Giải mã 'bí quyết' giúp U23 Việt Nam và ông Park liên tiếp tạo kỳ tích

Giải mã 'bí quyết'  giúp U23 Việt Nam và ông Park liên tiếp tạo kỳ tích
Bóng đá cũng như cuộc đời, khoảnh khắc phải được xây dựng trên một nền tảng lâu dài và toàn diện. Điều này được hội tụ ở trận thắng Syria, sau một chuỗi những trận thắng kỳ diệu khác trong gần 2 năm qua của thầy – trò Ông Park Hang Seo.

Có vẻ như “khoảnh khắc” là điều dễ thấy nhất trong chuỗi liên tiếp các thành công của Bóng đá Việt Nam trong gần 2 năm qua. Điều này chắc hẳn khiến nhiều người hâm mộ đều suy nghĩ: Bóng đá là trò chơi “số phận”, là “may mắn”. Nhưng, sự thật hoàn toàn không phải như vậy. Hãy nhìn hành trình khác biệt giữa hơn 30 năm và gần 2 năm qua của bóng đá Việt Nam...

Hơn 30 năm vùng vẫy 'ao làng'

Dù qua bao nhiêu “thế hệ vàng” của bóng đá, nhưng chúng ta vẫn cứ “vật lộn” trong “ao làng” (khu vực Đông Nam Á). Khán giả nhà cứ hết lần này đến lượt khác sống trong “tủi hổ” khi gặp Thái lan là “tắt điện”, bị “bắt vía”.

Nguyên nhân cuối cũng đều được đánh giá là vì thiếu một HLV đủ trình để “xoay sở”, để thoát khỏi cái “vòng luẩn quẩn” là người Việt Nam “làm việc tập thể kém”, “tâm lý non”, “thể lực yếu”. 

Gỡ bài toán này không đơn giản, minh chứng là hơn 30 năm qua, nhiều HLV tên tuổi tầm cỡ quốc tế đều “thất bại”, như Weigang (người Đức), Alfred Riedl (người Áo), Calisto (người Bồ Đào Nha).... Tất cả đều “đứt gánh giữa đường”. Vì sao vậy?. Có lẽ huấn luyện viên ngoại dù tài năng đến mấy cũng bất lực vì thiếu am hiểu người Việt Nam, mà trực tiếp là các cầu thủ và đội ngũ quản lý người Việt.

Nhưng nói thế e vẫn thiếu công bằng, vì HLV nội như Nguyễn Hữu Thắng thì sao?. Tài năng cũng đã được khẳng định cả trong nghiệp cầu thủ lẫn HLV. Văn hóa Việt Nam đương nhiên anh có thừa vì sinh ra và lớn lên chính trên mảnh đất xứ Nghệ - đậm đà bản sắc văn hóa Việt Nam.

Cách giải thích tạm chấp nhận được nhất là: chúng ta thiếu một vị HLV hội tụ thật sự cả tài năng và am hiểu văn hóa Việt Nam. "Ông Park” đã đáp ứng tiêu chí đó và thực tế đã tạo sự khác biệt... 

2 năm “ngẩng cao đầu”, "chơi đẹp" ở “biển lớn”

Chỉ chưa đầy 2 năm, ông Park đã thay đổi toàn diện Bóng đá Việt Nam.

Hiểu văn hóa Việt Nam

"Bóng đá gắn liền với văn hóa", ông Park có vẻ mới là người thấm thía điều này về bóng đá Việt Nam. 

Dù là người Hàn Quốc, nhưng với U23 Việt Nam, ông Park lại được xem là “vị cha già”. Đây là cách nói về sự gần gũi, chia sẻ của ông dành cho cầu thủ và người hâm mộ mình. Mỗi lời ông nói với báo chí thường không thiếu nhấn mạnh đến người hâm mộ. Còn trên sân tập, ông vui đùa với các cầu thủ của mình như người cha nô đùa với những đứa con. 

Tuy thế, ông không thiếu sự nghiêm khắc, một đặc tính cơ bản của người cha trong mọi gia đình người Việt Nam. Ông hay “trầm ngâm” đến độ như “ngủ gật”, điều mà báo chí nhiều lần đề cập khi nói về phong cách của ông trên băng ghế chỉ đạo. Tính cách này đã tạo nên một đội tuyển U23 với các cầu thủ khiêm tốn, ngoan ngoãn, có ý chí và quyết tâm tột cùng. Người hâm mộ có thể cảm nhận được các cầu thủ đối với nhau như một gia đình và hơn thế, luôn kiêu hãnh, trách nhiệm, chơi bóng hết mình vì “màu cờ sắc áo”.  

Tài năng

Tài năng của ông Park có lẽ thể hiện ở 2 yếu tố cốt lõi là “khoảnh khắc” và cách chuẩn bị để đón khoảnh khắc đó.

