Giải pháp nào giảm 'sức ép' từ mùa cao điểm du lịch?

Rác thải trên một bãi biển gần khu vực nhà thờ Đổ trong dịp Lễ Quốc khánh vừa qua. (Ảnh: PV)
Rác thải trên một bãi biển gần khu vực nhà thờ Đổ trong dịp Lễ Quốc khánh vừa qua. (Ảnh: PV)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Trong dịp cao điểm nghỉ Lễ Quốc khánh vừa qua, nhiều điểm du lịch trên cả nước ghi nhận tình trạng đông đúc, chật kín du khách. Thậm chí có khi du khách phải xếp hàng cả giờ để được tham quan, trải nghiệm, ăn uống tại các điểm đến.

“Sức ép” quá tải du khách cục bộ

Trong 4 ngày nghỉ lễ (1 - 4/9), nhiều địa phương trên cả nước đều ghi nhận mức tăng trưởng du khách cao. Đơn cử, Sở Du lịch Hà Nội thống kê tổng khách đến khoảng 640.000 lượt, tăng 51% so với cùng kỳ năm 2022. Theo Sở Du lịch Lào Cai, tổng lượng khách du lịch đến địa phương này cũng tăng mạnh so với cùng kỳ năm 2022 (tăng 167%) với khoảng 308.164 lượt người, trong đó chỉ riêng Khu du lịch Quốc gia Sa Pa đón gần 100.000 lượt khách. Số liệu thống kê từ các tỉnh, thành khác như TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Cà Mau, Bình Thuận,… đều cho thấy lượng khách tăng. Trong đó, khách nội địa chiếm chủ yếu.

Sự tăng trưởng du khách là dấu hiệu tích cực cho tốc độ phục hồi và phát triển của ngành Du lịch nước nhà. Tuy nhiên, hệ quả thường đi kèm với điều này là tình trạng quá tải khách cục bộ tại một số điểm đến, khiến các đơn vị kinh doanh, phục vụ không đáp ứng kịp, dẫn đến chất lượng trải nghiệm sụt giảm, ảnh hưởng đến ấn tượng của du khách đối với các điểm đến.

Tại Thủ đô, các điểm du lịch tham quan chính như Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Văn Miếu - Quốc Tử Giám, nhà tù Hỏa Lò, Hoàng thành Thăng Long, phố cổ… đều ghi nhận tình trạng đông khách trong mùa lễ. Thậm chí vào những giờ cao điểm, du khách đến chật kín, phải xếp hàng dài chờ đợi đến lượt mua vé tham quan các điểm di tích. Một số điểm du lịch khác như Khoang Xanh - Suối Tiên, Thiên Sơn - Suối Ngà, Ao Vua, Đầm Long… xảy ra tình trạng quá tải cục bộ. Đường dẫn vào một số khu du lịch trên đôi khi bị tắc nghẽn do lượng xe đổ về rất đông cùng lúc. Không chỉ ở các thành phố lớn, một số tụ điểm du lịch ở nhiều tỉnh, thành khác như Mù Cang Chải (Yên Bái), Sa Pa (Lào Cai)… đều ghi nhận tình trạng tương tự.

Trên các trang mạng xã hội và các website đánh giá về ẩm thực, du lịch, số lượng bài phản ánh tiêu cực về các điểm đến, nhà hàng, cơ sở lưu trú cũng tăng cao. Một số nguyên nhân phổ biến được nhắc tới có thể kể đến như: chờ đợi quá lâu; quá đông người; gây quá ồn ào; tốc độ phục vụ chậm; nhân viên thiếu nhiệt tình, ít tươi cười; chất lượng ăn, ở chưa đúng với quảng cáo, chưa đáp ứng được kỳ vọng của khách… Đây cũng thường là những lý do khiến nhiều du khách trong nước e ngại đi du lịch vào các dịp lễ, mùa cao điểm. Bởi khi số lượng du khách tăng quá cao so với khả năng tiếp nhận, phục vụ tại điểm đến, trải nghiệm du lịch có thể trở nên rất tệ. Thậm chí, một số du khách còn dùng cách ví von “đi du lịch như đi hành xác”.

“Sức ép” rác thải

Song song với những bất cập liên quan đến tình trạng quá tải khách là tình trạng ô nhiễm rác thải thường xảy ra vào trong và sau dịp lễ. Tại một số điểm du lịch, lượng người đổ về tăng cao, rác thải xả bừa bãi, không được thu gom, khiến cho những địa điểm xanh - sạch - đẹp trở thành bãi rác xấu xí. Đáng nói, hình ảnh này không chỉ xảy ra sau khi dịp lễ kết thúc mà ngay trong những ngày lễ, ảnh hưởng đến trải nghiệm của du khách tại chính các điểm đến.

