Giải pháp phòng, chống hạn, xâm nhập mặn cho người dân Bạc Liêu

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Để chủ động thực hiện các giải pháp phòng, chống hạn hán và xâm nhập mặn, đảm bảo nguồn nước phục vụ sản xuất, sinh hoạt của người dân trong mùa khô 2022-2023, ông Phạm Văn Thiều – Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu vừa chỉ đạo các Sở, ngành, địa phương trong tỉnh khẩn trương triển khai thực hiện các giải pháp chủ động phòng, chống hạn hán, xâm nhập mặn, phục vụ cho người dân sản xuất…

Đánh giá xâm nhập mặn trên các tuyến kênh chính

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bạc Liêu, trước nhận định tình hình hạn hán, xâm nhập mặn trong mùa khô năm 2022-2023 trên địa bàn tỉnh chỉ ở mức tương đương mùa khô năm 2021-2022. Đồng thời, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh đề xuất UBND tỉnh không xây dựng và ban hành các Kịch bản phòng, chống hạn hán, xâm nhập mặn mùa khô năm 2022-2023 trên địa bàn tỉnh; triển khai chỉ đạo các đơn vị liên quan thực hiện công tác phòng, chống hạn hán, xâm nhập mặn theo các kế hoạch đã xây dựng trong mùa khô năm 2021-2022.

Tuy nhiên, trong trường hợp tình hình hạn hán, xâm nhập mặn trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu diễn biến bất thường theo chiều hướng bất lợi, các Sở, Ban Ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố có thể vận dụng Kịch bản phòng, chống hạn hán, xâm nhập mặn mùa khô năm 2021-2022 để áp dụng cho từng địa bàn cụ thể.

Vận hành hiệu quả Cống Âu thuyền Ninh Quới (huyện Hồng Dân) để đảm bảo ngăn mặn xâm nhập đến 5 ngã, thị xã Ngã Năm (tỉnh Sóc Trăng) và tiếp được nước ngọt sông Hậu về phục vụ vụ lúa Đông Xuân trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu.

Vận hành hiệu quả Cống Âu thuyền Ninh Quới (huyện Hồng Dân) để đảm bảo ngăn mặn xâm nhập đến 5 ngã, thị xã Ngã Năm (tỉnh Sóc Trăng) và tiếp được nước ngọt sông Hậu về phục vụ vụ lúa Đông Xuân trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu.

Trước tình hình trên, ông Phạm Văn Thiều - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu yêu cầu: “Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh thường xuyên, định kỳ tổng hợp về tình hình sản xuất, tình hình ứng phó với hạn hán, xâm nhập mặn mùa khô năm 2022 - 2023 tác động trên địa bàn tỉnh và báo cáo kịp thời về UBND tỉnh, Ban Chỉ đạo sản xuất và thực hiện cơ cấu lại ngành nông nghiệp tỉnh để chỉ đạo, xử lý kịp thời”.

Cùng với đó, nhằm bảo đảm nguồn nước tưới cho vụ lúa đông xuân 2022 - 2023, vụ hè thu 2023, ngành Nông nghiệp tỉnh đang triển khai nhiều giải pháp ứng phó với hạn hán, xâm nhập mặn. Theo đó, ngành Nông nghiệp tỉnh phối hợp với Đài Khí tượng - Thủy văn tỉnh, Viện Khoa học thủy lợi Miền Nam theo dõi chặt chẽ diễn biến hạn mặn; tăng cường khảo sát, đánh giá xâm nhập mặn trên các tuyến kênh chính; kịp thời thông báo cho người dân biết để chủ động trong sinh hoạt và sản xuất.

Đảm bảo việc sản xuất lúa và nuôi tôm của người dân

Ông Lai Thanh Ân - Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi tỉnh Bạc Liêu, cho biết, sắp tới, ngành Nông nghiệp Bạc Liêu sẽ tiếp tục phối hợp tốt với tỉnh Sóc Trăng. Hậu Giang và tỉnh Cà Mau để vận hành có hiệu quả hệ thống cống đầu mối và hệ thống cống phân ranh mặn - ngọt phục vụ sản xuất nông nghiệp (lúa, tôm…) đạt hiệu quả.

Đồng thời, phối hợp với Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Khai thác thủy lợi Miền Nam (thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) vận hành hiệu quả Cống Âu thuyền Ninh Quới (huyện Hồng Dân) để đảm bảo ngăn được mặn xâm nhập lên 5 ngã, thị xã Ngã Năm (tỉnh Sóc Trăng) và tiếp được nước ngọt sông Hậu về phục vụ vụ lúa Đông Xuân trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu.

“Để giảm thiểu những tác động do tình hình hạn, mặn và thiếu nước trong sản xuất, bảo vệ vụ mùa cho người dân, Chi cục thuỷ lợi tỉnh đã chủ động phối hợp với các địa phương triển khai thực hiện việc nạo vét các tuyến kênh chính, kênh nội đồng. Bố trí, sắp xếp thời gian vận hành các cống phân ranh để điều tiết nước mặn - ngọt cho các vùng chuyên canh và luân canh, đảm bảo việc sản xuất lúa và nuôi tôm của người dân” - ông Lai Thanh Ẩn cho biết thêm.

