Giải ngân đầu tư công: 10 tháng hoàn thành chưa tới 50% kế hoạch

Giải ngân đầu tư công chưa đạt kế hoạch đề ra
Giải ngân đầu tư công chưa đạt kế hoạch đề ra
(PLVN) - Ước thanh toán vốn đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước (NSNN) 10 tháng của năm 2019 mới đạt 49,83% so với kế hoạch Quốc hội (QH) giao và đạt 54,69% so với kế hoạch Thủ tướng Chính phủ (TTCP) giao. Đây được xem là điểm tối trong “bức tranh sáng” của kinh tế…

Còn 27 nghìn tỷ đồng chưa giao được

Bộ Tài chính vừa báo cáo gửi Thủ tướng Chính phủ (TTCP) về tình hình thanh toán vốn đầu tư phát triển nguồn NSNN và vốn trái phiếu Chính phủ 10 tháng năm 2019.

Theo đó, ước thanh toán vốn đầu tư nguồn NSNN 10 tháng năm 2019 là gần 214 nghìn tỷ đồng, đạt 49,83% so với kế hoạch QH giao và đạt 54,69% so với kế hoạch TTCP giao (cùng kỳ năm 2018 tỷ lệ tương ứng là 56,24% và 57,93%). Trong đó, vốn trong nước là gần 202 nghìn tỷ đồng, đạt 54,58% kế hoạch QH giao và đạt 58,34% kế hoạch TTCP giao (cùng kỳ năm 2018 tỷ lệ tương ứng là 60,54% và 61,74%).

Trong đó vốn trái phiếu Chính phủ là hơn 10 nghìn tỷ đồng đạt 26,10% kế hoạch QH giao và đạt 29,22% kế hoạch TTCP giao; vốn chương trình mục tiêu quốc gia hơn 9,4 nghìn tỷ đồng, đạt 52,46% kế hoạch giao. Vốn ngoài nước hơn 12 nghìn tỷ đồng, đạt 20,61% kế hoạch QH giao và đạt 27,09% kế hoạch TTCP giao (cùng kỳ năm 2018 tỷ lệ tương ứng là 31,92% và 34,84%).

Có 4 bộ, ngành và 9 địa phương có tỷ lệ giải ngân đạt trên 80%, trong đó, có 3 bộ, ngành và 2 địa phương có tỷ lệ giải ngân đạt trên 90% (Ngân hàng Phát triển Việt Nam và Ngân hàng NN&PTNT đạt 100%; Hội Nhà văn 90,85%; Hưng Yên 91,11%, Nam Định 90,36%). Bên cạnh đó, có 29 bộ, ngành và 15 địa phương có tỷ lệ giải ngân đạt thấp hơn mức bình quân chung của cả nước, trong đó, có 15 bộ, ngành và 1 địa phương có tỷ lệ giải ngân đạt dưới 40%.

Tại diễn đàn QH, Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng đã ví tình trạng giải ngân chậm là một trong những điểm tối trong một “bức tranh sáng” của nền kinh tế, ảnh hưởng không nhỏ tới phát triển kinh tế - xã hội, nhất là đóng góp của vốn đầu tư công (ĐTC) trong giá trị của GDP. 

Theo Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng, mặc dù Chính phủ đã có chỉ đạo quyết liệt với những giải pháp khác nhau, ngay từ tháng đầu của năm, như việc giao kế hoạch vốn sớm, trước 31/12 đã giao được 91,26%, còn lại hơn 33 nghìn tỷ đồng, tương đương hơn 8% không đủ điều kiện và thủ tục nên không thể giao. “Từ đầu năm đến nay, Bộ đã liên tục đôn đốc các bộ, ngành, địa phương hoàn thành thủ tục và thủ tục đầy đủ đến đâu, giao đến đó. Đến nay mới giao thêm được hơn 5 nghìn tỷ đồng, vẫn còn 27 nghìn tỷ đồng chưa giao được” - Bộ trưởng Bộ KH&ĐT cho hay. 

Thiếu động lực trong thực hiện…

Bộ trưởng Bộ KH&ĐT cho biết, về cơ bản những vướng mắc liên quan đến ĐTC, đã được sửa đổi tại Luật ĐTC (sửa đổi) có hiệu lực từ 1/1/2020. Một số vấn đề còn vướng mắc giữa các luật với nhau, Chủ tịch QH và TTCP đã giao cho các cơ quan tiếp tục rà soát trong thời gian tới, phát hiện các điểm cần phải chỉnh sửa để thống nhất lại.

