Giải mã 'vùng tối' Tam quốc diễn nghĩa (Kỳ 23): Nghịch lý quanh Đổng Trác

Con ngựa mà Đổng Trác cưỡi đã khóc vì dự cảm được Đổng Trác sẽ chết
Con ngựa mà Đổng Trác cưỡi đã khóc vì dự cảm được Đổng Trác sẽ chết
(PLO) -Trong cục diện cuối Đông Hán, có ba nhân vật được Trần Thọ và các sử gia đời sau mô tả phỏng theo hình tượng của giai đoạn Hán Sở: Viên Thiệu là một Hạng Vũ phiên bản lỗi, Tào Tháo cũng là một Lưu Bang phiên bản lỗi. Cuộc đối đầu Quan Độ giữa hai người đó cũng được mô tả thành một trận Cai Hạ cuối thời Đông Hán…

Nghịch lý người xấu

Khi nhận xét về Đổng Trác, Trần Thọ đã nói rằng: “Đổng Trác hung ác tàn nhẫn như lang sói, bạo ngược bất nhân, từ khi có sách vở ghi chép đến nay, e là chưa có ai như vậy”. Nói như Trần Thọ, Đổng Trác là kẻ gian ác đến cùng cực, dù cho Kiệt, Trụ cũng không bì kịp, dù cho Hạng Vũ, Tào Tháo chôn sống mấy vạn hàng binh cũng chẳng ác bằng.

Đổng Trác hẳn phải làm ra những chuyện xấu xa đến mức độ nào thì mới bị nhận xét một cách nặng nề đến vậy. Nếu như ý kiến của Trần Thọ là ý kiến của con người thì lại có một luồng ý kiến khác đánh giá ngược lại – ý kiến của ông trời.

Trước ngày Đổng Trác chết, có rất nhiều điềm triệu cảnh báo. Bọn trẻ con trong dân gian sáng tác bài đồng dao: “Thiên lý thảo, hà thanh thanh, thập nhật bốc, do bất sinh”. Ba chữ “thiên”, “lý”, “thảo” ghép lại thành chữ “Đổng”; “thập”, “nhật”, “bốc” ghép lại thành chữ “Trác”.

Bốn câu này cảnh báo cái chết của Đổng Trác. Ngoài ra còn có một bài đồng dao khác mang tên Đổng đào – có ý khuyên Trác nên chạy trốn. Lại có một đạo sĩ viết trên tấm vải bố chữ Lữ, để cảnh báo cho Đổng Trác về nguy cơ của Lữ Bố. Đến ngày lên đường vào cung, con ngựa của Đổng Trác tỏ vẻ kinh sợ rồi rơi lệ.

Trác quay vào thay áo, người vợ bé lại ngăn cản. Đổng Trác vẫn cố vào cung, lúc gần đến nơi thì con ngựa kinh sợ lần thứ hai, dừng lại không chịu đi. Bất kể là trẻ con, đạo sĩ hay là loài vật, đối với cái chết của Đổng Trác đều có vẻ lo sợ. 

Vào thời Hán Linh đế, khi rất nhiều điềm triệu quái lạ hiện ra, Nghị lang Sái Ung đã dâng sớ nói rằng: “Ông trời đối với Đại Hán ân cần không ngớt. Bởi thế mới nhiều lần làm ra biến cố quái lạ, lấy đó làm khiển trách, muốn khiến cho người làm vua cảm ngộ, biến nguy thành yên”. Có thể dựa vào đó để nói luôn rằng: ông trời đối với Đổng Trác ân cần không ngớt, bởi thế mới nhiều lần làm ra biến cố quái lạ, để cảnh báo cho Đổng Trác, hòng biến nguy thành yên.

Thật vậy, chỉ có cái chết của Đổng Trác là có nhiều điềm triệu cảnh báo nhất, nếu ta đem so sánh với mấy nhân vật “chính diện” như Lưu Bị, Tôn Kiên, Quan Vũ, Gia Cát Lượng. Vấn đề nằm ở chỗ tại sao ý trời lại ân cần với một kẻ vô cùng độc ác như Đổng Trác? Phải chăng là đúng như lời Trương Giác nói: trời xanh đã chết. Bởi vì đã chết nên mới ủng hộ kẻ độc ác chưa từng có trong sách vở? Hay thực ra đằng sau hình tượng Đổng Trác độc ác hung tàn còn có một Đổng Trác khác đã bị sử gia làm méo mó đi?

