Giải mã thành công của Campuchia ở SEA Games 30

Giải mã thành công của Campuchia ở SEA Games 30
Campuchia, đối thủ của Việt Nam ở bán kết SEA Games 30, thường chơi chuyển trạng thái nhanh trong trận đấu.

Campuchia có lợi thế so với các đối thủ ở SEA Games, đó là họ được chơi trên sân cỏ nhân tạo.

Hầu hết sân bóng ở Campuchia đều là cỏ nhân tạo. Trong khi đối thủ mất thời gian làm quen hơn, lối chơi của thầy trò Felix Dalmas không bị tác động. Sau khi Việt Nam bị Thái Lan chọc thủng lưới bởi cú phát bóng lỗi của thủ môn Nguyễn Văn Toản, HLV Park kêu gọi học trò không chuyền về cho thủ môn nữa.

Với Campuchia, triển khai bóng từ thủ môn lại là thế mạnh ở SEA Games năm nay. Soksela Keo, khi 18 tuổi đã là thủ môn hay nhất giải vô địch Campuchia. Anh thuận chân phải và có khả năng phất bóng tốt. Soksela sẵn sàng nhận đường chuyền về từ đồng đội và chuyền dài một chạm chính xác.

2019 là năm lịch sử với bóng đá Campuchia. Tháng 2/2019, họ vượt qua Malaysia và Myanmar để vào bán kết U22 Đông Nam Á. Họ chỉ chịu thua Thái Lan ở bán kết, trên loạt đá luân lưu. Hai tháng qua, Campuchia liên tiếp gặt hái thành công. Họ thắng Việt Nam và Thái Lan ở giải U18 Đông Nam Á rồi lần đầu dự vòng chung kết U19 châu Á. Hôm 4/12, lịch sử bóng đá Campuchia cũng sang trang mới khi thầy trò Felix Dalmas hạ Malaysia để vào bán kết SEA Games.

Bệ phóng thành công của Campuchia bắt nguồn từ gần 10 năm trước. Tháng 9/2010, chủ tịch Phnom Penh Crown (PPC), ông Rithy Samnang khởi công xây dựng học viện bóng đá cho CLB. Với kinh phí hoạt động 120.000 USD mỗi năm, Samnang muốn định hướng phát triển theo phong cách CLB Everton. "Công cuộc tìm kiếm Wayne Rooney của Campuchia bắt đầu từ bây giờ", ông nói khi đó.

Các cầu thủ trẻ được tập luyện sáu ngày mỗi tuần, 45 tuần mỗi năm, bên cạnh việc học văn hóa. Những cầu thủ ưu tú được chọn đi dự trại hè bóng đá trong khu vực. Tháng 6/2011, học viện PPC lần đầu du đấu ở giải giao hữu U14 cùng Thái Lan, Bangladesh, Indonesia, Malaysia và chủ nhà Singapore. Dù chỉ mang theo cầu thủ 12, 13 tuổi, PPC đè bẹp Thái Lan 5-0 ngay trận ra quân. Họ kết thúc giải ở vị trí thứ ba.

Gần 10 năm sau. PPC là nguồn cung cầu thủ chính cho các lứa đội tuyển Campuchia. Trong trận thắng Malaysia 3-1 hôm 4/12, quá nửa cầu thủ ở đội hình xuất phát Campuchia trưởng thành từ PPC.

Các học viện bóng đá ở Campuchia đều định hướng cầu thủ thi đấu trong sơ đồ 4-3-3. Đó cũng là cách sắp xếp đội hình Campuchia hiện tại. Ở trận quyết định với Malaysia, cặp trung vệ Campuchia là Sambath Tes và Sovann Ouk. Ở trung tuyến, đội trưởng Chanpolin Orn đá trụ, còn Sodavid In và Sokpheng Keo được đẩy lên cao hơn. Hai tiền đạo cánh của Campuchia có lối đá trái ngược. Nếu như Sieng Chanthea thiên về kỹ thuật và qua người, Rosib Sath mạnh về tốc độ và thể lực. Họ đá nghịch cánh để khi cần có thể đưa bóng vào trung lộ và dứt điểm. Trung phong số 9 Bunheing Reung dày người và có sức càn lướt. Anh là một trong hai cầu thủ quá tuổi của Campuchia, bên cạnh Sokpheng.