Đại diện Bộ KH&ĐT cũng cho rằng những vướng mắc về phân cấp hay trình tự, thủ tục dự án, điều chỉnh kế hoạch đã cơ bản được giải quyết, tuy nhiên tình trạng chậm giải ngân chủ yếu là do nguyên nhân chủ quan “thiếu động lực trong thực hiện nhiệm vụ được giao”. Đó là: Công tác lập kế hoạch chưa sát với thực tế, việc giao kế hoạch chậm, cả ở TW và các cấp bộ, ngành, địa phương (giao chi tiết) chưa phù hợp với yêu cầu tiến độ dự án; Công tác tổ chức thực hiện dự án ở nhiều bộ, ngành, địa phương còn nhiều bất cập, vai trò trách nhiệm của người đứng đầu chưa được đề ra. Trình độ năng lực chuyên môn của nhà thầu, tư vấn giám sát còn hạn chế…

Để giải quyết vấn đề này, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 94/2019/NQ-CP với một số nhiệm vụ giải pháp chủ yếu để đẩy nhanh tiến độ giải ngân. Thông tin các bộ, ngành, địa phương giải ngân chậm đã được công khai trên Cổng thông tin của Bộ KH&ĐT và Bộ Tài chính. Chính phủ cũng đề nghị các đại biểu QH tăng cường giám sát chuyên đề về giải ngân vốn ĐTC ngay tại địa phương mình, để vừa nâng cao hiệu quả giám sát tại cơ sở, vừa giúp chính quyền thấy được nguyên nhân, đưa ra giải pháp thực hiện hiệu quả. 

Đại diện Bộ KH&ĐT kỳ vọng, với Luật ĐTC (sửa đổi), Nghị quyết 94/2019/NQ-CP mới được ban hành và sự giám sát của QH và các đoàn đại biểu QH, vấn đề giải ngân vốn ĐTC năm 2020 sẽ có bước cải thiện đáng kể…

Nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu

Tại Nghị quyết 94/NQ-CP của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp đẩy nhanh tiến độ phân bổ và giải ngân vốn ĐTC năm 2019, bên cạnh những nội dung cụ thể tháo gỡ các rào cản khó khăn, vướng mắc, Chính phủ yêu cầu Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, các cơ quan khác ở TW, Chủ tịch UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW tăng cường vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu, coi việc thúc đẩy giải ngân vốn là nhiệm vụ chính trị trọng tâm của năm 2019.

Tin cùng chuyên mục

Các trang trại tại Vinamilk đều sử dụng năng lượng mặt trời để giảm lượng điện năng tiêu thụ, giảm phát thải khí nhà kính. (Ảnh: Mekong Asean)

Chiến lược carbon thấp đưa thương hiệu Việt ra quốc tế

(PLVN) - Các doanh nghiệp Việt Nam đang đứng trước một bước ngoặt quan trọng khi những thị trường xuất khẩu chính như châu Âu, Mỹ, Nhật Bản,… áp dụng các yêu cầu khắt khe về môi trường. Việc xây dựng một chiến lược carbon thấp để vượt qua rào cản và tận dụng cơ hội không hề đơn giản, trở thành một thách thức cho các thương hiệu Việt muốn chinh phục thị trường quốc tế.

Đọc thêm

Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 8 tăng 9,5%, ngành chế biến, chế tạo tiếp tục dẫn đầu

Tháng 8, ngành chế biến, chế tạo tăng 10,6%. (Ảnh minh hoạ)
(PLVN) - Sản xuất công nghiệp tháng 8/2024 ghi nhận xu hướng tăng trưởng tích cực, với chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) ước tính tăng 2,0% so với tháng trước và tăng 9,5% so với cùng kỳ năm trước. Đáng chú ý, ngành chế biến, chế tạo đóng vai trò quan trọng trong sự tăng trưởng này, với mức tăng 10,6%.

CPI tháng 8 ổn định bất chấp giá tăng ở 10 nhóm hàng

Ảnh minh họa
(PLVN) - Theo báo cáo tình hình kinh tế - xã hội của Tổng cục Thống kê công bố sáng 6/9, Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 8 khá ổn định so với tháng trước mặc dù trong 11 nhóm hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng chính có 10 nhóm hàng tăng giá.

Xuất khẩu cuối năm nhiều thuận lợi

Sau 8 tháng của năm 2024, xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đạt 40,08 tỷ USD. (Ảnh minh họa/VNE)
(PLVN) - Nhiều kỳ vọng cho rằng, xuất khẩu năm 2024 sẽ đạt được mục tiêu đề ra khi các mặt hàng xuất khẩu trọng điểm đều đang có những cơ hội lớn để gia tăng kim ngạch trong những tháng cuối năm nay.

