Giải pháp tự động hóa robot giúp tăng cường năng lực cho nhà sản xuất

Giải pháp robot cộng tác của Universal Robots có khả năng giúp nhà sản xuất cải thiện năng suất lên đến 30%.
Giải pháp robot cộng tác của Universal Robots có khả năng giúp nhà sản xuất cải thiện năng suất lên đến 30%.
(PLVN) -Universal Robots, công ty sản xuất robot cộng tác (cobots) hàng đầu thế giới có trụ sở tại Đan Mạch khuyến khích các nhà sản xuất Việt Nam đẩy mạnh việc triển khai giải pháp tự động hóa robot để duy trì lợi thế cạnh tranh và năng lực sản xuất hiệu quả, đón đầu thời kỳ phục hồi kinh tế sắp tới.

Trong bối cảnh thị trường có nhiều biến động và gián đoạn liên tiếp, việc thúc đẩy giải pháp tự động hóa để tối ưu hoá năng lực sản xuất luôn là một thách thức. Một thế hệ robot mới có tên là “robot cộng tác” đã ra đời nhằm thu hẹp khoảng cách giữa lắp ráp hoàn toàn thủ công với dây chuyền sản xuất hoàn toàn tự động. Universal Robots nhấn mạnh rằng các cobot có khả năng cải thiện năng suất cho ngành sản xuất của Việt Nam lên đến 30%.

“Là một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất thế giới, Việt Nam đang nhanh chóng trở thành một nước công nghiệp có năng lực cạnh tranh. Với việc đẩy mạnh phát triển khoa học và công nghệ, dành ưu tiên cho cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011-2020, Việt Nam đang hướng tới một tương lai tăng trưởng năng động ở ngành sản xuất,” ông Darrell Adams, Giám đốc khu vực Đông Nam Á & Châu Đại Dương của Universal Robots chia sẻ. “Cobot đặc biệt phù hợp với thị trường Việt Nam, nơi con người và robot cùng thực hiện công việc trong cùng một dây chuyền sản xuất. Với sự hỗ trợ của cobot, các nhà sản xuất trong nước có thể đạt hiệu quả cao hơn và gia tăng năng suất một cách nhanh chóng.”

Ông Darrell Adams, Giám đốc khu vực Đông Nam Á & Châu Đại Dương của Universal Robots
Ông Darrell Adams, Giám đốc khu vực Đông Nam Á & Châu Đại Dương của Universal Robots 

“Cobot có thể dễ dàng được lập trình lại để thực hiện những tác vụ mới và giải quyết những thách thức về sản xuất trong ngắn hạn mà nhiều công ty gặp phải, và có thể được điều chỉnh để thực hiện những công việc phức tạp trong các quy mô nhỏ hơn. Việc sử dụng cobot có thể giúp tăng tỷ trọng đóng góp của ngành sản xuất cho nền kinh tế và thúc đẩy đổi mới và phát triển năng lực cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME).”

Ngành sản xuất là động lực phát triển kinh tế của Việt Nam. Năm 2018, ngành sản xuất đóng góp 16% GDP của cả nước, đạt giá trị 886,58 nghìn tỷ đồng. Ngành sản xuất tiếp tục đóng vai trò chủ chốt trong ngành công nghiệp trong năm 2019, giúp ngành công nghiệp duy trì mức tăng trưởng cao 8,86%. Mặc dù vậy, mức độ tự động hóa bình quân của các doanh nghiệp sản xuất trong nước vẫn còn ở mức thấp. Tự động hóa có khả năng tăng năng suất và tăng trưởng GDP của Việt Nam, nâng cao thu nhập cho người lao động và mở ra nhiều cơ hội trên thị trường cho các doanh nghiệp.