Đơn cử, theo ghi nhận của phóng viên vào ngày 3/9 tại khu vực nhà thờ Đổ, huyện Hải Hậu (tỉnh Nam Định) điểm đến này không chỉ xảy ra ùn tắc giao thông cục bộ, ô nhiễm khói bụi do lượng người đổ về tắm biển, ăn uống tại các nhà hàng ven biển tăng cao mà còn đủ loại rác thải nilon, thực phẩm,… bị vứt bỏ ngổn ngang trên bãi biển. Mặc dù việc đông đảo du khách tập trung tại một điểm đến khiến lượng rác thải tăng cao là điều dễ hiểu, nhưng vấn đề này có thể lường trước được và khắc phục bằng nhiều giải pháp như tăng cường các thùng rác, người thu gom, biển báo nhắc nhở nâng cao ý thức du khách, người dân… để bảo đảm cảnh quan du lịch.

Theo chia sẻ của người dân nơi đây, nhà thờ Đổ vốn là điểm đến thu hút nhiều du khách các nơi đến tham quan, không chỉ ngày lễ mà cả các ngày cuối tuần, dẫn đến nhiều vấn đề như ô nhiễm rác thải, các bãi tắm tự phát tiềm ẩn nhiều nguy hiểm, do đó rất cần sự quan tâm của các cơ quan chức năng nhằm tuyên truyền, nhắc nhở người làm kinh doanh, du khách bảo đảm giữ gìn vệ sinh, cảnh quan và an ninh, an toàn tại điểm đến này.

Đáng nói, những vấn đề như cải thiện chất lượng, năng lực phục vụ du lịch, bảo vệ môi trường tại các điểm đến, đặc biệt trong các mùa lễ vốn là mối quan tâm hàng đầu của ngành Du lịch trong nhiều năm nay. Đây là những yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến trải nghiệm của du khách, khiến họ muốn kéo dài lưu trú và trải nghiệm hoặc/và muốn quay trở lại lần tiếp theo. Nhưng từ những bất cập vẫn nhức nhối trên thực tế cho thấy, giải pháp nào để giảm “sức ép” từ các dịp cao điểm du lịch vẫn là câu hỏi lớn cho nhiều địa phương, điểm đến.

Đọc thêm

Sôi động mùa du lịch cuối năm

Tuần lễ Du lịch TP HCM lần thứ 4 năm 2024 diễn ra sôi nổi với đa dạng hoạt động vui chơi, giải trí, ẩm thực, tạo sức hút người dân và du khách. (Ảnh: DNTT)
(PLVN) - Chỉ còn vài tuần nữa sẽ kết thúc năm 2024, đây là thời điểm mùa du lịch, lễ hội chuẩn bị bắt đầu. Ngành du lịch các tỉnh, địa phương đang chuẩn bị hàng loạt các sự kiện, hoạt động hấp dẫn thu hút du khách trong kỳ nghỉ Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán sắp tới.

“Du lịch nông thôn thu hẹp khoảng cách về thu nhập và thụ hưởng”

“Du lịch nông thôn thu hẹp khoảng cách về thu nhập và thụ hưởng”
(PLVN) - Thứ trưởng Bộ VH-TT&DL Hồ An Phong cho rằng, du lịch nông thôn không chỉ thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn mà còn bảo tồn các giá trị cảnh quan, sinh thái, môi trường, bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp góp phần thu hẹp khoảng cách về thu nhập và thụ hưởng giữa người dân nông thôn và đô thị.

Cần có tour du lịch thân thiện dành cho người khuyết tật

 Những người khuyết tật mong có nhiều điểm du lịch tiếp cận thân thiện để họ dễ dàng đi du lịch, trải nghiệm. (Ảnh: Hải Vân)
(PLVN) - Việt Nam đang tích cực phấn đấu trở thành một trong những điểm đến du lịch thân thiện hàng đầu thế giới. Để thực hiện được mục tiêu này, ngành du lịch Việt khó thể bỏ sót một số lượng lớn du khách tiềm năng là người khuyết tật (NKT) và cả người cao tuổi cần hỗ trợ.