Sokpheng Keo là tiền vệ tấn công có khả năng dứt điểm tốt. Ảnh: Đức Đồng.

Sokpheng Keo là tiền vệ tấn công có khả năng dứt điểm tốt. Ảnh:Đức Đồng.

Nhờ lợi thế cỏ nhân tạo, cầu thủ Campuchia tích cực chuyền ngắn, hoặc đi bóng tạo khoảng trống (kéo bóng). Nhiều vị trí của họ sẵn sàng kéo bóng và mở ra cơ hội chuyền lên tuyến trên. Một số cầu thủ kéo bóng nổi bật là hậu vệ trái Baraing Seut, tiền vệ Sodavid và Sokpheng.

Nếu không quen đá sân có nhân tạo, cầu thủ đỡ, chuyền hay rê bóng đều gặp khó khăn. Đó là vấn đề các đối thủ của Campuchia đang phải đối mặt. Nhờ đó, lối chơi chuyển trạng thái nhanh của Campuchia càng hiệu quả hơn.

Chuyển trạng thái có hai giai đoạn: từ phòng ngự sang tấn công, hoặc từ tấn công sang phòng ngự. Campuchia có xu hướng chuyền nhanh lên mỗi khi cướp được bóng, và tranh cướp nhanh mỗi khi mất bóng.

Campuchia làm tốt ở giai đoạn một. Họ không ngại đối thủ gây áp lực tầm cao (high press), bởi khi cần, thủ thành Soksela sẵn sàng tham gia luân chuyển bóng như cầu thủ thứ 11. Dâng cao tranh cướp bóng với Campuchia sẽ là con dao hai lưỡi, mà Việt Nam không được nắm đằng chuôi. Campuchia có nhiều cầu thủ có khả năng thoát vòng vây tốt như Rosib hay Sokpheng. Nhưng, nổi bật hơn cả vẫn là tiền đạo trái Chanthea.

Khả năng đi bóng và thoát người của Chanthea

Số 17 Chanthea có khả năng cầm bóng thoát người và rê dắt dứt điểm tốt.

Chanthea, 17 tuổi, là quân bài tẩy của Felix ở đội tuyển và U23 Campuchia. Anh có tốc độ, khả năng rê dắt và dứt điểm tốt. Lối chơi chuyển trạng thái của Campuchia phụ thuộc nhiều vào Chanthea. Tiền đạo 17 tuổi thoát người tốt ngay cả khi phải quay lưng về khung thành, nhưng không phải lúc nào anh cũng có cơ hội đi bóng qua người. Lối chơi của Chanthea nguy hiểm nhất khi có khoảng trống. Đó là lý do Campuchia dùng nhiều bài lên bóng bên cánh phải hơn.

Cánh phải của Campuchia thường hiện diện trung vệ lệch phải Sovann, hậu vệ phải Pisal Kan, tiền vệ trung tâm Sodavid và tiền đạo phải Rosib. Họ không thường tạo ra ưu thế quân số (overload) ở cánh phải, mà chủ yếu phối nhỏ và chạy chỗ không bóng. Họ luôn xử lý trước đối thủ một nhịp để dễ tạo bất ngờ và rối loạn.

Khả năng chồng biên phải của Campuchia

Tình huống xâm nhập từ cánh phải của Campuchia.

Đây là cách dàn xếp đội hình của hai đội. Malaysia áp sát hai trung vệ Campuchia và tiền vệ Chanpolin, buộc Sambath phải đưa bóng ra cánh phải. Pisal nhận bóng rồi đưa dọc biên lên ngay cho Rosib - người đồng thời lùi về thoát người kèm và nhận bóng (hìnhtrái). Rosib trả bóng một chạm ngay cho Pisal - cầu thủ lúc đó đã thoát người kèm. Cùng thời điểm, Rosib quay đầu chạy dọc cánh phải để nhận đường chuyền một chạm của Pisal (hình phải). Các cầu thủ Malaysia chơi một kèm một, nhưng Campuchia ăn ý và chủ động hơn để tạo ra cơ hội bên cánh phải.