Đổng Trác thường được mô tả là kẻ phì nộn vô dụng, nhưng thực tế lại rất dũng mãnh và nhiều mưu lược
Đổng Trác thường được mô tả là kẻ phì nộn vô dụng, nhưng thực tế lại rất dũng mãnh và nhiều mưu lược

Hai Đổng Trác

Ngay ở trong Tam quốc chí là tác phẩm phê phán Đổng Trác đến cùng cực, ta vẫn có thể nhận ra hai hình tượng Đổng Trác trái ngược nhau. Một Đổng Trác sau khi vào kinh đô làm nhiều việc xấu, thương thiên hại lý, nhưng đồng thời cũng có một Đổng Trác hào sảng anh hùng của thời kỳ trước đó.

 Đổng Trác là con thứ hai trong một gia đình “lương gia” (con nhà lành) ở huyện Lâm Thao, quận Lũng Tây. Cha Trác từng làm quan úy ở huyện Luân Thị, quận Dĩnh Xuyên. Chương Hoài thái tử cho rằng Trác cùng em là Đổng Mân sinh ở Dĩnh Xuyên, nên tên tự của họ đều có chữ “Dĩnh”. Đổng Trác là Trọng Dĩnh, Đổng Mân là Thúc Dĩnh. Đổng Trác lúc trẻ thường thích làm hiệp khách (hảo hiệp), thường hành tẩu giang hồ trong đất người Khương, quen biết với các cừ soái của người Khương.

Sau này Trác trở về quê làm ruộng, trong số cừ soái cũng có người đi theo Trác cùng về. Đổng Trác liền giết con trâu của mình để đãi các cừ soái. Hành động nghĩa hiệp đó làm họ cảm động. Khi trở về, họ lại gom góp mấy ngàn súc vật tặng cho Đổng Trác. Đổng Trác thời đó là một người trọng nghĩa khinh tiền. Về sau làm Quân tư mã có công, được ban chín ngàn xấp lụa, Trác cũng chia hết cho thuộc lại và sĩ tốt.

Đổng Trác rất giỏi võ, gân sức khó ai bì kịp, thường đeo hai túi tên, giương cung được bằng cả hai tay, lại là người thuộc sáu quận Hà Tây nên được tuyển chọn làm Vũ Lâm lang (túc vệ ở trong cung nhà Hán). Hình tượng Đổng Trác dũng mãnh này vẫn còn in hằn trong tâm thức dân gian thời Tống-Nguyên.

Thời đó họ vẫn còn mô tả Đổng Trác là người “cơ căng, thịt đầy, bụng to, ra trận vứt áo giáp thì chạy nhanh hơn ngựa hay, lúc ngồi có thể giơ tay bắt được chim én” (chim én bay rất nhanh), hoàn toàn trái ngược với hình ảnh Đổng Trác phì nộn, vô dụng mà ngày nay chúng ta thường nghĩ. 

Về sau Đổng Trác rời khỏi triều đình, làm Quân tư mã theo Trung lang tướng Trương Hoán đi đánh dẹp người Khương Tiên Linh ở ba châu U, Tinh, Lương, bắt đầu cuộc đời của một chiến sĩ vào sinh ra tử, đánh dẹp Khương Hồ, giữ yên bờ cõi cho nhà Hán. Anh hùng ký cho biết Trác đánh nhau với quân Khương Hồ “trước sau hơn trăm trận”.

Đổng Trác đã bán mạng lập công, trải qua nhiều lần thăng chức, từ Lang trung, Quảng Vũ lệnh, Thục quận Bắc bộ Đô úy, Tây Vực Mậu kỷ Hiệu úy, Thứ sử Tinh Châu, Thái thú Hà Đông, Đông trung lang tướng, cuối cùng được phong Tiền tướng quân, tước Li hương hầu, được làm Tinh Châu mục.