Theo Universal Robots, các doanh nghiệp ứng dụng tự động hóa đã tăng sản lượng lên đến 300%, giảm tỷ lệ phát sinh lỗi 90% và tăng thêm 20% lợi nhuận. Universal Robots hiện đang tập trung vào các ngành chủ chốt như điện tử, xe hơi, bán dẫn, thực phẩm và đồ uống, nội thất và sản phẩm tiêu dùng.

 “Không gian làm việc trong tương lai sẽ do những nhân viên có kỹ năng cao điều hành với sự hỗ trợ của thiết bị thông minh. Cobot giúp tự động hóa và hợp lý hóa các quy trình lặp đi lặp lại và có nguy cơ tiềm ẩn, qua đó đảm bảo môi trường làm việc an toàn và đồng thời gia tăng năng suất và hiệu quả công việc,” ông Darrell Adams chia sẻ thêm.

Cobot đảm nhận vai trò mới

Universal Robots có 7 mẫu cánh tay robot cộng tác đơn giản, linh hoạt và có mức giá hợp lý- UR3, UR5, UR10 thuộc dòng series CB3 và UR3e, UR5e, UR10e và UR16e thuộc dòng e-Series. Các mẫu này được đặt tên theo tải trọng của chúng, tính bằng kg. Với khả năng xoay linh hoạt 360 độ trên tất cả các khớp cho phép các cobot hoạt động trong không gian nhỏ hẹp. Những mẫu robot này có thể gắn trên sàn, trần và tường tùy theo yêu cầu. Thay vì phải có lập trình viên giỏi, cobot có sẵn giao diện người dùng bằng màn hình cảm ứng kích cỡ như một chiếc máy tính bảng. Với màn hình này, người dùng có thể điều khiển cánh tay robot bằng các thao tác di chuyển trên màn hình.

Theo ABI Research, cobot hiện là phân khúc tự động hóa công nghiệp phát triển nhanh nhất, với doanh thu hàng năm đối với mảng cánh tay robot kỳ vọng đạt 11,8 tỷ USD đến năm 2030, tăng từ 1,9 tỷ USD vào năm 2018.
 Theo ABI Research, cobot hiện là phân khúc tự động hóa công nghiệp phát triển nhanh nhất, với doanh thu hàng năm đối với mảng cánh tay robot kỳ vọng đạt 11,8 tỷ USD đến năm 2030, tăng từ 1,9 tỷ USD vào năm 2018.

Các khách hàng của Universal Robots thường nhận được tỷ suất hoàn vốn (ROI) trong năm đầu tiên. Một trong số những khách hàng đó là Benchmark Electronics – một nhà cung cấp toàn cầu của Mỹ về dịch vụ kỹ thuật, sản xuất và giải pháp công nghệ tích hợp cho các nhà sản xuất thiết bị gốc, đã triển khai thành công sáu cobot công nghiệp của Universal Robots vào quy trình lắp ráp và thử nghiệm tại các cơ sở của mình ở Korat, Thái Lan. 

Benchmark Thái Lan đã cần một nền tảng robot mà có thể hiểu, nghiên cứu và triển khai được dễ dàng. Không như một số nền tảng khác, các cobot của Universal Robots sử dụng một giá treo hướng dẫn bằng màn hình cảm ứng đơn giản ở chế độ điều khiển tự do, qua đó người vận hành có thể nhanh chóng học, tạo chương trình và tinh chỉnh dễ dàng.

“Với cobot của Universal Robots, chúng tôi thấy sản lượng đầu ra và tỉ lệ lỗi do con người gây ra được kiểm soát ổn định hơn. Chúng tôi đã tăng hiệu suất vận hành thêm 25% và tiết kiệm được 10% không gian sản xuất. Điều này sẽ rất có lợi cho các cơ hội kinh doanh mới. Chúng tôi hy vọng sẽ đạt được ROI trong vòng 18 tháng,” ông Boonlert Aukkarapichata, Giám đốc Nghiệp vụ của Benchmark Thái Lan chia sẻ.