Đây là cách dàn xếp đội hình của hai đội. Malaysia áp sát hai trung vệ Campuchia và tiền vệ Chanpolin, buộc Sambath phải đưa bóng ra cánh phải. Pisal nhận bóng rồi đưa dọc biên lên ngay cho Rosib - người đồng thời lùi về thoát người kèm và nhận bóng (hìnhtrái). Rosib trả bóng một chạm ngay cho Pisal - cầu thủ lúc đó đã thoát người kèm. Cùng thời điểm, Rosib quay đầu chạy dọc cánh phải để nhận đường chuyền một chạm của Pisal (hình phải). Các cầu thủ Malaysia chơi một kèm một, nhưng Campuchia ăn ý và chủ động hơn để tạo ra cơ hội bên cánh phải.

Campuchia cũng biết tận dụng quả ném biên. Phút 51, Pisal ném dọc biên cho Sodavid. Sodavid chuyền ngay tiếp cho Bunheing rồi di chuyển ra khoảng trống nhận bóng. Cùng lúc, Bunheing lùi về thoát người kèm, rồi bật một chạm lại ngay cho Sodavid (hình trái). Lúc này Sokpheng nhận thấy khoảng trống trước mắt, di chuyển để nhận bóng từ Sodavid. Anh có thể dốc bóng thẳng, hoặc chuyền cho Chanthea. Để Chanthea có bóng, đối mặt với khung thành trong tình huống một chọi một là không nên.

Campuchia cũng biết tận dụng quả ném biên. Phút 51, Pisal ném dọc biên cho Sodavid. Sodavid chuyền ngay tiếp cho Bunheing rồi di chuyển ra khoảng trống nhận bóng. Cùng lúc, Bunheing giậtlạithoát người kèm, rồi bật một chạm lại ngay cho Sodavid (hình trái). Lúc này Sokpheng nhận thấy khoảng trống trước mắt, di chuyển để nhận bóng từ Sodavid. Anh có thể dốc bóng thẳng, hoặc chuyền cho Chanthea. Để Chanthea có bóng, đối mặt với khung thành trong tình huống một chọi một là không nên.

Cũng với pha ném biên ở vị trí tương tự phút 55, Campuchia lại tạo ra cơ hội. Pisal ném dọc biêncho Sodavid, để cầu thủ này che bóng qua người (hình trái).Lần này Sodavid nhận thấy Bunheing di chuyển vào khoảng trống giữa trung vệ trái và hậu vệ trái Malaysia, nên chọc khe cho đồng đội. Sau đó, Bunheing, Sodavid, Sokpheng và Chanthea đồng loạt dâng cao tạo thành tình huống năm đánh bốn.

Cũng với pha ném biên ở vị trí tương tự phút 55, Campuchia lại tạo ra cơ hội. Pisal ném dọc biêncho Sodavid, để cầu thủ này che bóng qua người (hình trái).Lần này Sodavid nhận thấy Bunheing di chuyển vào khoảng trống giữa trung vệ trái và hậu vệ trái Malaysia, nên chọc khe cho đồng đội. Sau đó, Bunheing, Sodavid, Sokpheng và Chanthea đồng loạt dâng cao tạo thành tình huống năm đánh bốn.

Khi không có cơ hội triển khai bóng bên cánh phải, cầu thủ Campuchia sẽ tìm cách phất bổng sang bên trái cho Chanthea. Ngoài tiền vệ và tiền đạo, Campuchia còn có trung vệ Sambath chuyền dài tốt. Những quả phất bóng như vậy có điểm mạnh là giúp Chanthea nhận bóng trong tư thế một đối một, chưa kể Baraing thường xuyên băng lên hỗ trợ. Tiền đạo 17 tuổi sẽ cầm bóng đột phá ngay lập tức để tạo ra đột biến.

Phương án này có nhược điểm là đôi khi hậu vệ phải của Malaysia bắt bài và chạy lên đánh đầu cắt bóng. Khi đó, cánh trái Campuchia rất mỏng và dễ bị phản công. Hơn nữa, mảng miếng này phụ thuộc nhiều vào Chanthea. Anh đã nhận hai thẻ vàng ở vòng bảng và có thể bị treo giò ở bán kết.