Trong mắt các nhà sử học thì những tội ác của Đổng Trác mới là thứ đáng ghi chép, còn công lao của ông ta thì không cần phải kể lể rườm rà
Trong mắt các nhà sử học thì những tội ác của Đổng Trác mới là thứ đáng ghi chép, còn công lao của ông ta thì không cần phải kể lể rườm rà

Một nửa sự thật

Chu Thọ Xương nhận xét rằng nửa đầu đời Trác là “lập công nơi biên thành”, nhưng truyện về Đổng Trác trong Tam quốc chí so với truyện về Trác trong Hậu Hán thư của Phạm Diệp thì giản lược hơn. Trần Thọ chỉ lướt qua giai đoạn “năng thần thời trị” của Đổng Trác mà chỉ tập trung ghi rõ từ khi Hà Tiến triệu Đổng Trác vào kinh.

Chiến công của Đổng Trác rất nhiều, nhưng Trần Thọ chỉ kể có ba việc: một là việc theo Trương Hoán đi đánh dẹp ở Tinh Châu có công, được phong làm Lang trung; hai là việc làm Trung lang tướng đi đánh dẹp Khăn Vàng, bị thua trận; ba là việc được phục chức Trung lang tướng đi đánh dẹp Hàn Toại, nhưng bị vây ở phía bắc núi Vọng Viên, phải dùng kế để lui binh; rồi chỉ vì sáu cánh quân ở Lũng Tây chỉ có mình quân của Trác toàn vẹn trở về nên Đổng Trác được phong Tiền tướng quân, Li hương hầu, Tinh Châu mục. Chu Thọ Xương, Vương Minh Thịnh đều khen việc làm này của Trần Thọ là “đủ chứng minh sử bút gọn gàng”, “vốn là hơn hẳn họ Phạm”. 

Nếu đọc phần ghi chép của Trần Thọ, ta sẽ có cảm giác Đổng Trác khá vô dụng. Ba lần ra quân lớn của Đổng Trác chỉ có lần đầu đi theo Trương Hoán là chiến thắng, hai lần tự cầm quân sau này thì một lần thua trận, một lần không lập nên công cán gì mà cũng được thưởng. Thật ra cái gọi là “sử bút gọn gàng” của Trần Thọ chính là cắt xén tư liệu, chỉ giữ lại thứ mình muốn. Trên thực tế Đổng Trác là một viên tướng có năng lực nhiều hơn ta tưởng.

Đổng Trác trước đó từng làm Tòng sự, dẫn kỵ binh đi đánh dẹp bọn cướp người Khương trong quận Lũng Tây, đại phá chúng, chém hơn ngàn đầu. Khi theo Trương Hoán đánh quân Tiên Linh ở ba châu U, Tinh, Thanh, cũng là Đổng Trác cùng Tư mã Doãn Đoan chia hai đường ra đánh, phá giặc. Thứ sử Tinh Châu là Đoàn Quýnh là một danh tướng trong công cuộc bình định người Khương Tiên Linh thời Hán Linh đế đã tiến cử Đổng Trác. Điều này cho thấy năng lực cầm quân của Đổng Trác.

Theo Giang Biểu truyện, lúc chuyển sang phía đông đánh Khăn Vàng, “Trác nghe theo kế của Thái thú Cự Lộc là Quách Điển nên mới thua trận”. Nhưng đáng chú ý nhất là phần ghi chép về trận đánh Hàn Toại.

Trần Thọ nói Trác “lại làm Trung lang tướng, sang tây cự Toại, bị vây ở mép núi Vọng Viên”. Phan Mi và Thẩm Gia Bản chỉ ra rằng đây là hai việc khác nhau. Hàn Toại làm phản ở Du Trung thuộc quận Kim Thành, nhưng núi Vọng Viên lại thuộc quận Hán Dương.

Theo Hậu Hán thư thì ở giữa hai việc này còn có một đoạn rất dài về việc quân Hàn Toại thế mạnh, nhưng Đổng Trác đã chớp thời cơ đánh tan bọn Toại, rồi sau đó Trương Ôn mới sai Trác cầm cánh quân riêng đi đánh Vọng Viên.