Đến nay các trận chiến thắng của U23 Việt Nam đều được quyết định ở những khoảnh khắc khi cầu thủ vào thay người. Văn Toàn giúp U23 Việt Nam vượt qua U23 Syria 1-0 thì 3 hôm trước là Công Phượng cũng một kịch bản như vậy với Đội Bahrain. Và điều này cũng lặp lại nhiều lần ở giải đấu chấn động người hâm mộ "túc cầu giáo" - chung kết U23 châu Á tại Thường Châu – Trung Quốc. 

Không thể có chuyện may mắn trong thay người khi mà cứ mỗi trận đấu ông Park thay người là sẽ có bàn thắng. Chắc chắn, ông phải hiểu cầu thủ đó là ai, năng lực của anh ta đến đâu, sử dụng khoảnh khắc nào trong trận đấu... 

Rồi cách thắng kiểu “cân não” - kiểu “bàn thắng vàng”, hầu hết ở những phút cuối trận. Trận với Syria là phút 115/120 thì 3 hôm trước là phút 88/90. Phải chăng ông Park có khả năng “đọc trận đấu”?.

Nhưng bóng đá là trò chơi tập thể – cần sự phối hợp nhịp nhàng của không những 11 cầu thủ trên sân mà cả khán giả và Ban huấn luyện. Nó là môn thể thao tổng hợp và toàn diện, huy động mọi yếu tố trí, lực và cảm xúc. Tài năng của ông Park còn thể hiện ở chỗ, ông đã hiểu và vận dụng triệt để sức mạnh tổng hợp này để xây dựng U23 Việt Nam.

Thêm nữa, ông Park đã “gột rửa” được căn bệnh cố hữu của cầu thủ Việt Nam – “sao”, “tâm lý non”. Đây là cả một cuộc cách mạng vì nó thay đổi về yếu tố “văn hóa” trong bóng đá.   

Điều khiến không ít người tò mò là ông Park “nhồi thể lực” như thế nào mà các cầu thủ Việt như lột xác, điều mà hơn 30 năm qua đời HLV nào cũng gần như "bó tay". Thể lực của U23 Việt Nam ngang ngửa với mọi đối thủ, thi đấu đến những phút bù giờ sau 2 hiệp phụ cũng không thấy biểu hiện mệt mỏi, đuối sức. 

Cách mà ông Park xây dựng nhân sự khiến người ta bất ngờ, rồi dùng từ “dị”. Ngay việc loại Văn Lâm để giữ Văn Quyết và Tiến Dũng cũng gây nhiều tranh cãi trong giới chuyên gia và người hâm mộ. Nhưng cho đến nay, mọi nghi ngại đều biến mất vì sự hợp lý và thành công thấy rõ qua từng ngày. Thật không hổ danh là là người từng trợ lý cho HLV lừng danh Good Hidink, HLV giúp Hàn Quốc đạt Huy chương Đồng WorldCup 2002.

Việc Việt Nam bị thủng lưới rất ít, thắng sít sao kiểu “1-0” với những đối thủ có tiếng trong làng bóng châu lục. Xem ra, bây giờ Việt Nam đã “chơi sòng phẳng” với họ, không chỉ một vài trận, mà cả 2 năm qua, qua 2 giải đấu lớn. 

Chính điều đó là nền tảng để tuyển Việt Nam đón “khoảnh khắc”, mà nhiều người gọi là “may mắn”, là “số phận”. Không thể đợi được đến khoảnh khắc nếu đội bóng của ông Park không tự đưa mình tiệm cận, ngang với đối thủ.

Cảm ơn Ông Park Hang Seo vì giờ đây bóng đá Việt Nam không còn phải “vật lộn” trong “ao làng” như hơn 30 năm qua. Khán giả nhà không còn tự ti nữa. Thay vào đó, có thể “ngẩng cao đầu”, vì bóng đá nước nhà đã chơi “sòng phẳng” ở “biển lớn”. 

Cũng không quên cảm ơn ông Đoàn Nguyên Đức (Chủ tịch Công ty Hoàng Anh Gia Lai), người mang ông Park đến cho bóng đá Việt Nam. Cảm ơn ông Đứcđã đặt những viên gạch đầu tiên để xây dựng nên một lứa cầu thủ ăn, học, và hành đáng nể.

Đọc thêm

VTV và CMG công bố chương trình hợp tác truyền thông trọng điểm

Lãnh đạo VTV và CMG nhấn nút khởi động chuỗi chương trình hợp tác giữa hai đài truyền quốc gia của Việt Nam và Trung Quốc (ảnh BTC).
(PLVN) - Chiều 14/4/2025, tại Hà Nội, Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) và Đài Phát thanh Truyền hình Trung ương Trung Quốc (CMG) đã phối hợp tổ chức Lễ công bố hợp tác truyền thông VTV - CMG và giới thiệu các dự án truyền thông trọng điểm giai đoạn 2025–2026. Thủ tướng Phạm Minh Chính đã gửi thư chúc mừng toàn thể lãnh đạo, cán bộ, phóng viên và biên tập viên của VTV và CMG.