Nếu Chanthea không thể thi đấu, thay thế anh là số 7 Piseth Mao - cầu thủ có lối đá tương đồng. Ảnh: CFF.

Nếu Chanthea không thể thi đấu, thay thế anh là số 7 Piseth Mao - cầu thủ có lối đá tương đồng. Ảnh: CFF.

Những nét tấn công chủ đạo nhất của Campuchia được thể hiện ở bàn nâng tỷ số lên 2-0 trước Malaysia. Thủ môn Soksela phất bổng tới đúng vị trí của trung phong Bunheing. Nhận bóng trong tư thế thuận lợi, Bunheing xoay người rồi phất bóng sang cánh trái cho Chanthea. Trước mặt tiền đạo 17 tuổi chỉ là một hậu vệ Malaysia. Anh dùng kỹ thuật vượt qua đối thủ rồi sút vào góc gần. Thời gian từ lúc bóng rời chân Soksela đến khi bay vào lưới Malaysia chưa đến 15 giây.

Campuchia cũng tích cực tranh cướp ngay khi mất bóng, dù ở phần sân đối thủ. Lối chơi này thường mạo hiểm, nếu tuyến vây ráp đầu tiên bị vượt qua. Đối thủ có thể bình tĩnh cầm bóng và đập nhả nhanh để vượt qua, hoặc sử dụng cầu thủ thoát pressing tốt. Nhưng, phần lớn đối thủ của Campuchia, trong đó có Việt Nam, đều không quen cỏ nhân tạo. Khả năng phối nhỏ hoặc xử lý một chạm của Việt Nam bị ảnh hưởng tại SEA Games 30. Campuchia có thể tận dụng điều đó để siết không gian chơi bóng của Tiến Linh và đồng đội.

Khả năng chuyển trạng thái phòng ngự của Campuchia

Campuchia tích cực tranh cướp ngay khi mất bóng.

Dù chuyển trạng thái ở giai đoạn nào, Campuchia cũng cho thấy ưu, nhược điểm. Hàng thủ năm người của Việt Nam có thể giúp thầy trò Park Hang-seo ngăn chặn đòn tấn công cánh phải của Campuchia. Tấn Tài, hoặc Trọng Hoàng, cũng cần đề phòng những cú phất bóng đổi hướng sang cánh trái Campuchia. Nếu Chanthea không thể ra sân, sức mạnh của họ sẽ giảm đáng kể. Thử thách cho Việt Nam là khả năng thoát pressing trước Campuchia.

Nếu như hàng công tỏ ra ăn ý, hàng thủ Campuchia chưa kết dính cao. Cặp trung vệ Sambath và Sovann vẫn còn mắc nhiều sai lầm ở khả năng kèm người. Đây có thể là điểm yếu để Tiến Linh và Đức Chinh khai thác. Với khả năng phòng ngự phản công và dùng bóng dài tấn công trực diện, Việt Nam có thể bẻ gãy hàng công của Campuchia.

Như thầy Park nói trước trận đấu, Việt Nam giờ chỉ còn chiến đấu bằng tinh thần. Tinh thần cũng là vũ khí của Campuchia. Felix và Honda truyền cho học trò tâm lý không sợ hãi, như cách họ đập nhả nhuần nhuyễn để chọc thủng lưới chủ nhà Philippines ở trận ra quân. Cầu thủ Campuchia cũng sẵn sàng xả thân vì đội nhà như cách Sambath dù đi tập tễnh, vẫn tung người xoạc bóng cản bước tiến Malaysia.

Tinh thần thi đấu của Campuchia

Cú chuồi bóng khi đang chấn thương của Sambath, hay màn phối hợp đẳng cấp ghi bàn vào lưới Philippines cho thấy tinh thần chiến đấu thăng hoa của Campuchia.