Trần Thọ “sử bút gọn gàng”, “hơn hẳn họ Phạm” đã giấu biến chiến tích của Đổng Trác, biến người có công thành kẻ vô công; nhưng nhiều người lại tán thưởng. Các sử gia đó đều cho rằng “chép về Trác là chép nguồn gốc loạn lạc” – nghĩa là chỉ cần nói Đổng Trác đã làm những chuyện xấu xa gì là đủ, nhưng một nửa sự thật lẽ nào lại là sự thật?

Đổng Trác có nhiều công lao với nhà Hán là sự thật. Ông ta nhiều lần được triệu về triều làm quan cũng là sự thật. Trong hai năm Trung Bình thứ năm và sáu, Đổng Trác hai lần được triệu hồi, nhưng cả hai lần ông ta đều từ chối, xin ở lại. Thế mà “đúng lúc được Hà Tiến triệu gọi”, Trác lại tất tả đi ngay. Rốt cuộc ông ta có mục đích gì?.

Đọc thêm

Trung tâm hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực: Nơi bình yên tìm về

Ngôi nhà Ánh Dương ở Thanh Hóa chính thức đi vào hoạt động từ tháng 1/2022. (Ảnh: HLHPNVN)
(PLVN) -  Với nạn nhân bị bạo lực giới nói chung và bạo lực gia đình nói riêng, để “bình yên tìm về” là cả một hành trình dài. Nhưng qua mô hình Trung tâm dịch vụ một cửa hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực - Ngôi nhà Ánh Dương, trong hành trình đó, họ không đơn độc. Với nhiều người, hạnh phúc, bình yên đã thực sự trở lại.

Ngăn chặn ma túy “núp bóng” thuốc lá điện tử

Hiện nay chỉ có một số ít cơ quan có năng lực xét nghiệm phát hiện ma túy tổng hợp được như: Viện Giám định Pháp y – Bộ Y tế, Viện Khoa học hình sự - Bộ Công an. (Nguồn ảnh: Thanh Loan)
(PLVN) -  Trong những năm gần đây, các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới hay còn gọi là thuốc lá mới đã xuất hiện trên toàn thế giới với hai dòng sản phẩm chính là thuốc lá điện tử và thuốc lá làm nóng. Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho hay, khoảng từ năm 2015, các sản phẩm thuốc lá mới bắt đầu du nhập vào Việt Nam và nhanh chóng thu hút giới trẻ.

Thuốc lá điện tử gây ảo giác, loạn thần

4 trường hợp là học sinh nhập viện do ngộ độc sau khi hút thuốc lá điện tử. (Ảnh: Bệnh viện Bãi Cháy)
(PLVN) - Thời gian qua, tại một số bệnh viện đã tiếp nhận một số bệnh nhân đến điều trị có liên quan đến hút thuốc lá điện tử. Điều đáng lưu ý là hầu hết, bệnh nhân đến bệnh viện do có dấu hiệu đau đầu, lo âu, mất ngủ, rối loạn hoảng sợ, có một vài trường hợp có dấu hiệu loạn thần, ảo giác. Vấn đề này ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe tâm thần của người sử dụng.

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu
(PLVN) - Hòa chung không khí thi đua sôi nổi của thiếu nhi cả nước, thiếu nhi Bạc Liêu đã và đang ra sức thi đua rèn luyện, học tập, thực hiện các công trình, phần việc Măng non lập thành tích chào mừng để kỷ niệm 82 năm Ngày thành lập Đội TNTP Hồ Chí Minh (15/5/1941 – 15/5/2023), làm quà nhân kỷ niệm 133 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2023).

Đừng coi thường say nóng, say nắng

Ảnh minh họa. (Nguồn: baochinhphu.vn)
(PLVN) -  Dù miền Bắc mới bước vào đợt nắng nóng gay gắt diện rộng thứ 2 kể từ đầu mùa nhưng nhiệt độ cao nhất ở nhiều nơi mấy ngày qua đều chạm hoặc vượt ngưỡng 40 độ C. Dự báo, thời gian tới sẽ xuất hiện nắng nóng nhiều hơn và gia tăng về cường độ trên phạm vi toàn quốc.