Đà Lạt mộng mơ qua ống kính nhiếp ảnh gia

Đà Lạt mộng mơ qua ống kính nhiếp ảnh gia
(PLVN) - 50 tác phẩm ảnh đặc sắc từ các góc máy được đầu tư bài bản, tư duy sáng tạo của các nhiếp ảnh gia, nghệ sĩ yêu mến Đà Lạt vô bờ bến tại triển lãm ảnh nghệ thuật “Những sắc màu thành phố ngàn hoa” đã làm nổi bật lên vẻ đẹp thiên nhiên, di sản, con người Đà Lạt trong cuộc sống đời thường, mang đến cho người xem những cung bậc cảm xúc thú vị.

Nông thôn - “mỏ vàng” du lịch Việt

Du khách hồ hởi khi được trải nghiệm làm nông dân trong tour du lịch nông nghiệp. (Ảnh: B.C)
(PLVN) - Với hơn 60% người dân sống ở nông thôn, việc phát triển du lịch nông thôn không chỉ tạo việc làm, nâng cao thu nhập, bảo đảm đời sống của bà con nông dân mà còn là phương thức gìn giữ, bảo vệ thiên nhiên, truyền thống văn hóa, bản sắc dân tộc của các vùng nông thôn Việt Nam.

Thành phố Huế thúc đẩy du lịch văn hóa với mạng lưới trạm tương tác thông minh

Du khách trải nghiệm trạm tương tác thông minh khi vào tham quan Điện Kiến Trung (Đại nội Huế).
(PLVN) - Huế đang ứng dụng công nghệ mới nhất vào công tác bảo tồn và phát huy các giá trị di sản trong phát triển du lịch, nổi bật là xây dựng thí điểm mạng lưới các trạm tương tác thông minh -TapQuest kết nối với nhau để tạo thành một bản đồ văn hóa và di sản, mang lại trải nghiệm độc đáo cho du khách.

Hoa, cây cảnh Đà Lạt 'khoe sắc'

Hoa, cây cảnh Đà Lạt 'khoe sắc'
(PLVN) - Sáng nay, 5/12, UBND TP Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng) khai mạc “Trưng bày triển lãm hoa, cây cảnh quốc tế” và “Không gian hoa đường phố”.

Gìn giữ truyền thống, đưa ẩm thực Hà Nội vươn xa

Du khách nước ngoài thưởng thức ẩm thực Việt. (Ảnh: Vũ Cường)
(PLVN) - Ẩm thực Hà Nội từ xưa đến nay vốn nổi tiếng với sự phong phú, tinh tế, mang đậm hương sắc truyền thống của người Tràng An. Mặc dù có tiềm năng lớn về văn hóa ẩm thực, nhưng Hà Nội cần đầu tư quy mô, bài bản hơn nữa để phát huy thế mạnh này.

Du lịch biển Việt Nam 'về đích' sớm trong năm 2024

Du lịch biển Việt Nam có những bước phát triển vượt bậc trong năm 2024. (Ảnh minh họa: Hồ Tùng Phương)
(PLVN) - Cuối năm 2024, ngành du lịch biển Việt Nam nhận về nhiều tin vui. Hàng loạt các địa phương có thế mạnh về du lịch “về đích” sớm, hoàn thành mục tiêu năm 2024 với kết quả kinh doanh “bội thu”. Một số địa phương đã và đang lên kế hoạch khai thác các sản phẩm du lịch mới nhằm thu hút khách trong và ngoài nước.

Cà Mau: Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn

Cà Mau: Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn
(PLVN) - Là miền đất tận cùng ở cực Nam Tổ quốc, Cà Mau "xứ sở diệu kỳ" được mệnh danh là nơi đất biết nở, rừng biết đi và biển biết sinh sôi, Cà Mau đã và đang có rất nhiều dự án để tập trung xây dựng, phát huy và khai thác tốt lợi thế, tiềm năng du lịch của địa phương, nhằm thu hút du khách trong và ngoài nước.

Quảng Ninh sức hút mạnh mẽ mùa du lịch tàu biển

Tàu Viking Orion cập Cảng tàu khách quốc tế Hạ Long ngày 21/10/2024, đưa vị khách quốc tế thứ 3 triệu đến với Quảng Ninh.
(PLVN) -  Tỉnh Quảng Ninh hiện là địa phương đầu tiên và duy nhất ở Việt Nam có Cảng tàu khách quốc tế Hạ Long là cảng tàu khách chuyên biệt dành cho du lịch, có thể đón cùng lúc nhiều tàu biển quốc tế quy mô lớn. Nhờ vậy, Quảng Ninh đang có sức hút mạnh mẽ từ thị trường du lịch đặc biệt này.