án được thông xe kỹ thuật đóng vai trò chiến lược để hình thành mạng lưới giao thông liên kết TP Hà Nội với tỉnh Bắc Giang và các tỉnh lân cận, hoàn thiện đường Vành đai 4 qua địa phận tỉnh Bắc Giang; kết nối các khu, cụm công nghiệp của tỉnh Bắc Giang với các khu công nghiệp tại TP Hà Nội và tỉnh Vĩnh Phúc...

Nghiên cứu cung cấp giấy chứng nhận đăng kiểm điện tử

Bộ GTVT đồng ý với đề xuất nghiên cứu cung cấp hồ sơ, giấy chứng nhận đăng kiểm phương tiện dưới dạng điện tử. (Ảnh minh họa)
(PLVN) - Cục Đăng kiểm (Bộ GTVT) vừa kiến nghị Bộ GTVT cho phép lập báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư dự án "Ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT), chuyển đổi số (CĐS) trong quản lý và điều hành công tác đăng kiểm của Cục Đăng kiểm giai đoạn đến 2026".

Xây dựng hệ thống đường sắt đô thị Hà Nội: Cần có các đột phá về cơ chế, chính sách

Xây dựng hệ thống đường sắt đô thị Hà Nội: Cần có các đột phá về cơ chế, chính sách
(PLVN) - Đây là ý kiến được các đại biểu đưa ra tại Hội thảo khoa học Đường sắt đô thị trong hệ thống giao thông thông minh nhằm giảm ùn tắc giao thông, tiến tới giảm phương tiện giao thông cá nhân do Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật TP Hà Nội tổ chức sáng 11/4. Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Lê Hồng Sơn chủ trì hội thảo.