Giải mã ngôn ngữ cơ thể của ông Trump và ông Kim

Hình ảnh ông Trump và ông Kim tại Việt Nam (bên trái) và tại cuộc gặp ở Singapore (bên phải)
Hình ảnh ông Trump và ông Kim tại Việt Nam (bên trái) và tại cuộc gặp ở Singapore (bên phải)
(PLVN) - Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un trong cuộc gặp đầu tiên ở Việt Nam ngày 27/2 đã thể hiện sự hòa hợp với nhau thông qua các cử chỉ và cách bắt tay, Reuters dẫn lời các chuyên gia về ngôn ngữ cơ thể cho biết.

Trong cuộc gặp đầu tiên trong khuôn khổ Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều Tiên lần thứ 2 diễn ra ở Việt Nam, ông Trump và ông Kim đã tươi cười bắt tay nhau trước truyền thông, sau đó có cuộc gặp kín 20 phút trước khi cùng các trợ lý thân cận ăn tối.

Trong các cuộc nói chuyện ngắn có sự có mặt của báo giới, lãnh đạo 2 nước cũng dành cho nhau những lời hết sức tốt đẹp.

Chuyên gia ngôn ngữ cơ thể Australia Allan Pease chỉ ra rằng, trong những hình ảnh rạng rỡ được truyền từ thủ đô của Việt Nam đi khắp thế giới, trước hàng quốc kỳ của 2 nước được xếp đan xen, ông Trump đã hướng về phía ông Kim, lòng bàn tay hếch lên trên trước khi 2 nhà lãnh đạo siết chặt tay nhau và quay mặt về phía máy ảnh.

“Cả 2 đều nỗ lực để cho thấy quan hệ của họ đã được cải thiện từ lần gặp trước. Sự “phản chiếu” lẫn nhau giữa họ khá mạnh mẽ”, chuyên gia về ngôn ngữ cơ thể từng có một số cuốn sách về chủ đề này nhận định.

Theo ông Allan Pease, khái niệm “phản chiếu” được dùng để chỉ việc mọi người bắt chước ngôn ngữ cơ thể của nhau để giúp đối phương cảm thấy thoải mái.

Các chuyên gia khác cũng cho rằng những động thái của ông Trump và ông Kim tại cuộc trao đổi đầu tiên tại Việt Nam trái ngược với hành động của họ ở cuộc gặp gỡ lịch sử đầu tiên tại Singapore 8 tháng trước, khi họ đều tìm cách thể hiện phẩm chất chỉ huy với những cái bắt tay “alpha male”, thuật ngữ ám chỉ khí chất mạnh mẽ, cứng rắn. 

Chuyên gia Karen Leong của Singapore cũng chỉ ra rằng tại cuộc gặp lần này, ông Kim trông có vẻ tự tin hơn hẳn so với cuộc gặp thượng đỉnh năm ngoái. 

Ông Trump trong khi đó chào đón ông Kim với lòng bàn tay hướng lên – một dấu hiệu cho thấy cách tiếp cận hòa giải, cởi mở hơn từ ông Trump.

“Ông Trump muốn xây dựng quan hệ. Ông ấy không ở đây để trở thành kẻ bắt nạt mà ông ấy đến đây để nâng cao quan hệ với ông Kim”, ông Leong giải mã “thông điệp” của ông Trump qua cái bắt tay.

“Ông Kim đi về phía ông Trump nhanh nhẹn hơn với bàn tay mở rộng. Trước đây, tại Singapore, ông Kim đã do dự hơn rất nhiều. Ông ấy có cảm giác quen thuộc hơn nhiều”, vị chuyên gia người Singapore nói thêm.

Ông Kim Hyung-hee - Giám đốc Phòng ngôn ngữ ngôn ngữ cơ thể Hàn Quốc – thậm chí cho rằng khi bắt tay ông Kim, ông Trump dường như “để ý hơn” một chút so với khi bắt tay các nhà lãnh đạo khác. 

Theo ông Allan Pease, khi ngồi xuống trò chuyện trước báo giới, ông Trump thể hiện phong thái tự tin của người lãnh đạo thường thấy với đôi bàn tay chắp thành hình tam giác ngược.

Đọc thêm

Nghề giáo bốn phương

Giải thưởng Nhà giáo Ghana 2024 là một trong những giải thưởng cao quý nhất để công nhận, tôn vinh những đóng góp của các giáo viên khắp cả nước này. (Ảnh: UNICEF)
(PLVN) - Giáo viên tại các quốc gia đang phát triển thường xuyên đối diện với nhiều thách thức lớn như nghèo đói, thiếu hụt nguồn lực, lớp học quá tải, điều kiện công nghệ hạn chế. Tuy nhiên, họ vẫn luôn kiên trì và tận tâm, không ngừng nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để mang lại tri thức và hy vọng cho từng học sinh, dù cho điều đó đôi khi vượt xa trách nhiệm công việc của họ.

Nghề độc đáo ở Nhật Bản: Ra sức 'nhồi nhét' khách lên tàu, mỗi năm thu nhập trên 800 triệu đồng

 Số lượng người dân đi tàu điện ngầm ở Nhật Bản lúc nào cũng quá tải. (Ảnh: Japan Insider)
(PLVN) - Nhật Bản vốn nổi tiếng là đất nước sử dụng tàu điện ngầm là phương tiện giao thông chính và quan trọng, phục vụ hàng triệu người mỗi ngày. Với hệ thống tàu điện hiện đại, hiệu quả và có mặt khắp các thành phố lớn, việc sử dụng tàu điện là cách tốt nhất để di chuyển trong và ngoài thành phố.

Úc cấm trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội

Hình minh họa
(PLVN) - Chính phủ Úc vừa cam kết sẽ ban hành luật giới hạn độ tuổi sử dụng mạng xã hội là 16 tuổi, kèm theo hình phạt cho các nền tảng không tuân thủ. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ làm thế nào để các ông lớn công nghệ như Facebook, Instagram, TikTok... có thể thực thi hiệu quả quy định này.