Giải pháp nào để Hà Giang hạn chế thiệt hại do thiên tai?

Mưa lớn khiến thành phố Hà Giang bị ngập lụt nghiêm trọng
Mưa lớn khiến thành phố Hà Giang bị ngập lụt nghiêm trọng
(PLVN) - Trong 6 tháng đầu năm, toàn tỉnh Hà Giang đã xảy ra 14 đợt thiên tai, làm chết 5 người, 12 người bị thương, thiệt hại về tài sản khoảng 59,8 tỷ đồng. Trước những thiệt hại nặng nề về người và tài sản tỉnh Hà Giang đã nâng cao công tác dự báo, cảnh báo thiên tai.

Mưa lớn trong các ngày từ 20-22/7 đã khiến 5 người chế, 2 người bị thương, toàn thành phố Hà Giang rơi vào tình trạng ngập lụt nặng nề. Nhiều tuyến giao thông bị chia cắt. Mưa lũ cũng làm 2 ngôi nhà bị sập, cuốn trôi; 57 nhà bị thiệt hại; 524 nhà bị ngập; 215 ha lúa và hoa màu, 5ha cây lâm nghiệp, 24 ha ao cá, 11 con gia súc và nhiều gia cầm bị thiệt hại. Ngoài ra, 2 nhà máy thủy điện (Thái An, huyện Quản Bạ và Thuận Hòa, huyện Vị Xuyên) bị dừng hoạt động do đất đá sạt lở, vùi lấp hệ thống máy móc.

Trước đó, đợt mưa dông ngày 21/5 tại xã Minh Sơn, huyện Bắc Mê cũng khiến 587 hộ thiệt hại về nhà ở, thiệt hại về nông nghiệp trên 80%.

Theo thống kê, trên địa bàn toàn tỉnh Hà Giang, 6 tháng đầu năm đã xảy ra 14 đợt thiên tai, làm chết 5 người, 12 người bị thương, 3.261 ngôi nhà bị ảnh hưởng, 1.681 ha cây trồng bị hư hỏng… tổng thiệt hại về tài sản khoảng 59,8 tỷ đồng.

Cơ quan khí tượng thủy văn tỉnh Hà Giang cũng cho biết, do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, thời tiết diễn biến bất thường, mưa, lũ xảy ra với cường độ lớn, không theo quy luật, dự báo 6 tháng cuối năm, hiện tượng thời tiết cực đoan cũng sẽ xuất hiện. Để chủ động ứng phó với tình hình này, tỉnh Hà Giang xác định việc dự báo, cảnh báo về các cơn bão, áp thấp nhiệt đới, mưa, lũ trái mùa là mấu chốt quan trọng để phòng tránh thiệt hại do thiên tai gây ra.

Hiện Đài khí tượng thủy văn tỉnh Nguyễn có 5 Trạm Khí tượng và 5 Trạm Thủy văn đặt tại các huyện, thành phố với nhiệm vụ dự báo, thông tin tư liệu khí tượng thủy văn, tổ chức các hoạt động quan trắc phục vụ phòng, chống thiên tai. Đặc biệt, hệ thống đo mưa thủ công đã được thay thế bằng hệ thống tự động, đảm bảo độ chính xác cao.

Ngoài cập nhật số liệu của các Trạm đo mưa của tỉnh, Đài đã chủ động phối hợp, tham khảo số liệu từ các Trạm Thủy văn chuyên dùng do các công ty, đơn vị lắp đặt nhằm phục vụ tốt hơn công tác dự báo. Bên cạnh đó, Đài còn trang bị hệ thống kết nối trực tuyến với Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, tạo thuận lợi cho hoạt động chia sẻ dữ liệu, trao đổi thông tin, kịp thời có biện pháp ứng phó khi có bão, lũ xảy ra. Đội ngũ cán bộ, quan trắc viên cũng thường xuyên được đào tạo, tập huấn nâng cao kỹ năng nghiệp vụ…

Để chủ động ứng phó mưa, lũ, Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Hà Giang cũng tập trung chỉ đạo các đơn vị trực thuộc tiến hành cắm biển cảnh báo tại các khu vực có nguy cơ xảy ra thiên tai, sạt lở, ngầm tràn.