Triển khai thuế tối thiểu toàn cầu: Doanh nghiệp cần chủ động trao đổi với công ty mẹ

Triển khai thuế tối thiểu toàn cầu: Doanh nghiệp cần chủ động trao đổi với công ty mẹ
(PLVN) - Nghị định quy định chi tiết Nghị quyết 107/2023/QH15 về áp dụng thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) bổ sung theo quy định chống xói mòn cơ sở thuế toàn cầu dự kiến được ban hành trước ngày 31/10/2024. Cơ quan Thuế khuyến cáo doanh nghiệp (DN) cần chủ động trao đổi thông tin trước với công ty mẹ…

Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân: Cần vốn hỗ trợ doanh nghiệp để tận dụng cơ hội từ FTA

Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân.
(PLVN) - Tổng số hiệp định thương mại tự do (FTA) đã được đàm phán, ký kết và thực thi đến nay là 19. Để tận dụng hiệu quả các cơ hội từ các FTA này, các Bộ, ngành và doanh nghiệp cần làm gì? Phóng viên Báo Pháp luật Việt Nam phỏng vấn Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân về vấn đề này.

Năm 2024: Có thể đạt được mức tăng GDP 7,0%

Để đạt được mục tiêu tăng trưởng năm 2024, Bộ Kế hoạch và Đầu tư kiến nghị khẩn trương cụ thể hóa, đưa các Luật, Nghị quyết đã được Quốc hội thông qua vào cuộc cuộc sống. (Ảnh minh họa - VNEconomy)
(PLVN) - Nhiều nhận định cho thấy, triển vọng tăng trưởng của Việt Nam đang nghiêng về kịch bản tích cực và trong kịch bản lạc quan, tăng trưởng cả năm nay có thể vượt mục tiêu cận trên của Chính phủ và có thể đạt được mức tăng 7,0%.

Quyết tâm gỡ được 'thẻ vàng' IUU trong năm 2024

Lực lượng Cảnh sát biển tuyên truyền, phổ biến pháp luật đến ngư dân chống khai thác IUU.
(PLVN) - Việc gỡ “thẻ vàng” không còn chỉ là sự quyết liệt ở Trung ương và các cơ quan chức năng ở địa phương mà ngư dân cũng đã hiểu được đây là sự sống còn, bởi không phải là IUU nữa mà là một nghề cá bền vững cho chính chúng ta trong tương lai.

Trách nhiệm người đứng đầu với IUU

Ảnh minh họa
(PLVN) -  Tại Hội nghị về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) tổ chức mới đây, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh phải xử lý trách nhiệm người đứng đầu các ngành, các cấp, các cơ quan, các địa phương nếu không thực hiện nghiêm chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về chống khai thác IUU.

Supe Lâm Thao bổ nhiệm Tân Phó Tổng Giám đốc

Ông Nguyễn Quốc An vào vị trí Phó Tổng Giám đốc phụ trách lĩnh vực tiêu thụ sản phẩm của Công ty cổ phần Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao. (Ông An đứng thứ 5 từ phải sang trái).
(PLVN) - Ngày 29/8, Công ty cổ phần Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao đã tổ chức buổi lễ công bố quyết định bổ nhiệm Phó Tổng Giám đốc mới và trao Quyết định nghỉ chế độ hưu trí cho một lãnh đạo lâu năm của công ty.

Lào Cai có thể trở thành một trung tâm kết nối giao thương giữa Việt Nam và khu vực

Lào Cai có thể trở thành một trung tâm kết nối giao thương giữa Việt Nam và khu vực
(PLVN) -  Lào Cai cần c hú trọng đầu tư hạ tầng logistics, kho, bãi, nhất là ở Khu kinh tế cửa khẩu Lào Cai, tạo thuận lợi cho phát triển lưu thông hàng hóa và khai thác hiệu quả kinh tế cửa khẩu, góp phần xây dựng Lào Cai trở thành trung tâm kết nối giao thương giữa Việt Nam và các nước ASEAN với vùng Tây Nam - Trung Quốc và xa hơn nữa là Đông Âu

Điều chỉnh hạn mức tín dụng cho các tổ chức tín dụng

Điều chỉnh hạn mức tín dụng cho các tổ chức tín dụng
(PLVN) - Mức tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống hiện mới đạt 6,63% so với cuối năm 2023, thấp hơn nhiều so với chỉ tiêu định hướng đầu năm (15%). Do đó, căn cứ vào điểm xếp hạng của tổ chức tín dụng, Ngân hàng nhà nước sẽ điều chỉnh hạn mức tín dụng cho một số tổ chức.

Tọa đàm trực tiếp với các doanh nghiệp về hệ sinh thái tận dụng các FTA, trong đó có Hiệp định EVFTA trong lĩnh vực da giày tại Hải Phòng

Toàn cảnh buổi tọa đàm tại Hải Phòng.
(PLVN) - Trong khuôn khổ triển khai Hệ sinh thái tận dụng các Hiệp định Thương mại tự do (FTA), vừa qua tại thành phố Hải Phòng, Bộ Công thương đã phối hợp với Sở Công thương thành phố Hải Phòng tổ chức “Tọa đàm trao đổi trực tiếp với lãnh đạo các doanh nghiệp tại các tỉnh, thành phố về hệ sinh thái tận dụng các FTA, trong đó có Hiệp định EVFTA, trong lĩnh vực da giày ”.