Bố trí, sắp xếp thời gian vận hành các cống phân ranh để điều tiết nước mặn - ngọt cho các vùng chuyên canh và luân canh, đảm bảo việc sản xuất lúa và nuôi tôm của người dân.

Bố trí, sắp xếp thời gian vận hành các cống phân ranh để điều tiết nước mặn - ngọt cho các vùng chuyên canh và luân canh, đảm bảo việc sản xuất lúa và nuôi tôm của người dân.

Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bạc Liêu, vụ lúa đông xuân 2022 - 2023, nông dân trên toàn tỉnh đã tiến hành xuống giống trên diện tích hơn 42 nghìn ha. Hiện các trà lúa đang bước vào giai đoạn phát triển tốt nhờ nguồn nước ngọt được đảm bảo.

Cũng theo dự báo của các chuyên gia khí tượng nhận định, mùa khô và xâm nhập mặn ở Nam Bộ diễn ra từ tháng 12/2022 - 3/2023, tương đương so với cùng kỳ mùa khô năm 2021 - 2022. Tuy nhiên, mức độ khô hạn của mùa khô năm nay không gay gắt như các năm trước./.

Đọc thêm

Chương trình Khoa học và Công nghệ Net Zero: Hướng đến phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050

Bộ trưởng Bộ KH&CN Huỳnh Thành Đạt phát biểu tại Hội thảo. (Ảnh: MOST)
(PLVN) - Chương trình Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Net Zero là một chiến lược dài hạn, đòi hỏi sự tham gia của nhiều ngành, nhiều đối tượng và sự quyết tâm của toàn xã hội. Thực hiện thành công Chương trình không chỉ giúp Việt Nam giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu mà còn tạo cơ hội cho sự phát triển bền vững, nâng cao chất lượng sống cho người dân và bảo vệ môi trường trong tương lai…

Thời tiết cả nước 10 ngày đầu năm mới

Ảnh minh họa: Ngọc Nga
(PLVN) - Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia dự báo, ngày 1-11/1/2025, khu vực Bắc Bộ duy trì hình thái đêm không mưa, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác, ngày nắng; khu vực Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ có mưa rào và dông.

Báo Pháp luật Việt Nam đạt Giải B Giải Báo chí tài nguyên và môi trường lần thứ VII

Báo Pháp luật Việt Nam đạt Giải B Giải Báo chí tài nguyên và môi trường lần thứ VII
(PLVN) - Tối 30/12, Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ ​ chức Lễ trao Giải thưởng Báo chí tài nguyên và môi trường lần thứ VII nhằm tôn vinh các cơ quan thông tấn, báo chí và các nhà báo có những đóng góp tiêu biểu trong thông tin, tuyên truyền cho công tác quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường. Báo Pháp luật Việt Nam vinh dự nhận Giải B với loạt tác phẩm “Tín chỉ carbon – Bước tiến tới tương lai”.

Trồng thành công gần 300.000 cây trên 7 khu rừng đầu nguồn

Năm 2024, Trung tâm Bảo tồn Thiên nhiên Gaia đã trồng thành công gần 300.000 cây tại 7 khu rừng đầu nguồn trên cả nước. (Ảnh: Gaia)
(PLVN) - Theo công bố hiện trạng rừng toàn quốc năm 2023 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Việt Nam có diện tích rừng tự nhiên 10.129.751ha và rừng trồng 3.797.371ha, tỷ lệ che phủ rừng toàn quốc 42,02%. Tuy diện tích rừng che phủ tương đương gần một nửa diện tích Việt Nam nhưng chất lượng rừng vẫn cần được nâng cao.

Đề xuất sử dụng xe phun sương dập bụi giảm ô nhiễm không khí ở Hà Nội

Thời gian qua, URENCO đã tăng tần suất rửa đường giảm bụi mịn. (Ảnh: Lam Vy)
(PLVN) - Để giảm thiểu ô nhiễm không khí do bụi mịn gây ra tại một số khu vực trên địa bàn Hà Nội, Cty TNHH MTV Môi trường đô thị Hà Nội (URENCO) đang tăng tần suất rửa đường giảm bụi mịn; đề xuất sử dụng xe phun sương dập bụi làm giảm ô nhiễm không khí một cách hiệu quả, làm giảm bớt khói bụi.

Thời tiết các khu vực cuối tuần này

Ảnh minh hoạ: Ngọc Nga
(PLVN) - Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, cuối tuần này (28-29/12), ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường, Bắc Bộ, Thanh Hoá đến Thừa Thiên Huế trời rét; vùng núi Bắc Bộ rét đậm, rét hại; mưa lớn ở Trung Bộ giảm dần.

"Biển rác' sau đêm Noel tại Hà Nội

Người dân đổ xô về nhà thờ lớn Hà Nội đón Giáng Sinh
(PLVN) - Tối ngày 24/12, các điểm vui chơi tại Hà Nội chật kín người đổ về đón không khí Giáng sinh. Đêm muộn khi dòng người bắt đầu thưa dần, nhiều con phố của Thủ đô lại ngập tràn trong rác thải, la liệt túi nilong, vỏ hộp,.. Những người công nhân môi trường tiếp tục thầm lặng thu gom rác thải vì một thành phố sạch đẹp.