Phim “Địa đạo” cán mốc 130 tỷ

Phim “Địa đạo” cán mốc 130 tỷ
(PLVN) - Tuần qua, phim “Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối” tiếp tục đứng đầu phòng vé. Sự quan tâm của khán giả được dự đoán sẽ giúp bộ phim của đạo diễn Bùi Thạc Chuyên trụ rạp lâu dài.

Điều ít biết về những nét vẽ đầu tiên của phim hoạt hình Việt Nam

“Đáng đời thằng Cáo” - bộ phim hoạt hình đầu tiên của ngành hoạt hình Việt Nam. (Ảnh: Tư liệu)
(PLVN) - Tại Việt Nam, hành trình phát triển của phim hoạt hình tựa như một bức tranh sống động, rực rỡ sắc màu và đầy cảm xúc. Từ nét vẽ đầu tiên cho đến thành công rực rỡ như hiện tại, đó là công sức của biết bao thế hệ nghệ sĩ đầy đam mê, miệt mài cống hiến với bộ môn được gọi là môn nghệ thuật thứ 8.

Dalat Best Dance Crew vươn tầm quốc tế

Dalat Best Dance Crew 2024 quy tụ nhiều nhóm nhảy chuyên nghiệp.

(PLVN) -  Ngày 11/4, thông tin tại Hội nghị cung cấp thông tin cho báo chí, bà Trần Diệp Mỹ Dung - Phó Bí thư Tỉnh đoàn Lâm Đồng khẳng định: “Dalat Best Dance Crew đã tạo dấu ấn lớn không chỉ trong nước mà còn vươn tầm quốc tế. Cuộc thi không chỉ là sân chơi nghệ thuật mà còn là nguồn cảm hứng sống tích cực, sáng tạo cho giới trẻ”.

Tiếp thêm lòng yêu nước qua những bộ phim chiến tranh, lịch sử

Phim “Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối” kỳ vọng sẽ mở ra hướng đi mới cho dòng phim chiến tranh Việt. (ảnh trong phim)
(PLVN) - Những bộ phim chiến tranh, lịch sử Việt Nam giúp khán giả cảm nhận về lòng yêu nước và sự kiên cường, niềm tự hào của dân tộc Việt Nam. Các bộ phim ấy góp phần giữ gìn, phát huy giá trị, bản sắc văn hóa, góp phần tích cực vào phát triển Chiến lược công nghiệp văn hóa Việt Nam.

Trách nhiệm của KOLs, KOCs khi 'vượt giới hạn' trong quảng cáo

Ông Vũ Văn Trung - Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam.
(PLVN) - Không ít trường hợp KOLs (Key Opinion Leaders - “người dẫn dắt dư luận chủ chốt” hay “người có sức ảnh hưởng”), KOCs (Key Opinion Consumers - “người tiêu dùng chủ chốt, có sức ảnh hưởng lớn trên thị trường”) đã lợi dụng lòng tin của khán giả để quảng cáo sai sự thật, “thổi phồng” công dụng, khiến người tiêu dùng phải sử dụng sản phẩm không đúng như cam kết.

Phim chiến tranh 'Địa đạo' gây sốt

Phim chiến tranh 'Địa đạo' gây sốt
(PLVN) - “Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối” của đạo diễn Bùi Thạc Chuyên là bộ phim Việt đầu tiên chào sân trong tháng 4. Tác phẩm nhanh chóng được chú ý sau 1 ngày chiếu sớm.

Vì sao phim gia đình Việt vẫn có sức hút với khán giả?

Vì sao phim gia đình Việt vẫn có sức hút với khán giả?
(PLVN) - Sau "Hương vị tình thân", "Thương ngày nắng về", "Gia đình mình vui bất thình lình"... dòng phim gia đình Việt tiếp tục duy trì vị thế vững chắc trên "khung giờ vàng", trở thành "món ăn tinh thần" yêu thích của nhiều khán giả.

"Âm dương lộ" gây tranh cãi vẫn đứng đầu phòng vé

"Âm dương lộ" gây tranh cãi vẫn đứng đầu phòng vé
(PLVN) - Dù dẫn đầu phòng vé Việt tuần qua với doanh thu gần 15 tỷ đồng, song "Âm dương lộ" vẫn chưa tạo được nhiều sức hút. Việc ê-kíp để dàn diễn viên tham dự buổi ra mắt bằng xe cứu thương cũng khiến bộ phim đối mặt làn sóng tẩy chay trên mạng xã hội.

Kỳ vọng ở 2 bộ phim chiến tranh sắp ra rạp Việt

Kỳ vọng ở 2 bộ phim chiến tranh sắp ra rạp Việt
(PLVN) - “Địa đạo” và “Mưa đỏ” - 2 bộ phim điện ảnh lấy đề tài chiến tranh lần lượt ra rạp vào dịp kỷ niệm những sự kiện trọng đại của đất nước đang nhận được sự quan tâm của đông đảo công chúng.