Giải pháp phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao tại Hoà Bình

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Để thực hiện được mục tiêu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phát triển thị trường lao động ổn định, đáp ứng nhu cầu phục vụ phát triển kinh - tế xã hội, thời gian qua, tỉnh Hòa Bình đã tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, đổi mới về cách thức đào tạo để nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế- xã hội.

Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng

Thời gian qua, cấp ủy, chính quyền, đoàn thể các cấp của tỉnh Hòa Bình đã tích cực lãnh đạo, chỉ đạo và triển khai tuyên truyền Chỉ thị số 37-CT/TW, các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác giáo dục nghề nghiệp; ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác đào tạo nghề đối với sự phát triển kinh tế - xã hội; Quyết định số 1956/QĐ-TTg, ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ về đào tạo nghề cho lao động nông thôn, những mô hình dạy nghề hiệu quả; các chính sách hỗ trợ đào tạo nghề nghiệp.

Ngành Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức tuyên truyền, tập huấn cho cán bộ quản lý, giáo viên của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp; cán bộ làm công tác lao động thương binh và xã hội, cán bộ là trưởng thôn, bản, bí thư chi bộ... về kỹ năng quản lý triển khai thực hiện đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn; đào tạo nghề cho lao động thuộc hộ nghèo, cận nghèo, người dân tộc thiểu số thuộc 03 Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025; kỹ năng tuyên truyền, tư vấn học nghề, giới thiệu việc làm, xuất khẩu lao động; các chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước về hỗ trợ đào tạo nghề.

Đồng thời, xây dựng chuyên mục tuyên truyền, tư vấn học nghề, giới thiệu việc làm trên cổng thông tin điện tử của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và các sàn giao dịch việc làm do Trung tâm Dịch vụ việc làm tổ chức.

Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội Nông dân, Hội liên hiệp Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Đoàn Thanh niên các cấp đã tích cực lồng ghép tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, chính sách về đào tạo nghề vào các hoạt động của Đoàn, Hội. Trang Website Tỉnh ủy, Cổng thông tin điện tử tỉnh đã đăng tải các văn bản của Trung ương, của tỉnh lãnh đạo công tác giáo dục nghề nghiệp...

Tỉnh Hòa Bình tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đào tạo nhân lực có tay nghề cao. Ảnh minh họa: Cổng thông tin Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Hòa Bình

Tỉnh Hòa Bình tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đào tạo nhân lực có tay nghề cao. Ảnh minh họa: Cổng thông tin Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Hòa Bình

Giai đoạn 2018-2020, tỉnh Hòa Bình được hỗ trợ kinh phí từ Dự án “Đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp” 9 tỷ đồng, Ủy ban nhân dân tỉnh Quyết định phân bổ và giao kinh phí cho Trường Cao đẳng Kỹ thuật Công nghệ Hòa Bình 7 tỷ đồng và Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Hòa Bình 2 tỷ đồng để đầu tư mua sắm trang thiết bị các nghề trọng điểm.

Mặt khác, để đối ứng với kinh phí Trung ương, tỉnh Hòa Bình đã bố trí thêm nguồn ngân sách địa phương để hỗ trợ Trường Cao đẳng Kỹ thuật Công nghệ Hòa Bình hơn 9,3 tỷ đồng; Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Hòa Bình hơn 4,8 tỷ đồng.

Giai đoạn 2021-2024, các cơ sở đào tạo công lập được hỗ trợ đầu tư thông qua Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững và Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi để đầu tư xây dựng, cải tạo sửa chữa, bảo dưỡng một số hạng mục công trình nhà xưởng, phòng học, ký túc xá...

Để tiếp tục nâng cao hiệu quả sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đào tạo nguồn nhân lực có tay nghề cao, trong thời gian tới, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đề ra một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm như:

Tổ chức thực hiện tốt Kế hoạch số 248-KH/TU, ngày 26/4/2024 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về thực hiện Chỉ thị 21-CT/TW, ngày 04/5/2023 của Ban Bí thư về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045.

Đẩy mạnh hoạt động truyền thông về giáo dục nghề nghiệp, nhân rộng các mô hình đào tạo nghề có hiệu quả, kịp thời biểu dương khen thưởng những tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác giáo dục nghề nghiệp.

Tiếp tục rà soát điều chỉnh, bổ sung kịp thời các ngành nghề nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, của doanh nghiệp được cụ thể hóa tại các Đề án của tỉnh. Đầu tư cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị đào tạo có chiều sâu, tập trung chuyên sâu cho các mô đun chuyên ngành, không dàn trải có tính chất kế thừa, phát triển, đặc biệt những nghề trọng điểm quốc gia đã được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phê duyệt...

Đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp

Tính đến tháng 6 năm 2024, toàn Hòa Bình hiện có 25 cơ sở đã được kiểm tra, cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp (GDNN). Trong đó có 12 cơ sở GDNN, gồm: 6 trường cao đẳng, 4 trường trung cấp, 2 trung tâm giáo GDNN; 13 cơ sở khác có tham gia đào tạo nghề nghiệp. Phân theo loại hình sở hữu có 16 cơ sở công lập, 9 cơ sở tư thục.

Công tác mua sắm thiết bị đã và đang được đầu tư trang bị theo nhu cầu các đơn vị, trường học, danh mục thiết bị dạy học tối thiểu được đầu tư hàng năm theo nhu cầu thiết yếu phục vụ giảng dạy của giáo viên. Công tác quản lý, khai thác, sử dụng thiết bị dạy học được chỉ đạo sâu sát nhằm phát huy tối đa hiệu quả sử dụng.

Các cơ sở GDNN cơ bản đáp ứng nhu cầu giáo dục và đào tạo của tỉnh. Theo thống kê đến tháng 6/2024, quy mô tuyển sinh của các cơ sở GDNN trên địa bàn tỉnh đạt khoảng trên 19.640 người/năm. Trong đó, quy mô tuyển sinh trình độ Cao đẳng là 860 người, trình độ Trung cấp là 3.780 người, trình độ Sơ cấp là 6.500 người; đào tạo thường xuyên và các chương trình đào tạo nghề nghiệp khác là khoảng trên 8.500 lượt người.

Một số ngành, nghề trọng điểm được đầu tư thiết bị đồng bộ, hiện đại, tiên tiến phù hợp với công nghệ sản xuất của doanh nghiệp trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0. Chương trình, giáo trình đào tạo thường xuyên được điều chỉnh, bổ sung phù hợp với tình hình thực tế; đưa nội dung kỹ năng làm việc trong doanh nghiệp; an toàn, vệ sinh lao động vào chương trình đào tạo, chú trọng phát triển phẩm chất, giáo dục nhân cách.

Lớp học lắp ráp máy tính tại trường Cao đẳng Kỹ thuật Công nghệ Hòa Bình. Ảnh: Cổng thông tin điện tử tỉnh Hòa Bình

Lớp học lắp ráp máy tính tại trường Cao đẳng Kỹ thuật Công nghệ Hòa Bình. Ảnh: Cổng thông tin điện tử tỉnh Hòa Bình

Song song với các hoạt động trên, các cơ sở GDNN không ngừng quan tâm đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo, tiến tới đạt chuẩn về trình độ đào tạo, kỹ năng nghề, năng lực sư phạm; chất lượng cán bộ quản lý GDNN cũng từng bước được nâng cao. Toàn tỉnh hiện có 204 cán bộ quản lý và 753 nhà giáo tại các cơ sở GDNN. Giai đoạn 2021-2023, toàn tỉnh đã thực hiện tuyển sinh, đào tạo trên 52.400 lượt người.

Năm 2024, toàn tỉnh có khoảng 67.500 số người trong độ tuổi đến trường cấp THCS và 39.500 người cấp THPT. Để đáp ứng nhu cầu học tập, năm học 2024-2025, khối Trung tâm GDTX, Trung tâm GDNN-GDTX các huyện, thành phố dự kiến tuyển sinh vào học chương trình.

Đồng thời, các trường thực hiện chương trình liên kết đào tạo 3 năm 2 bằng giữa cơ sở GNNN với các Trung tâm GDTX, 3 Trường nghề trực thuộc tỉnh (Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Hòa Bình, Trường Cao đẳng Kỹ thuật Công nghệ Hòa Bình và trường Trung cấp Y tế Hòa Bình) được giao tuyển sinh 1.750 chỉ tiêu.

Ngoài ra, còn một số trường Cao đẳng, Trung cấp nghề thuộc các Bộ, ngành Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh cũng thực hiện chương trình liên kết đào tạo 3 năm 2 bằng theo quy định của Luật GDNN; thực hiện tuyển sinh lớp 10 hệ tư thục tại Trường Phổ thông liên cấp Sao Mai. Như vậy, so với số học sinh lớp 9 đã tốt nghiệp THCS và số học sinh đã tuyển vào lớp 10 THPT, lớp 10 các Trung tâm GDNN-GDTX và kế hoạch tuyển sinh vào các trường Trung cấp, Cao đẳng, Trường phổ thông tư thục đảm bảo 100% học sinh tốt nghiệp THCS tiếp tục đi học khi có nhu cầu.

Để tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao chất lượng GDNN, UBND tỉnh chỉ đạo các cấp các ngành tiếp tục tổ chức thực hiện tốt Kế hoạch số 248-KH/TU ngày 26/4/2024 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về thực hiện Chỉ thị 21-CT/TW ngày 04/5/2023 của Ban Bí thư về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao chất lượng GDNN đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045...