SEA Games 30 diễn ra từ ngày 30/11 đến 11/12 tại Philippines với 56 môn thi đấu, tranh 529 bộ huy chương, trở thành kỳ đại hội có số môn thi đấu nhiều nhất lịch sử. Đoàn Việt Nam tham gia hơn 40 bộ môn với mục tiêu giành 65 đến 70 HC vàng.

VnExpress mở chuyên trang SEA Games 30 để cập nhật những thông tin nhanh và hấp dẫn nhất với sự đồng hành của tập đoàn bất động sản An Gia.

Đọc thêm

Giải Taekwondo Cảnh sát Châu Á mở rộng 2024 tại Việt Nam thành công tốt đẹp

Trao giải tại Lễ bế mạc.
(PLVN) - Ngày 9/12, Giải Taekwondo Cảnh sát châu Á mở rộng năm 2024 đã bế mạc sau 4 ngày diễn ra nhiều giải đấu sôi nổi. Giải Taekwondo Cảnh sát châu Á mở rộng năm 2024 do Bộ Công an đăng cai, Hiệp hội Thể thao CAND Việt Nam và Liên đoàn Taekwondo Cảnh sát thế giới phối hợp tổ chức, diễn ra từ ngày 6 - 9/12 tại Khu liên hợp thể thao tỉnh Quảng Ninh.

Hành trình người khuyết tật chinh phục đấu trường thể thao quốc tế

Những gương mặt vàng của làng thể thao người khuyết tật Việt Nam. (Ảnh: Tổng hợp)
(PLVN) - Thời gian qua, thể thao người khuyết tật đã đóng góp không nhỏ vào bảng vàng thành tích của thể thao Việt Nam. Rất nhiều gương mặt vận động viên người khuyết tật đã được vinh danh trên các đấu trường thể thao khu vực và quốc tế. Trong số đó, nhiều tài năng nổi bật đã được phát hiện thông qua các câu lạc bộ văn hóa thể thao và các giải đấu dành cho người khuyết tật tại cơ sở.

Mãn nhãn đêm nhạc chào mừng Giải Taekwondo Cảnh sát châu Á tại Quảng Ninh

Mãn nhãn đêm nhạc chào mừng Giải Taekwondo Cảnh sát châu Á tại Quảng Ninh
(PLVN) - Tối 7/12, tại Quảng trường 30/10 (phường Hồng Hải, TP Hạ Long), Bộ Công an và UBND tỉnh Quảng Ninh phối hợp tổ chức Đêm nhạc chào mừng Giải Taekwondo Cảnh sát châu Á mở rộng năm 2024 với chủ đề “Rạng rỡ Việt Nam”. Các vị đại biểu, người dân và du khách không khỏi trầm trồ trước những tiết mục thể hiện tại chương trình chào mừng Giải.

"Chúng tôi quyết tâm có 3 điểm"

Đội tuyển Thái Lan đã có mặt tại Hà Nội (Ảnh FAT)
(PLVN) - Trước trận đấu giữa  đội tuyển Timor Leste  và Thái Lan, HLV HLV Masatada Ishii  của đội tuyển Thái Lan đặt mục tiêu có điểm.

AFF Cup: Chờ Chiến thắng đầu tay của ông Kim Sang Sik

Huấn luyện viên Kim Sang Sik cùng đội tuyển Việt Nam hướng tới mục tiêu có 3 điểm trước đội tuyển Lào. (Ảnh: VFF)
(PLVN) - Ngày 9/12 tới tại Viêng Chăn, đội tuyển Việt Nam sẽ đối đầu với đội tuyển Lào tại AFF Cup 2024. Với đối thủ không cùng đẳng cấp, khả năng rời nước bạn với 3 điểm nằm trong tay học trò ông Kim Sang Sik.

Quảng Ninh sẵn sàng cho Giải Taekwondo Cảnh sát châu Á

Khu Liên hợp thể thao tỉnh Quảng Ninh.
(PLVN) - Toàn bộ các hạng mục hạ tầng kỹ thuật thiết yếu phục vụ Giải Taekwondo Cảnh sát châu Á mở rộng năm 2024 tại Quảng Ninh đã hoàn thành, sẵn sàng cho những trận đấu đầu tiên được khởi tranh vào ngày 6/12.