“Chúng tôi đã đánh giá nhiều robot và cobot từ các nhà cung cấp khác nhau và nhận thấy cobot của Universal Robots là lựa chọn tốt nhất cho nhu cầu của chúng tôi trong hiện tại và cả tương lai. Nhờ có phương pháp lập trình được thiết kế vô cùng đơn giản, vận hành viên của chúng tôi có thể nhanh chóng nắm được cách sử dụng những loại cobot này. Đó là chưa kể chúng cũng rất an toàn khi sử dụng,” ông Boonlert Aukkarapichata cho biết. “Bên cạnh đó, sau khi cobot được tích hợp vào quy trình sản xuất, các vận hành viên đã có thể thực hiện các công việc đòi hỏi kỹ năng cao hơn, liên quan tới quy trình lắp ráp phức tạp hơn.”

Theo ABI Research, cobot hiện là phân khúc tự động hóa công nghiệp phát triển nhanh nhất, với doanh thu hàng năm đối với mảng cánh tay robot kỳ vọng đạt 11,8 tỷ USD đến năm 2030, tăng từ 1,9 tỷ USD vào năm 2018.

Universal Robots (UR) được thành lập vào năm 2005 với sứ mệnh mang công nghệ robot tới cho tất cả mọi người, bằng cách phát triển các dòng robot cộng tác (cobots) có kích thước nhỏ gọn, thân thiện với người dùng, có giá cả hợp lý, khả năng làm việc linh hoạt và an toàn khi sử dụng. Kể từ lần đầu tiên cobot được ra mắt vào năm 2008, công ty đã đạt được bước tăng trưởng đáng kể. Hiện sản phẩm cobot thân thiện với người dùng đang được bán trên khắp thế giới. Universal Robots hiện là công ty thành viên của tập đoàn Teradyne Inc. có trụ sở tại Odense, Đan Mạch và các văn phòng khu vực ở Mỹ, Đức, Pháp, Tây Ban Nha, Ý, Anh, Cộng hoà Séc, Ba Lan, Hungary, Romania, Nga, Thổ Nhĩ Kỳ, Trung Quốc, Ấn Độ, Singapore, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan và Mexico. Năm 2019, Universal Robots đạt mức doanh thu 248 triệu đô la Mỹ.

Tin cùng chuyên mục

Phía sau những ly sữa tươi sạch

Phía sau những ly sữa tươi sạch

(PLVN) -  Công ty Cổ phần Thực phẩm sữa TH, công ty đang vận hành Cụm trang trại bò sữa TH thuộc Tập đoàn TH có 20 phòng, ban và một Đảng bộ trực thuộc Đảng bộ huyện Nghĩa Đàn. Mười năm nay Đảng bộ công ty liên tục hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Từ đây, chúng tôi nghĩ đến những nhân tố căn bản phía sau đã làm nên thương hiệu sữa tươi sạch TH trên thị trường toàn quốc.

Đọc thêm

Điện lực Vĩnh Phúc: Nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng mùa nắng nóng

Kiểm tra hệ thống đo đếm
(PLVN) - Với mục tiêu đảm bảo cung điện ổn định trong dịp cao điểm hè 2024, bên cạnh công tác quản lý vận hành, đầu tư xây dựng, nâng cấp hệ thống lưới điện, Công ty Điện lực Vĩnh Phúc đã thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ, đáp ứng nhu cầu của khách hàng trong mùa nắng nóng.

Dalatmilk - 'Di sản từ cao nguyên' chinh phục những khách hàng kỹ tính nhất

Dalatmilk - 'Di sản từ cao nguyên' chinh phục những khách hàng kỹ tính nhất
(PLVN) -  Dalatmilk - thương hiệu sữa tươi sạch ghi dấu ấn một “Di sản từ cao nguyên” đã và đang chinh phục ngày càng nhiều khách hàng khó tính, đáp ứng mọi yêu cầu khắt khe về chất lượng, tiêu chuẩn tinh tế ở cấu trúc, hương vị, độ béo, và các yếu tố vi lượng chuẩn mực của sữa cho pha chế và thưởng thức. Hiện Dalatmilk được nhiều hệ thống khách sạn 5 sao cùng các chuỗi nhà hàng đẳng cấp quốc tế, các “ông lớn” trong ngành thực phẩm, đồ uống Việt Nam và thế giới lựa chọn, tin dùng.