Đọc thêm

Kinh tế - xã hội TP Cần Thơ duy trì đà tăng trưởng

Kinh tế - xã hội TP Cần Thơ duy trì đà tăng trưởng
(PLVN) - Ngày 9/10, UBND TP Cần Thơ tổ chức họp thường kỳ tháng 9. Tại cuộc họp, các sở, ngành đã tập trung đánh giá tình hình kinh tế - xã hội của TP trong tháng 9 và 9 tháng năm 2024, đồng thời thảo luận và đề ra các phương hướng, nhiệm vụ trong những tháng cuối năm.

Nam Định đẩy mạnh chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới

Lãnh đạo tỉnh Nam Định chúc mừng Đảng bộ và nhân dân Giao Thủy nhân kỷ niệm 90 năm thành lập huyện, nhận Huân chương Lao động hạng Nhất và Bằng công nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2023
(PLVN) - Thời gian qua, nhờ đẩy mạnh chuyển đổi số cùng nhiều giải pháp đồng bộ khác tỉnh Nam Định đã giành được nhiều kết quả nổi bật trong chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM). Hiện nay, địa phương đang từng bước hướng tới xây dựng nông thôn mới thông minh.

Những đảng viên biên phòng đặc biệt nơi biên giới tỉnh Quảng Trị - Bài 2: Xây dựng hệ thống chính trị cơ sở khu vực biên giới vững mạnh

Đồn Biên phòng CKQT Lao Bảo cùng Nhân dân tuần tra tại cột mốc 604.
(PLVN) - Chỉ thị 681 - CT/ĐU ngày 8/10/2018 của Đảng ủy BĐBP về phân công đảng viên Biên phòng giúp đỡ các hộ gia đình khu vực biên giới được các đồn Biên phòng hai tuyến biên giới biển và bộ ở Quảng Trị triển khai thực hiện, đã góp phần không nhỏ trong việc góp sức cùng cấp ủy, chính quyền xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh; tạo chuyển biến mạnh mẽ trong công tác xây dựng Đảng ở cơ sở và tăng cường tình đoàn kết, gắn bó giữa quân và dân.

Kiểm tra tiến độ một số đề tài, dự án khoa học và công nghệ cấp tỉnh ở Vĩnh Phúc năm 2024

Lãnh đạo sở Khoa học và công nghệ tỉnh Vĩnh Phúc kiểm tra tiến độ một số đề tài, dự án khoa học và công nghệ năm 2024
(PLVN) - Thực hiện Quyết định số 145/QĐ-SKHCN ngày 24/9/2024 của Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Vĩnh Phúc về việc thành lập Đoàn kiểm tra quá trình thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ năm 2024 - đợt 3, từ ngày 4/10 đến ngày 7/10/2024, Đoàn kiểm tra do ông Lương Văn Long - Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ làm trưởng đoàn đã kiểm tra tiến độ thực hiện các đề tài, dự án, nhiệm vụ phát triển khoa học, công nghệ, các sản phẩm chủ lực trên địa bàn tỉnh.

Hà Giang bàn giải pháp thúc đẩy chuyển đổi số

Hà Giang bàn giải pháp thúc đẩy chuyển đổi số
(PLVN) -  Sáng 8/10, tỉnh Hà Giang tổ chức Hội nghị "Giải pháp thúc đẩy chuyển đổi số tỉnh Hà Giang năm 2024", nhằm tiếp nhận được các ý kiến đóng góp quý báu, tâm huyết của các chuyên gia, nhà quản lý và các cơ quan chuyên môn...

Nhiều điểm sáng trong chuyển đổi số tỉnh Bắc Kạn năm 2024

Nhiều điểm sáng trong chuyển đổi số tỉnh Bắc Kạn năm 2024
(PLVN) -  Nhận thức và hành động của các cấp chính quyền, doanh nghiệp và người dân về chuyển đổi số có sự thay đổi tích cực. Ban chỉ đạo chuyển đổi số các cấp đã xây dựng kế hoạch sát với định hướng chỉ đạo của Đảng và Nhà nước, trong đó người dân và doanh nghiệp được coi là trung tâm và mục tiêu của sự phát triển. Cơ sở hạ tầng phục vụ chuyển đổi số được đầu tư đồng bộ và hiện đại...

Hà Nội phát động phong trào thi đua 'Người tốt, việc tốt' năm 2025

Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm tại Hội nghị.
(PLVN) - Sáng nay, 8/10, Thành ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Hà Nội tổ chức Hội nghị biểu dương điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt; vinh danh “Công dân Thủ đô ưu tú” năm 2024. Tại Hội nghị, thay mặt lãnh đạo TP, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã phát động phong trào thi đua “Người tốt, việc tốt” năm 2025 với 5 nội dung trọng tâm.