Biển cảnh báo sẽ được lắp đặt cách khu vực dễ sạt lở, nguy hiểm khoảng 50m để người dân, phương tiện chủ động phòng tránh rủi ro. Năm 2019, toàn tỉnh đã lắp đặt 242 biển cảnh báo tại các huyện: Hoàng Su Phì, Xín Mần, Bắc Mê, Yên Minh và thành phố Hà Giang. Trong năm 2020, đang hoàn thành lắp đặt thêm trên 300 biển cảnh báo tại các địa phương.

Ngoài ra, để thực hiệu quả công tác phòng ngừa thiên tai, các ngành chức năng cũng tích cực tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cộng đồng về phòng chống thiên tai. Trong đó, tập trung xây dựng các mô hình quản lý rủi ro thiên tai, tăng cường sự phối hợp giữa chính quyền và người dân nhằm giảm thiệt hại về người và tài sản.

Đọc thêm

Hành động vì khí hậu sau COP29: Hành trình mới và cam kết mạnh mẽ

COP29 đánh dấu một cột mốc quan trọng với việc thông qua khuôn khổ thị trường carbon toàn cầu. (Ảnh: UNFCCC)
(PLVN) - Hội nghị lần thứ 29 của các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP29) tại Baku (Azerbaijan) đã đánh dấu một cột mốc quan trọng với việc thông qua Khuôn khổ thị trường carbon toàn cầu. Đây được coi là một thành tựu đáng kể, mở ra cơ hội cho việc giảm phát thải khí nhà kính hiệu quả hơn về mặt chi phí. Tuy nhiên, bên cạnh những hứa hẹn, thị trường carbon toàn cầu cũng đối mặt với nhiều thách thức cần được giải quyết để bảo đảm tính hiệu quả và công bằng.

Kiến nghị dừng dự án trồng và phục hồi rạn san hô ngoài biển Thừa Thiên Huế

Dự án phục hồi tái tạo hệ sinh thái thủy sinh và nguồn lợi thủy sản được thực hiện trên vùng biển huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế. (Ảnh: Thùy Nhung)
(PLVN) - UBND tỉnh Thừa Thiên Huế vừa có văn bản đề xuất Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) dừng triển khai hợp phần trồng, phục hồi san hô thuộc dự án phục hồi, tái tạo hệ sinh thái thủy sinh và nguồn lợi thủy sản ngoài vùng biển Thừa Thiên Huế; do một số khó khăn trong công tác xây dựng định mức và tình hình thời tiết tại địa phương.

Bão số 9 suy yếu dần, miền Bắc chuyển lạnh

Ảnh minh họa: Ngọc Nga
(PLVN) -  Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, cơn bão số 9 đang có xu hướng suy yếu dần. Trên đất liền, do tác động của không khí lạnh, khu vực Bắc Bộ đêm và sáng mai trời lạnh, vùng núi có nơi trời rét...

Bão giật cấp 14 đổ bộ biển Đông

Dự báo vị trí,m hướng di chuyển của bão số 9. Ảnh: Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia
(PLVN) - 7h hôm nay 18/11, vị trí tâm bão ở vào khoảng 18,2 độ Vĩ Bắc; 118,3 độ Kinh Đông, khu vực vùng biển phía Đông của khu vực Bắc Biển Đông. Trên đất liền, khoảng chiều tối và đêm nay, không khí lạnh sẽ ảnh hưởng đến một số nơi ở khu Đông Bắc Bắc Bộ, sau đó ảnh hưởng các nơi khác...

Công bố Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia thời kỳ 2021-2030

 Toàn cảnh Hội nghị.
(PLVN) -  Quy hoạch xác định mục tiêu tổng quát là chủ động phòng ngừa, kiểm soát ô nhiễm và suy thoái môi trường; phục hồi và cải thiện chất lượng môi trường; ngăn chặn suy giảm và nâng cao chất lượng đa dạng sinh học, nhằm bảo đảm quyền được sống trong môi trường trong lành của Nhân dân.