Nhiệt điện Quảng Ninh quyết tâm đạt và vượt các chỉ tiêu 2024

Ông Ngô Sinh Nghĩa - Tổng giám đốc Công ty cổ phần Nhiệt điện Quảng Ninh, phát biểu tại hội nghị.
(PLVN) - Với tinh thần "5 quyết tâm", "5 bảo đảm" và "5 đẩy mạnh", Hội nghị đại biểu Người lao động năm 2024 của Công ty cổ phần Nhiệt điện Quảng Ninh đã thống nhất quyết tâm phấn đấu đạt và vượt các mục tiêu, chỉ tiêu sản xuất kinh doanh (SXKD) trong năm 2024.

BIDV chung tay khơi thông điểm nghẽn vốn cho doanh nghiệp

Bà Nguyễn Thị Kim Phượng - Phó Giám đốc Ban Khách hàng DN BIDV – phát biểu tại Diễn đàn.
(PLVN) - Tại Diễn đàn chính sách doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) với chủ đề “Tiếp cận vốn - Khơi thông điểm nghẽn” vừa được tổ chức, đại diện BIDV cùng các chuyên gia, diễn giả đã trao đổi, chia sẻ nhiều kinh nghiệm nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các DN trong việc tiếp cận nguồn vốn để ổn định sản xuất kinh doanh, phát triển bền vững.

VietinBank đạt 2 Giải thưởng Sao Khuê năm 2024

VietinBank đạt 2 Giải thưởng Sao Khuê năm 2024
(PLVN) -  Vừa qua tại Hà Nội, Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ Công nghệ thông tin Việt Nam (VINASA) đã tổ chức Lễ trao Giải thưởng Sao Khuê năm 2024. VietinBank đã xuất sắc đạt 2 giải thưởng tại buổi Lễ.

Agribank bổ sung thêm 35.000 tỷ đồng vốn tín dụng ưu đãi hỗ trợ nền kinh tế

Agribank bổ sung thêm 35.000 tỷ đồng vốn tín dụng ưu đãi hỗ trợ nền kinh tế
(PLVN) -  Ngay đầu Quý II/2024, Agribank bổ sung thêm 35.000 tỷ đồng vốn tín dụng ưu đãi dành cho khách hàng cá nhân, doanh nghiệp. Nhiều chương trình tín dụng ưu đãi hiện hữu được tăng gấp đôi quy mô sau khi đã cam kết giải ngân hết quy mô ban đầu và tiếp tục triển khai chương trình ưu đãi mới theo nhu cầu thực tế từ thị trường.

FPT ký kết hợp tác toàn diện với NVIDIA phát triển hệ sinh thái giải pháp AI cho khách hàng toàn cầu

FPT ký kết hợp tác toàn diện với NVIDIA phát triển hệ sinh thái giải pháp AI cho khách hàng toàn cầu.
(PLVN) - Ngày 23/4, Tập đoàn công nghệ toàn cầu FPT công bố hợp tác chiến lược toàn diện với NVIDIA - Tập đoàn công nghệ đa quốc gia hàng đầu thế giới để thúc đẩy nghiên cứu Trí tuệ nhân tạo (AI), cung cấp dịch vụ, giải pháp cho khách hàng Việt Nam và trên toàn cầu. Hai bên dự kiến xây dựng Nhà máy Trí tuệ nhân tạo (AI Factory), đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao và trở thành Đối tác phát triển dịch vụ (Service Delivery Partner) trong mạng lưới đối tác của NVIDIA.